Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 21

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 21

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

2. Kĩ năng :

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ :

- GD cho HS lòng yêu nước.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
=========================================
Tập đọc
Tiết 41. TRÍ DŨNG SONG TOÀN (T25)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu ý nghĩa bài đọc : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
2. Kĩ năng :
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ :
- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc và trả lời các câu hỏi của bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Tóm tắt nội dung và hướng dẫn giọng đọc chung.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1và 2, TLCH1.
- Giảng từ : cống nạp.
- Hỏi : Đoạn 1 và 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4, TLCH 2.
- Giảng từ : đồng trụ, thảm bại, ám hại, anh hùng thiên cổ.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại. 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Chờ rất lâusang cúng giỗ".
-Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu (4 đoạn), lớp bổ sung.
- 8 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc lướt, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Giang Văn Minh buộc vua nhà Minh bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. 
- Theo dõi.
- Đọc lướt, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Giang Văn Minh bị ám hại.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- Nghe, 2 em nhắc lại.
- 4 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS đọc bài và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm.
=========================================
Toán
Tiết 101. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (T103)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách tính diện tích của các hình đã học.
2. Kĩ năng :
	- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (BT2) 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hình thành kiến thức :
- Vẽ hình lên bảng.
- Hỏi : Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào ?
- Nêu yêu cầu : Em hãy xác định kích thước của mỗi hình mới tạo thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông.
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ, sau đó tính diện tích cả mảnh đất.
- Quan sát.
- Quan sát, suy nghĩ và nêu.
- Nêu miệng.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm bài, nhận xét. 
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- 1 em nêu, lớp theo dõi trong SGK.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào vở, 2 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
Cách 1. Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật sau đó tính.
 Diện tích HCN thứ nhất là :
 (3,5 + 4,2 + 3,5) x 3,5 = 39,2 (m2)
 Diện tích HCN thứ hai là :
 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
 Diện tích cả mảnh đất là :
 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5 m2.
Cách 2. Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài ra nháp sau khi làm xong bài 1, 1 em viết trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài. Đáp số : 7630 m2.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ôn các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=============================================
Đạo đức
Tiết 21. UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1-T31)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
2. Kĩ năng :
	- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
3. Thái độ :
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do UBND xã (phường) tổ chức.
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Kể những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Đến UBND phường.
- Mời HS đọc truyện.
- Nêu câu hỏi :
 + Bố Nga đến UBND phường làm gì ?
 + UBND phường làm công việc gì ?
 + UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
- Kết luận : UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
* Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK.
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm 4, cử đại diện trình bày ; các nhóm nhận xét, bổ sung : UBND xã (phường) làm các việc b, c, d, đ, e, h, i.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Làm bài tập 3, SGK.
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Kết luận ý đúng.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu miệng.
- Lớp nhận xét, bổ sung, thông nhất ý kiến đúng : 
 + b, c là hành vi, việc làm đúng.
 + a là hành vi không nên làm.
- Theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS đọc Ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS tìm hiểu về UBND xã (phường) tại mình ở ; các công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
=============================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 26. LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (T17-VBT)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông,
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả hai bài tập (Riêng bài 2 làm theo 2 cách).
 + HS còn lại làm cả hai bài tập (Bài 2 làm một cách).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=======================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 36. TRÍ DŨNG SONG TOÀN (T25)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố nội dung bài : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ nămg đọc đúng, đọc diễn cảm.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện đọc :
- Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe và đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Luyện đọc đúng theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HSK&G thi đọc diễn cảm, những em còn lại thi đọc đúng.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV giáo dục HS về lòng yêu nước ; Dặn HS tiếp tục luyện đọc ; hướng dẫn HS đọc và TLCH của bài Tiếng rao đêm.
===========================================
Địa lí
Tiết 21. CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM (T107)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết được vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, nền kinh tế của ba nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
2. Kĩ năng :
	- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, nền kinh tế của ba nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
	- HSK&G nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
3. Thái độ :
	- Có tình thần đoàn kết, hữu nghĩ với các nước láng giềng.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Hình trong SGK.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy-học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về Cam-pu-chia.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, đọc mục 1, TLCH :
 + Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào ?
 + Nêu đặc điểm về địa hình của Cam-pu-chia.
 + Cam-pu-chia có những ngành sản xuất chính nào ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận : Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Quan sát và đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến ; lớp nhận xét, bổ sung :
 + Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan.
 + Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng (ở giữa có Biển Hồ).
 + Các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.
- Lắng nghe.
* Hoạt độn ... ập chính tả :
* Bài 2a :
- Nêu từng ý.
- Chốt lời giải đúng.
* Bài 3a :
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- Cho HS đọc lại bài thơ và nêu nội dung của bài.
- Nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài : dành dụm, để dành ; rành, rành rẽ ; cái giành.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T15, nêu miệng. Các từ cần điền lần lượt là : rầm rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng.
- Đọc thầm và nêu.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài viết.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
===========================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 21. NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT (T41)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
2. Kĩ năng :
