Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 24

Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 24

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê-đê xưa để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- Hiểu : Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.

2. Kĩ năng :

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

3. Thái độ :

 - GD cho HS ý thức chấp hành luật pháp.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 năm 2011 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
========================================
Tập đọc 
Tiết 47. LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ (T56)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê-đê xưa để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. 
- Hiểu : Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.
2. Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
3. Thái độ :
	- GD cho HS ý thức chấp hành luật pháp. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời các câu hỏi về ND bài .
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK và nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, TLCH 1.
- Giảng từ : luật tục.
- Kết luận : Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH 2. 
- Giảng từ : ông già bà cả, bồi thường, diều tha quạ mổ.
- Nói thêm : Các loại tội trạng được người Ê - đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2, TLCH 3.
- Giảng từ : kham, nhân chứng, tang chứng.
- Kết luận : Ngay từ xưa, dân tộc Ê - đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt
- Nêu yêu cầu 4.
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại. 
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu (3 đoạn), lớp bổ sung.
- 6 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ, nêu miệng nối tiếp.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê-đê xưa để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- Nghe và nhắc lại.
- 3 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài và TLCH : Từ luật tục của người Ê-đê, em hiểu điều gì ? Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS về ý thức chấp hành pháp luật ; hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Hộp thư mật.
======================================
Toán
Tiết 116. LUYỆN TẬP CHUNG (T123)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Hệ thống và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích HHCN và HLP.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ nhỏ. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính S hình vuông, Stp và V của HLP. 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính S hình chữ nhật, Sxq và V của HHCN. 
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Mời HS nêu cách làm. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng cả lớp chữa bài, kết luận bài làm đúng.
- 3 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài :
Bài giải
Diện tích một mặt của HLP đó là :
 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của HLP đó là :
 6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích của HLP đó là :
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3)
 Đáp số : S 1mặt : 6,25cm2
 Stp : 37,5cm2
 V : 15,625cm3
- 3 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lớp làm cột 1 vào SGK bằng bút chì (HS làm nhanh làm cả bài).
- Nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài :
 (1) 110 cm2 ; 252 cm2 ; 660 cm3
 (2) 0,1 m2 ; 1,17 m2 ; 0,09 m3
 (3) dm2 ; dm2 ; dm3
- HSG nêu.
- Lớp làm bài vào nháp sau khi thực hiện xong bài 2, 1 HSG làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
 Thể tích của khối gỗ HHCN là :
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
 Thể tích của khối gỗ HLP cắt đi là :
 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
 Thể tích phần gỗ còn lại là :
 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số : 206 cm3.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung.
=========================================
Đạo đức
Tiết 24. EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2 - T34)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
2. Kĩ năng :
	- Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam.
	- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh,của nước ta.
 3. Thái độ :
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước ; Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam ; yêu Tổ quốc Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Tranh ảnh, bài thơ, bài hát,...nói về đất nước, con người Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Làm bài tập 1 - SGK.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (6 nhóm) : Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong bài tập.
- Kết luận.
- Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Đóng vai (BT3, SGK)
- Đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ.
- Nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.
- Thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu : đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh,
- Đại diện các nhóm HS lên đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố : 
	- HS đọc lại Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS học bài và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình qua những việc làm cụ thể ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Em yêu hoà bình.
========================================
Buổi chiều
Ôn Toán
