Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Bưng Riềng

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Bưng Riềng

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: -Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu để các em lớp dưới học tập.

2. Kĩ năng: -Có ý thức học tập, rèn luyện .

3. Thái độ: - Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

-KNS: Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

+ Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).

+ Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).

+ Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 - Trường TH Bưng Riềng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG-TUẦN 1
Thứ/ Ngày
Lớp
Tiết
Môn
Tựa bài
THỨ HAI
Chiều
4C
4
Thể dục
Bài 1
THỨ BA
Chiều
5B
1
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (T1)
5C
2
Thể dục
Bài 1
1C
3
Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công
4A
4
Đạo đức
Trung thực trong học tập (T1)
2B
5
Thủ công
Gấp tên lửa
5A
3
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5-T/hợp KNS
4C
4
Đạo đức
Trung thực trong học tập (T1) -T/hợp KNS
THỨ TƯ
5B
1
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5-T/hợp KNS
5A
2
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (T1)
5C
4
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5-T/hợp KNS
Chiều 
4A
2
Kĩ thuật
Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu
4B
4
Đạo đức
Trung thực trong học tập (T1) -T/hợp KNS
THỨ NĂM
4C
1
Thể dục
Bài 2
4C
2
Kĩ thuật
Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu
5C
3
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ (T1)
Chiều
4B
2
Kĩ thuật
Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu
5C
4
Thể dục
Bài 2
Lớp 5:
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 1	 BÀI: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
1. Kiến thức: -Biết: Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu để các em lớp dưới học tập.
2. Kĩ năng: -Có ý thức học tập, rèn luyện .
3. Thái độ: - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
-KNS: Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5).
+ Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).
+ Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
II. CHUẨN BỊ
-Phương pháp/Kĩ thuật được áp dụng: Thảo luận; Động não; Xử lí tình huống; 
Các bài hát về chủ đề Trường em.
Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tiết 1	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: (1-2’)
 KT sách vở của môn học.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:(3-4’) - Ghi tựa.
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm (10-11’).
*Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của Học sinh lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là Học sinh lớp 5.
*Cách tiến hành:.
QS tranh và thảo luận câu hỏi:
+Tranh vẽ gì?
+ Em nghĩ gì khi xem những tranh ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác với HS các khối lớp khác?
+ Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp 5?
- GV kết luận.các em là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm -Làm Bài tập 1, SGK(9-10’).
*Mục tiêu:Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của Học sinh lớp 5 
*Cách tiến hành:
-Nêu Yêu cầu bài tập 1
- GV kết luận: Các điểm a,b,c,d,e trong bài tập là những nhiệm vụ các em cần thực hiện.
Hoạt động 3: Động não - Làm BT2 SGK(10-11’).
 *Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là Học sinh lớp 5.
*Cách tiến hành: -Nêu Yêu cầu bài tập 2
-Yêu cầu học sinh tự liên hệ-đối chiếu việc đã làm được với nhiệm vụ Học sinh lớp 5 - Trao đổi trong nhóm đôi.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Phóng viên”(4-5’)
- Có thể gợi ý nội dung phỏng vấn(Học sinh lớp 5 cần phải làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi là Học sinh lớp 5 ?).
3.Củng cố - Dặn dò: (2-3’)
-NX tiết học.
- Dặn hS lâïp kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học; sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về Học sinh lớp 5 gương mẫu; Vẽ tranh chủ đề “Trường em”.
 -HS tự kiểm tra theo nhóm và báo cáo.
- HS hát tập thể bài “Em yêu trường em”.
- HS thảo luận nhóm 4, các nhóm trình bày, NX, BS.
- 2-3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS thảo luận theo nhóm đôi- trình bày trước lớp- nhóm khác NXBS
HS làm theo yêu cầu và trình bày trước lớp
- HS thay phiên nhau phỏng vấn các bạn về 1 số nội dung liên quan đến chủ đề bài học.
- HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 1	 BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH – TỔ CHỨC LỚP
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1. Kiến thức: biết được 1 số ND cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.
-Thực hiện đượctập hợp hàn dọc, gióng hàng, cách chào báo cáo, cách xin phép ra vào lớp
2. Kĩ năng: -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp
-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học . 
-GV cho HS khởi động
2. Phần cơ bản:
Giới thiệu tĩm tắt chương trình thể dục L5.
Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện.
Biên chế tổ tập luyện.
Chọn cán sự thể dục của lớp.
- GV dự kiến.
Ôn ĐHĐN (cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học).
- GV làm mẫu.
Trò chơi “Kết bạn”.
-GV điều khiển HS chơi
3. Phần kết thúc:
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà .
6–10 p
1-2 p
1–2p
18–22p
2-3 p
1 – 2 p
1 – 2 p
1 – 2 p
5 - 6 ph
4 - 5 p
4 - 6 p
1 - 2 p
2 - 3 p
Lớp trưởng tập hợp
====
====
====
====
5GV
-HS đứng vỗ tay, hát.
-HS cả lớp quyết định.
Cán sự điều khiển cả lớp thực hiện.
==========
==========
==========
==========
5GV
* HS chơi thử 1-2 lần, chơi chính thức 2-3 lần.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 2	BÀI: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
TRÒ CHƠI “CHẠY TẠI CHỖ, VỖ TAY NHAU” VÀ “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1. Kiến thức: biết được 1 số ND cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.
-Thực hiện đượctập hợp hàn dọc, gióng hàng, cách chào báo cáo, cách xin phép ra vào lớp
2. Kĩ năng: -Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
Địa điểm : Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi và 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân cho trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện . 
HS khởi động
 2. Phần cơ bản:
Đội hình đội ngũ: 
 -Điều khiển HS NX, sửa chữa, bổ sung.
 b) Trò chơi vận động:
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS tích cực trong khi chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
6 –10p 
1 – 2p 
1 – 2 p
2 – 3 p
18-22p
7 – 8 p
10 –12 p
4 – 6 p 
4 – 6 p
1 p 
4 – 6 p
1 – 2 p 
1 – 2 p
Lớp trưởng tập hợp
====
====
====
====
5GV
-HS đứng tại chỗvỗ tay hát.
-HS chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”
- HS luyện tập theo tổ.
] ]
5GV
 ] ]
* Chơi trò chơi :
+ “Chạy tại chỗ, vỗ tay nhau”.
+ “Lò cò tiếp sức”.
+ Chạy tại chỗ và hô to theo nhịp: 1-2-3-4
- Cả lớp thi đua chơi (mỗi trò chơi, chơi 2-3 lần).
- Cán sự điều khiển cả lớp thực hiện động tác thả lỏng.
==========
==========
==========
==========
5GV
 ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: KĨ THUẬT
TIẾT: 1	BÀI: ĐÍNH KHUY HAI LỖ
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1. Kiến thức: - Biết cách đánh khuy 2 lỗ.
2. Kĩ năng: -Đính được ít nhất một khuy 2 lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
HS khéo tay đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ
Mẫu đính khuy hai lỗ .
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
Vật liệu và công cụ cần thiết :
Một số khuy hai lỗ được làm bằng vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ, . . . ) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
Một mảnh có kích thước 20cm x 30cm.
Chỉ khâu, len hoặc sợi.
Kim khâu len và kim khâu thường.
Phấn vạch, thước (có cạnh chia thành từng xăng- ti-mét), kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
TIẾT 1
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
GIỚI THIỆU BÀI 
-Giới thiệu trực tiếp . 
BÀI MỚI 
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu
- GV yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- GV hướng dẫn mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn sát mẫu kết hợp với quan sát H1b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu. 
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gói, . . . và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí giữa các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
 * Tóm tắt 
Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu hai lỗ khuy để nối với vải (dưới khuy) . Trên 2 nẹp áo, vị trí khuy ngang bằng với vị trí lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp áo sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn học sinh đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trên quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy cài các điểm vạch dấu).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu c ... , đứng nghỉ: 
