Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc vừa học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ,đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.

- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo cầu của BT2.

- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

HS khá - giỏi: đọc diến cảm bài thơ, bai văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

 KNS: Thu thập, xử lý thông tin để lập bảng thoóng kê theo yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng học nhóm. Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL từ tuần 11 đến tuần 17.

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Sơn Kim 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011 
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc vừa học; tốc độ khoảng 110 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ,đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
- Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo cầu của BT2.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
HS khá - giỏi: đọc diến cảm bài thơ, bai văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
	 KNS: Thu thập, xử lý thông tin để lập bảng thoóng kê theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng học nhóm. Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL từ tuần 11 đến tuần 17.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài : (2 phút)
- GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra Tập đọc: (khoảng 5 em) (17 phút)
- GV tổ chức cho HS bốc thăm bài Tập đọc.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong CĐ- Giữ lấy màu xanh. (10 phút)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành vào VBT TV5.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Vân Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
4. Nêu nhận xét về nhân vật: (6 phút)
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 trong VBT.
- HS làm bài tập cá nhân, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Một số HS lần lượt trình bày kết quả - GV nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
5. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
chính tả
 Ôn tập cuối học kì I (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng như ở Tiết 1.
- Lập được bảng thống kê các bài Tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2.
- Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu càu của BT3. 	 KNS: Thu thập, xử lý thông tin để lập bảng thoóng kê theo yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng học nhóm. Phiếu ghi tên từng bài TĐ và HTL như tiết 1. VBT TV5.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra Tập đọc và HTL. (khoảng 5 em). (17 phút)
- GV tổ chức cho HS bốc thăm bài Tập đọc.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Lập bảng thống kê các bài TĐ trong CĐ- Vì hạnh phúc con người. (10 phút)
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành vào VBT TV5. 
- Đại diện nhóm HS trình bày - HS nhận xét.
- GV kết luận.
4. Trình bày ý kiến: (6 phút)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả - GV và HS cả lớp nhận xét bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
- GV kết luận.
5. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Diện tích hình tam giác
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết tính diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bộ đồ dùng học toán của GV và HS.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS nhắc lại các đặc điểm của hình tam giác; các dạng tam giác theo góc; thế nào là đường cao của một hình tam giác.
- Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới: (5 phút)
1. Giới thiệu bài:
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Hướng dẫn tính diện tích hình tam giác:
a. Cắt, ghép hình tam giác
- GV hướng dẫn HS các thao tác cắt ghép hình theo SGK.
- HS thực hành cắt ghép hình.
b. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- GV yêu cầu HS so sánh:
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật và diện tích của hình tam giác EDC.
- HS trình bày - HS nhận xét., GV kết luận.
c. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
- GV hướng dẫn HS tìm công thức và quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV kết luận: S = hoặc a x h : 2 (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao).
3. Luyện tập: 
Bài 1: HS vận dụng kiến thức vừa học để tính diện tích hình tam giác.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
a. 8 x 6 : 2 = 24(cm2)
b. 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38(dm2)
Bài 2(dành cho HS khá-giỏi): 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Em có nhận xét gì về các số do trong bài tập? (chưa cùng đơn vị đo).
- HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ. (2HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
ĐS: a. 6m2 hoặc 600 dm2 b. 110,5 m2
C. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tính diện tích của hình tam giác.
-Tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
 Các hình tam giác như SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: (30 phút)
1. Giới thiệu bài:
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Luyện tập:
- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán.
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h:
- HS vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác và làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
a. 30,5 x 12 : 2 = 183(dm2)
b. 16 dm = 1,6 m; 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24(m2)
Bài 2: 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS vẽ hình và chỉ ra đáy và đường cao tương ứng trong mối tam giác vuông.
- HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ. Một số HS trình bày miệng.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 3: Tính diện tích hình tam giác vuông ABC; DEG.
- Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng.
- Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
- Từ đó HS tính diện tích hình tam giác vuông ABC theo kích thước đã cho.
- HS làm bài vào vở 
- Nhận xét, chữa bài.
a. 4 x 3 : 2 = 6(cm2) b. 5 x 3 : 2 = 7,5(cm2)
Bài 4 (dành cho HS khá-giỏi): HS thao tác đo trong SGK, sau đó làm bài theo yêu cầu.
- Một số HS trình bày kết quả tính.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Ôn tập, Kiểm tra định kì cuối học kì I
I. Yêu cầu cần đạt :
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Bảng hệ thống các sự kiện đã học.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
HS: Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu - đông 1950? 
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Ôn tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
Phiếu học tập
Câu 1: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử (ở cột A) với tên các sự kiện lịch sử (ở cột B) sao cho đúng.
A
B
a.Trương Định
b.Tôn Thất Thuyết
c. Nguyễn ái Quốc
d. Nguyễn Trường Tộ
e. Phan Bội Châu
g. Bác Hồ
1. Phong trào Đông Du
2. Đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
3. Không tuân theo lệnh vua giải tán nghĩa binh, cùng nhân dân chống quân xâm lược.
4. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
5. Chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Đề nghị canh tân đất nước.
Câu 2:
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đúng.
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền,  nhằm mục đích:
 A. Nâng cao đời sống cho nhân dân Việt Nam.
 B. Làm cho kinh tế Việt nam phát triển.
 C. Cướp bóc tài nguyên, khoáng sản, bóc lột nhân công rẻ mạt.
 D. Hai bên ( Pháp và Việt Nam ) cùng có lợi.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đúng nhất.
Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
A.Trí thức, viên chức, nông dân, nhà buôn.
B. Viên chức, tư sản, trí thức, địa chủ.
C. Công nhân, tiểu tư sản, nông dân, nhà buôn.
D. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,
Câu 3: Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống (  ) cho phù hợp khi nói về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 A.Địa điểm: 
 B. Người chủ trì: ..
 C. Kết quả của hội nghị:
Câu 4: Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
- HS làm bài, GV theo dõi.
- Thu bài và nhận xét tiết học.
- Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì I (T3)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng như ở Tiết 1.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
Học sinh khá - giỏi: 
	Nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng học nhóm.VBT TV5. Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL như tiết 1.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra tập đọc: (17 phút)
- Kiểm tra những học sinh còn lại. 
- HS bốc thăm và thực hiện yêu cầu trong phiếu.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường: (16 phút)
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV giải thích các từ:
+ Sinh quyển: môi trường động, thực vật.
+ Thủy quyển: môi trường nước.
+ Khí quyển: môi trường không khí.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày bài - HS nhận xét. GV kết luận.
Sinh quyển
Thủy quyển
Khí quyển
Các sự vật trong môi trường
rừng, con người, thú, 
chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau...
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, rạch...
Bầu trời, vũ trụ,
mây, không khí,
âm thanh, ánh sáng, khí hậu...
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn...
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp...
Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu khí quyển...
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Sự chuyển thể của chất
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, lỏng, khí.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Trò chơi tiếp sức “Phân biệt 3 thể của chất”(10 phút)
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo 3 đội.
 - GV chuẩn bị bộ phiếu ghi tên các chất: cát trắng, ô-xi, nước đá, ni-tơ, cồn,
nhôm, muối, hơi nước, đường, xăng, dầu ăn, nước.
 - Kẻ 3 bảng có nội dung giống nhau.
Ba thể của chất
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
cát trắng, nước đá, nhôm, muối, đường.
cồn, xăng, nước, dầu ăn.
ô - xi, ni tơ, hơI nước
 - HS tiến hành chơi.
 - GVcùng những em không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột.
 - GV nhận xét kết quả và tuyên dương đội thắng cuộc.
2. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. (7 phút)
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 2.
 - GV lần lượt đọc từng câu hỏi trong SGK, HS thảo luận và ghi kết quả vào bảng con.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án: 1 - b; 2 - c; 3 - c;
3. Quan sát và thảo luận: (8 phút)
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- HS quan sát hình trang 73SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- HS trình bày - HS nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức.
4. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. (10 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và mỗi nhóm có một tờ phiếu trắng.
- Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết dược nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
5. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
- Tỉ số phần trăm của hai số đó.
- Làm các phép tính với số thập phân.
- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới: (30 phút)