Tiết 32. ÔN TẬP CHUẨN BỊ KTĐK GKII (T37- VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách tính Sxq của HHCN, Stp và V của HLP và HHCN.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Sxq và V của HHCN và V của HLP.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
 + HSK&G làm cả 4 bài tập.
 + HS còn lại làm bài tập 1 và 2.
- Hướng dẫn làm bài 4 : Tính V của 1 HLP nhỏ rồi tính V của cả hình.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nhận nhiệm vụ.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
- Chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
===========================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 45. LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ (T56)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố nội dung bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng người Ê-đê xưa để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. 
2. Kĩ năng :
	- Rèn kĩ nămg đọc đúng, đọc diễn cảm.
3. Thái độ :
	- GD cho HS ý thức chấp hành luật pháp.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
- Đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nghe và đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Luyện đọc đúng theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HSK&G thi đọc diễn cảm, những em còn lại thi đọc đúng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV dặn HS tiếp tục luyện đọc ; HD HS đọc và TLCH của bài Hộp thư mật.
========================================
Địa lí 
Tiêt 24. ÔN TẬP (T115)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu.
2. Kĩ năng :
- Tìm được vị trí của châu Á, châu Âu trên lược đồ.
- Chỉ được 1 số dãy núi : Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên lược đồ.
3. Thái độ :
	- Yêu thích tìm hiểu, khám phá thế giới.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
- GV : Lược đồ trống, thẻ chữ (tên châu Á, châu Âu, tên các đại dương, các dãy núi).
- HS : VBT (Thay phiếu học tập).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu một số đặc điểm của Liên bang Nga và Pháp.
3. Bài mới : 
3.1. Giới thệu bài : 
3.2. Ôn tập :
* Câu 1 :
- Nêu yêu cầu 1, hướng dẫn HS thực hiện : Thảo luận nhóm vị trí châu Á, châu Âu, các đại dương, các dãy núi lớn nêu ở mục 1.
- Đánh giá kết quả làm việc của HS.
* Câu 2 :
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 2.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, kết luận nhóm câu trả lời đúng.
- Theo dõi và thực hiện theo nhóm 4.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng dù ... i bài viết.
- Thu một số bài để chấm, nhận xét. 
- Nhận xét chung.
- Lớp theo dõi SGK.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Tìm và nêu miệng.
- 1 em viết, lớp viết bảng con.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
- Đổi vở soát lỗi, bình chọn bài viết đẹp.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2 :
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài 3 :
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Đố vui".
- Theo dõi, kết luận nhóm thắng cuộc. 
- Làm bài cá nhân vào VBT-T33.
- Nêu miệng nối tiếp :
 + Tên người, tên dân tộc : Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
 + Tên địa lí : Tây Nguyên, sông Ba.
- Các nhóm đọc câu đố, thảo luận, thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm nêu câu đố, các nhóm khác giơ tay giành quyền trả lời.
Kết quả giải đố : 
1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo,
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
5. Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam ; xem lại cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
=============================================
Buổi chiều
Lịch sử 
Tiết 24. ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (T47)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Biết đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
2. Kĩ năng :
	- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc mở đường Trường Sơn. 
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng tự hào dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS trả lời câu hỏi : Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? Nêu ý nghĩa của sự kiện Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động dạy - học :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về mục đích mở đường Trường Sơn.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- Giới thiệu vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ.
- Hỏi : Mục đích mở đường Trường Sơn là gì ?
- Chốt ý đúng, ghi bảng.
- Đọc thầm, trình bày.
- Quan sát.
- Đọc SGK và TLCH :
 + Đường Trường Sơn là hệ thống tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
 + Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- Mời HS đọc SGK đoạn nói về anh hùng Nguyễn Viết Sinh.
- Yêu cầu HS kể thêm về bộ đội, lái xe, TNXP,đã sưu tầm, tìm hiểu được.
- Nhận xét, khen những nhóm thảo luận tốt.
- 1 em đọc, lớp theo dõi SGK.
- Làm việc theo nhóm 4 và trình bày trước lớp.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ý nghĩa của đường Trường Sơn.
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi :
 + Tuyến đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ?
 + Quan sát hai bức ảnh trong SGK và nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
- Nhận xét, chốt ý đúng, ghi bảng. 
- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn và chốt lại : Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
- Thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện một số nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung : Đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Theo dõi.
4. Củng cố : 