 -GV điều khiển cho lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho HS. 
 -GV chia tổ cho HS luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng. GV quan sát nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
 -Tập hợp lớp tập lại 1 lần, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương tinh thần, kết quả tập luyện. 
 d) Trò chơi : “ Chạy tiếp sức ” 
 -GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và luật chơi: Lớp chia thành 4 tổ đứng theo hàng dọc. Em đứng đầu chạy tới đích, sau đó chạy về vỗ tay vào em thứ hai rồi chạy xuống hàng cuối. 
 Em thứ hai thực hiện giống em thứ nhất tương tự như vậy cho đến hết. Tổ nào chạy hết số người trước thì thắng cuộc. 
 -GV cùng một nhóm HS làm mẫu. 
 -GV cho một tổ chơi thử, rồi cho cả lớp chơi thử .
 -Tổ chức cho HS thi đua chơi. 
 -GV quan sát, biểu dương tổ thắng cuộc. 
3. Phần kết thúc:
 -Cho HS các tổ đi nối tiếp nhau thành một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng. Sau đó đi khép lại thành vòng tròn nhỏ rồi đứng lại quay mặt vào trong. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà .
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1– 2 phút 
1 – 2 phút
2 – 3 phút
18 –22 phút
8 – 10 phút 
1– 2 lần 
3 – 4 lần 
1 lần 
8 – 10 phút
1 lần 
1 – 2 lần 
2 lần 
4 – 6 phút 
2 – 3 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
-Nhận lớp.
====
====
====
====
5GV
====
====
====
====
5GV
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
] ]
5GV
 ] ]
-HS trở lại đội hình 4 hàng dọc. 
====
====
====
====
5GV
====
====
====
====
 $ $ $ $
5GV
 # # # #
 ] ] ] ]
-HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
=====
=====
=====
=====
5GV
-HS hô “khoẻ”.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: KĨ THUẬT
TIẾT: 1	BÀI:VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU THÊU 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1. Kiến thức: -HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
2. Kĩ năng: --Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
3. Thái độ: -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. CHUẨN BỊ
-Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
 -Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
 -Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
 -Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 -Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
 -Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Ổn định: Kiểm tra dụng cụ học tập
 2.Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
 * Vải: Gồm nhiều loại vải bông, vải sợi pha, xa tanh, vải lanh, lụa tơ tằm, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
 +Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải?
 -Khi may, thêu cần chọn vải trắng vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha.
 -Không chọn vải lụa, xa tanh, vải ni lông vì những loại vải này mềm, nhũn, khó cắt, khó vạch dấu và khó khâu, thêu.
 * Chỉ: Được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
 -Chỉ khâu thường được quấn thành cuộn, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ.
 +Kể tên 1 số loại chỉ có ở hình 1a, 1b.
 GV:Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải.
 GV kết luận như SGK.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo:
 * Kéo:
·	Đặc điểm cấu tạo:
 - GV cho HS quan sát kéo cắt vải (H.2a) và kéo cắt chỉ (H.2b) và hỏi :
 +Nêu sự giống nhau và khác nhau của kéo cắt chỉ, cắt vải ?
 -GV giới thiệu thêm kéo bấm trong bộ dụng cụ để mở rộng thêm kiến thức.
·	Sử dụng: 
-Cho HS quan sát H.3 SGK và trả lời:
 +Cách cầm kéo như thế nào? 
 -GV hướng dẫn cách cầm kéo .
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác.
 -GV cho HS quan sát H.6 và nêu tên các vật dụng có trong hình.
 -GV tóm tắt phần trả lời của HS và kết luận.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị các dụng cụ may thêu để học tiết
sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát sản phẩm.
-HS quan sát màu sắc.
-HS kể tên một số sản phẩm được làm từ vải.
-HS quan sát một số chỉ.
-HS nêu tên các loại chỉ trong hình SGK.
-HS quan sát trả lời.