1. Giới thiệu bài:
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Luyện tập:
- HS làm bài tập trong SGK vào vở .(BT dưới hình thức kiểm tra có hai phần Trắc nghiệm và Tự luận).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm bài.
- GV chấm một số bài.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
Đáp án: Phần 1: Bài 1: câu B; Bài 2: Câu C; Bài 3: Câu C.
Phần 2 (bài 1,2): HS khá-giỏi làm đày đủ.
Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính, y/c HS nêu cách tính.
Bài 2: HS tự làm và chữa bài trên bảng.
a. 8m5dm = 8,5m b. 8m25dm2 = 8,05m2	
Bài 3. ĐS: 750cm2
Bài 4. x = 4 ; x = 3,91
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Kể vhuyện
Ôn tập cuối học kì I (T4)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng như ở Tiết 1.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm kĩ năng học thuộc lòng của HS trong lớp.
- Nghe- viết đúng chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta- sken tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút..
II. Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút) 
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra học thuộc lòng : (15 phút)
- GV kiểm tra 1/3 HS trong lớp.
- Cách tiến hành như tiết 1: HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Chính tả:(20 phút)
- GV tổ chức cho HS viết chính tả bài Chợ Ta sken.
- 1HS đọc bài chính tả, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm toàn bài, chú ý các hiện tượng chính tả.
- HS luyện viết: nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy.
- GV đọc cho HS nghe- viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài và nhận xét chữ viết.
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (T5)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì 1, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
KNS: Thể hiện sự cảm thông
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ. Phiếu ghi tên các bài TĐ và HTL như tiết 1.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút) 
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Làm văn: (30 phút)
- GV viết đề bài lên bảng.
Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.
- HS nhắc lại yêu cầu của bài và lưu ý các em về những từ ngữ quan trọng của đề bài.
- Một vài HS đọc gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV lưu ý cách viết: chân thực, kể đúng thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
- HS làm bài.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc lá thư đã viết.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì I (T6)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Mức độ yêu cầu về kiến thức kĩ năng như ở Tiết 1.
- Đọc được bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng học nhóm. VBT TV5.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Kiểm tra TTĐ và HTL. (13 phút) (cho những HS còn lại và những HS chưa đạt ở tiết trước).
Tiến hành tương tự các tiết trước.
3. Luyện tập: (20 phút)
- HS đọc bài thơ Chiều biên giới.
a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương.
b) Tìm trong khỏ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
c) Gạch dưới những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ.
d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
- HS làm bài và lần lượt trình bày kết quả theo từng yêu cầu.
- GV và cả lớp nhận xét.
Từ trong bài đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới
Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là : em ,ta.
Hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì I (T7)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HK I.
II. Đồ dùng dạy học: VBT TV5.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (5 phút)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
2. Đọc thầm: (15 phút)
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài văn trong SGK.
3. Chọn câu trả lời đúng: (15 phút)
- GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra trong vở bài tập, GV theo dõi chung.
 - GV chấm và chữa bài.
Câu 1: ý b (những cánh buồm)
Câu 2: ý a (nước sông đầy ắp)
Câu 3: ý c (màu áo của những người thân trong gia đình)
Câu 4: ý c (thể hiện được tình yêu của t/g đối với những cánh buồm)
Câu 5: ý b (lá buồm căng phồng lên như ngực người khổng lồ)
Câu 6: ý b (vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay)
Câu 7: ý a (Hai từ: lớn,khổng lồ)
Câu 8: ý a (Một cặp. Đó là các từ: ngược/xuôi)
Câu 9: ý c (đó là hai từ đồng âm)
Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như)
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Kiểm tra cuối học kì i
I. Yêu cầu :
Kiểm tra HS về:
- Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia)với số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
II. Đề ra:
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời a, B, C, D ( là đáp số, kết quả tính, ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Chữ số 7 trong số thập phân 56,279 có giá trị là:
A. B. C. D. 7
2. 4% của 100000 đồng là:
A. 4 đồng B. 40 đồng C. 400 đồng D. 4000 đồng
3. 89000m bằng bao nhiêu ki-lô-mét?
A.890km B.89km C.3,7 km D. 0,37km
Phần 2:
1. Đặt tính rồi tính:
a.456,25 + 213,98 b. 578,4 – 407,89
c. 55,07 4,5 d. 78,24 : 1,2
2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a. 9kg 345g =  g b. 3m2 7 dm2 =  m2
3. Tính diện tích hình tam giác ECD trong hình vẽ dưới đây:
 1cm E 5cm
 A B
 3cm
 C D
- HS làm bài, GV theo dõi chung.
- Thu bài và nhận xét tiết học. 
III. Đáp án.
Phần 1. 1. B. 2. D. 4000 đồng 3. B.89km
Phần 2. 
1. a. 670,23 b. 170,51 c. 247,815 d. 65,2
2. a. 9345 kg	b. 3,07 m2
3. (1 + 5) x 3 : 2 = 9 (m2)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 CKTKN KNSgiam tai Tuan 18.doc