	- HS đọc phần Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS học bài, hướng dẫn HS đọc và chuẩn bị bài Sấm sét đêm giao thừa.
===========================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 47. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách viết bài văn tả đồ vật.
2. Kĩ năng :
- Viết được bài văn tả đồ vật đủ ba phần.
3. Thái độ :
- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Yêu cầu HS nhắc lại kết cấu của bài văn tả đồ vật.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS : Viết bài văn tả một đồ vật mà mình yêu thích, riêng HSK&G viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nhận nhiệm vụ.
- Làm bài cá nhân vào vở, GV theo dõi - giúp đỡ.
- Chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung của bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kết cấu của bài văn kể chuyện để vận dụng ; dặn HS chuẩn bị cho tiết Ôn tập về tả đồ vật.
==============================================
Tự hoc (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Trong vườn quốc gia Cúc Phương
 (T34 - Luyện viết chữ lớp 5)
=====================*****====================
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 120. LUYỆN TẬP CHUNG (T128)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Ôn tập, củng cố cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (BT1).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Stp và V của HHCN. 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 2 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Sxq, Stp và V của HLP.
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài làm đúng. 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Hướng dẫn HS làm bài :
 a) Dựa vào công thức tính Stp của HLP để tính rồi so sánh.
 b) Dựa vào công thức tính V của HLP để tính rồi so sánh.
- Kết luận câu trả lời đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào nháp ý a và b (HS làm nhanh làm cả bài), 1 em làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng phụ. Đáp số : a) 230 dm2 ; b) 300 dm3 ; c) 225 dm3.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài. Đáp số : a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ, làm bài, HSG nêu kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung :
 a) Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
 b) Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập.
===========================================
Tập làm văn 
Tiết 48. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT (T66)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Ôn luyện, củng cố cách lập dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
2. Kĩ năng :
	- Trình bày được bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật quen thuộc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 1 :
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Gợi ý : Cần chọn 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách TV5 tập hai,
- Mời HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Yêu cầu HS dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. 
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
* Bài 2 :
- Mời HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý 2. 
- Tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người trình bày dàn ý hay nhất.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc, lớp theo dõi SGK.
- Lập dàn ý vào nháp.
- Trình bày.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. 
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm lên thi trình bày.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kết cấu của bài văn miêu tả đồ vật
5. Dặn dò : 
	- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật chuẩn bị cho tiết TLV tuần tới.
========================================
Âm nhạc
Tiết 24. ÔN TẬP HAI BÀI HÁT : 
HÁT MỪNG, TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC (T37)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
3. Thái độ :
	- Giáo dục cho HS lòng yêu thích âm nhạc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Thanh phách. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần ôn tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Ôn tập hai bài hát :
a) Bài Hát mừng :
- Tổ chức cho HS ôn tập bài hát 1 lượt.
- Chia lớp thành 2 dãy, một dãy hát, một dãy gõ đệm theo tiết tấu.
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
b) Bài Tre ngà bên lăng Bác :
- Hát lại bài hát.
- Mời HS đơn ca.
- Tổ chức cho HS hát và gõ đệm theo nhịp .
- Theo dõi, cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo hướng dẫn (cá nhân, nhóm, lớp).
- Cả lớp thực hiện.
- Các nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
- Lắng nghe.
- 1 em hát, lớp theo dõi.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Các nhóm biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa.
4. Củng cố :
	- HS hát lại bài Tre ngà bên lăng Bác.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS ôn luyện các bài hát đã học để biểu diễn trong các dịp sinh hoạt tập thể.
================================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 23+24
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : 
	+ Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau.
	+ Thông báo điểm của từng HS trong tuần, biểu dương những HS đạt được nhiều điểm tốt.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt.
 - Khắc phục những tồn tại.
	- Ôn tập chuẩn bị KTĐK GKII đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán.
	- Tập văn nghệ chuẩn bị kỉ niệm 8/3 và 26/3.
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docQuyên tuần 24.doc