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng yêu nước.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
 - GV : Tranh ảnh trong SGK ; Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn đinh :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nêu các mốc lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 - 1954.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- Nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne - vơ.
- Yêu cầu HS đọc SGK và nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne - vơ.
- Nhận xét, chốt ý đúng và ghi bảng.
- Cho HS quan sát ảnh trong SGK-T41.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến :
 + Sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam-Bắc.
 + Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam.
 + Tháng 7/1956 : Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Cả lớp cùng quan sát.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu những hành động phá hoại Hiệp định Giơ - ne - vơ của Đế quốc Mĩ.
- Yêu cầu HS đọc SGK và TLCH : 
 + Nguyện vọng của nhân dân ta là sau hai năm đất nước ta sẽ được thống nhất, gia đình sẽ sum họp có thực hiện được không ? Tại sao ?
 + Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?
- Kết luận.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, nêu ý kiến : 
 + Nguyện vọng đó không thực hiện được vì Đế quốc Mĩ tìm mọi cách phá hoại.
 + Mĩ thay chân Pháp, lập ra chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, thực hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót”,...
- Lắng nghe.
*Hoạt động 4 : Tìm hiểu về sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân ta.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm :
 + Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?
 + Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao ?
 + Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ?
 + Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
4. Củng cố : 
	- HS đọc nội dung tóm tắt của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài Bến Tre đồng khởi.
===========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu)
Tiết 38. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
(T81-Tiếng Việt 5 nâng cao)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép ; bíêt cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
3. Thái độ :
	- Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (chép sẵn bài tập).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại các cách nối các vế câu ghép.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 3 bài.
 + HS còn lại làm bài 1 ; bài 2 ý a và b ; bài 3 ý b và c.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng.
- Nhận nhiệm vụ.
- Thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
- Nhận xét, chữa bài :
* Bài 1 : 
Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống.
* Bài 2 :
 a) còn ; b) nhưng ; c) và ; d) hay.
* Bài 3 :
 a) Vì...nên...; b) Nêu...thì...; 
 c) Tuy...nhưng...; 
 d) Không những...mà...
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức vừa ôn luyện để vận dụng.
=======================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Dừa ơi-T31, vở Luyện viết chữ lớp 5)
===================*****====================
Thứ sáu ngày 3 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 105. DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ 
DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (T109)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Có biểu tượng về S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng :
- Biết tính S xung quanh, S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng được các quy tắc tính S để giải một số bài tập có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bộ đồ dùng dạy học Toán.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật :
a) Diện tích xung quanh :
- Cho HS quan sát mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- Mô tả về S xung quanh của HHCN và hỏi : S xung quanh của HHCN là gì ?
* Ví dụ :
- Nêu ví dụ, cho HS quan sát hình khai triển, hỏi : S xung quanh của HHCN bằng diện tích của HCN có các kích thước như thế nào ?
- Yêu cầu HS tự tính.
* Quy tắc : 
- Hỏi : Muốn tính S xung quanh của HHCN ta làm thế nào ?
- Cho HS nhắc lại.
b) Diện tích toàn phần :
- Cho HS nêu khái niệm về S toàn phần của HHCN.
- Hướng dẫn HS tính Stp của HHCN đã nêu ở VD mục a.
- Quan sát và nêu.
- Lắng nghe, nêu ý kiến.
- Quan sát, phát biểu ý kiến.
- Tính và nêu miệng.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Quan sát hình khai triển và nêu.
- Tính và nêu miệng.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài giải đúng.
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Mời HS nêu cách làm. 
- Hướng dẫn HS giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
S xung quanh của HHCN đó là :
 (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (m2)
S toàn phần của HHCN đó là :
 54 + 5 x 4 x 2 = 94 (m2)
 Đáp số : 94 (m2)
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Thực hiện ra nháp sau khi thực hiện xong bài 1, 1 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 204 dm2.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại cách tính S xung quanh và S toàn phần của HHCN.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa học để vận dụng.
=======================================
Tập làm văn
Tiết 42. TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (T34)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về văn tả người.
2. Kĩ năng :
	- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại được một đoạn cho cho đúng hoặc hay hơn.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn tả người.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng lớp ghi 3 đề bài ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Nhận xét về kết quả làm bài của HS :
- Nêu nhận xét về kết quả làm bài của HS :
 + Những ưu điểm chính : Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
 + Những thiếu sót, hạn chế : dùng từ, đặt câu, chính tả.
- Thông báo điểm.
3.3. Hướng dẫn HS chữa lỗi :
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung :
- Chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng, mời HS lên chữa. 
- Cho HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) HD từng HS sửa lỗi trong bài :
- Theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay :
- Đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
- Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Yêu cầu HS tự chọn và viết lại một đoạn văn trong bài làm.
- Cùng cả lớp nhận xét.
- Chú ý lắng nghe để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- 1 em lên bảng, cả lớp tự chữa trên nháp.
- Trao đổi nhóm đôi, nêu ý kiến. 
- Đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- Đổi bài soát lỗi.
- Lắng nghe.
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
- Tự chọn và viết lại.
- Trình bày đoạn văn vừa viết lại.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao ; Dặn HS đọc và chuẩn bị bài Ôn tập văn kể chuyện.
==========================================
Âm nhạc
Tiết 21. HỌC HÁT BÀI : TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC (T34)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.
2. Kĩ năng : 
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát, theo nhịp.
3. Thái độ :
- GD cho HS lòng kính yêu Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- HS : Thanh phách.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Hát bài Hát mừng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích.
3.2. Dạy bài hát Tre ngà bên lăng Bác.
- Hát mẫu.
- Cho HS đọc lời ca.
- Hát lại bài hát.
- Dạy hát từng câu, đoạn, cả bài.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo phách và theo nhịp.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động nhẹ nhàng.
- Mời HS hát đơn ca.
- Lắng nghe.
- Đọc CN, đồng thanh.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. 
- 2 em hát, lớp theo dõi.
4. Củng cố :
- HS hát lại bài hát Tre ngà bên lăng Bác.
5. Dặn dò :
- GV nhắc nhở HS ôn lại bài hát Tre ngà bên lăng Bác.
==========================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết chữ hoa bài 10)
===================***&&&&&***===================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 21.doc