-Kéo cắt vải có 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm, giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt để bắt chéo 2 lưỡi kéo. Tay cầm của kéo thường uốn cong khép kín. Lưỡi kéo sắc và nhọn dần về phía mũi. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt may. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải.
-Ngón cái đặt vào một tay cầm, các ngón khác vào một tay cầm bên kia, lưỡi nhọn nhỏ dưới mặt vải.
-HS thực hành cầm kéo.
-HS quan sát và nêu tên : Thước may, thước dây, khung thêu tròn vầm tay, khuy cài, khuy bấm,phấn may.
-HS cả lớp.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Lớp 2:
Ngày soạn: 18/ 8 /2012
TUẦN : 1	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT:	1	BÀI: GẤP TÊN LỬA ( tiết 1)
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1. Kiến thức: Biết cách gấp tên lửa
2.Kĩ năng: -Gấp được tên lửa các nét gấp tương đối phẳng, thẳng.
3. Thái độ:HS yêu thích đồ chơi. Cĩ ước mơ chế tạo tên lửa.
II-CHUẨN BỊ 
Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy.
-Quy trình gấp tên lửa.
-Giấy nháp, giấy màu, bút màu 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ổn định
2/Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ học tập của h.s
-nhận xét
3/Bài mới
-Giới thiệu bài: ghi tựa
*Hoạt động 1: quan sát nhận xét.
-Giới thiệu mẫu tên lửa gấp bằng giấy
-Tên lửa có những phần nào?
-Em có nhận xét gì về hình dáng, màu sắc tên lửa?
-G.v mỡ dần mẫu gấp
+Nêu cách gấp tên lửa
-Nhận xét
*Hoạt động 2: hướng dẫn mẫu
-G.v hướng dẫn h.s gấp tên lửa trên tranh quy trình.
-G.v vừa hướng dẫn h.s vừa gấp mẫu minh họa
+Bước 1: gấp tạo mũi và thân tên lửa
+Bước 2: tao tên lửa sử dụng
-Gọi h.s lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa
-Cho h.s tập gấp tên lửa bằng giấy nháp theo nhóm đôi
-G.v theo dõi hướng dẫn h.s
-nhận xét
4.Củng cố
+Nêu cac bước gấp tên lửa?
5/Dặn dò
-Về tập gấp tên lửa
-mang dụng cụ học tập
-Nhận xét tiết học.
-Để dụng cụ lên bàn.
-h.s nhắc lại
-h.s quan sát
-mũi, thân
-h.s xem
-h.s suy nghĩ
-h.s nghe- quan sát
-h.s quan sát
-2 h.s
-h.s thực hiện
-Hai H.s
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Lớp1:
Ngày soạn: 18/ 8 /2012	
TUẦN : 1	MÔN: THỦ CÔNG
TIẾT: 1	 BÀI: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA 
VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
1.Kiến thức: - Biết một số loại giấy bìa và dụng cụ học ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.
 2. Kĩ năng: Phân loại các loại giấy bìa, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thủ công.
 3.Thái độ:-Yêu thích mơn học.
II.CHUẨN BỊ: 
GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ
-HS: giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ
III.HOẠT ĐỘNG DẠY 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu môn học, bài học và ghi tựa.
Hoạt động 1
- Giới thiệu giấy, bìa.
GV đưa cho học sinh thấy một quyển sách và giới thiệu cho học sinh thấy được giấy là phần bên trong của quyển sách, mỏng; bìa được đóng phía ngoài và dày hơn. Các lọai giấy và bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như : tre, nứa, bồ đề
GV giới thiệu tiếp giấy màu để học thủ công có nhiều màu sắc khác nhau, mặt sau có kẻ ô.
Kể thêm một số giấy, bìa khác mà em biết?
Hoạt động 2
Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
-Thước kẻ: GV đưa cho học sinh nhận thấy thước kẻ và giới thiệu đây là thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa dùng thước để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số.
-Kéo: GV đưa cho học sinh nhận thấy cái kéo và giới thiệu công dụng của kéo dùng để cắt. Cần cẩn thận kẻo đứt tay.
-Hồ dán: GV đưa cho học sinh nhận thấy lọ hồ dán và giới thiệu công dụng của hồ dán dùng để dán giấy được chế từ các lọai bột có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
4.Củng cố : Hỏi tên bài
Nêu lại công dụng và cách sử dụng các loại giấy, bìa và dụng cụ học môn thủ công.
5.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương:
Nhận xét, tuyên dương các em học tốt.
Về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài sau
Hát 
Học sinh đưa đồ dùng để trên bàn cho GV kiểm tra.
Học sinh quan sát và nhận biết giấy khác bìa như thế nào, công dụng của giấy và công dụng của bìa.
Một số hs khá giỏi kể trước lớp: giấy báo, họa báo, giấy vởhọc sinh, lá cây
Học sinh quan sát lắng nghe từng dụng cụ thủ công và công dụng của nó.
Học sinh có thể nêu các loại thước kẻ, kéo lớn nhỏ khác nhau.
CN1
Học sinh nêu các dụng cụ học thủ công và công dụng của nó.
Chuẩn bị tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 1(2).doc