Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 20

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 20

Luyện từ và câu:

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN.

I-Mục tiêu:

-Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1); xếp được 1 số từ chứa tiếng công vào nhóm tích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được 1 số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh(BT3, BT4)

HS khá, giỏi làm được BT4 và giải lí do không thay được từ khác.

-Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.

II-Đồ dùng: Bảng phụ.

III-Hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
Cô Thủy lên lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2013.
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Công dân.
I-Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa của từ công dân( BT1); xếp được 1 số từ chứa tiếng công vào nhóm tích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được 1 số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh(BT3, BT4)
HS khá, giỏi làm được BT4 và giải lí do không thay được từ khác.
-Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(5’) HS đọc đoạn văn ở tiết trước, chỉ rõ câu ghép dược dùng trong đoạn văn.
2-Bài mới:
HĐ 1: (5 phút ) Giới thiệu bài:
HĐ 2: (5 phút ) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: -Một HS đọc y/c bài tập,cả lớp theo dõi SGK.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Bài 2:-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
-Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng lớp.
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ, khéo tay.
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng,công lí, công minh, công tâm
Công nhân, công nghiệp
-Giải nghia một số từ:
+Công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+Công lí:lẽ phải phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
+Công nghiệp: Nghành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên,làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+Công chúng: đông đảo người đọc, xem nghe, trong quan hệ với tác giả,diễn viên...
+Công minh: công bằng và sáng suốt.
+Công tâm:lòng ngay thẳng,chỉ vì việc chung,không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Bài 3: -Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân, dân chúng.
-Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào,dân tộc, nông dân, công chúng.
BT4( HS khá, giỏi) Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở BT3 vì từ công dân có hàm ý “ người dân 1 nước độc lập...Hàm ý của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3-Củng cố,dặn dò: (5 phút ) -GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân.
----------------------------------------------
Tập làm văn
 tả người (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS : -Vieỏt ủửụùc baứi vaờn taỷ ngửụứi coự boỏ cuùc roừ raứng, ủuỷ 3 phaàn ( mụỷ baứi, thaõn baứi, keỏt baứi); ủuựng yự, duứng tửứ, ủaởt caõu ủuựng.
- Chọn đề bài phù hợp với địa phương
II/ Đồ dùng dạy học: Giấy kiểm tra ; 
 Một số tranh, ảnh minh hoạ cho nội dung bài văn.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài. (3 phút )
- GV nêu mục tiêu, nhiệm vụ bài học.
2/ HDHS làm bài. (30 phút )
- GV ghi đề bài lên bảng. Đề bài: Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
- 1 HS nêu dàn ý của bài văn tả người.
- HS suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp thành dàn ý thích hợp và viết hoàn chỉnh bài văn.
3/ HS làm bài.
4/ Cũng cố, dặn dò. (3 phút ) - GV nhận xét giờ làm bài.
Dặn chuẩn bị bài sau: Lập chương trình hoạt động.
---------------------------------------------------
Toán
Tiết 97: Diện tích hình tròn.
Soạn viết
----------------------------------------------
Khoa học: 
 SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC ( tiết 2)
I. MỤC TIấU : - Nờu được một số vớ dụ về biến đổi húa học xảy ra do tỏc dụng của nhiệt hoặc của tỏc dụng của ỏnh sỏng.
* GDKNS : KN quản lớ thời gian trong quỏ trỡnh làm thớ nghiệm, KN ứng phú trước những tỡnh huống khụng mong đợi xảy ra trong quỏ trỡnh làm thớ nghiệm.
II. CHUẨN BỊ : Chanh, nến, que tăm. 
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(5’) Sự biến đổi hóa học là gì ? Lấy ví dụ ?
 HS trả lời, HS khác nhận xét - GV nhận xét ghi điểm.
2-Bài mới* Hoạt động 3: Trò chơi "Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học".
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	- Các nhóm tổ chức chơi trò chơi (trang 80 SGK).
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	- Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	- Các nhóm quan sát hình vẽ, đọc thông tin trang 80, 81 SGK trả lời các câu hỏi ở mục thực hành.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận.
Hình 9 b Phần đĩa sứ và 4 hòn đó chặ có màu xanh hơn (không bị bay màu) là do không bị mặt trời chiếu vào còn các phần khác nhạt hơn (bị bay màu) là do bị mặt trời ( ánh sáng) chiếu vào.
Hình 10 hiện tượng này chứng tỏ có sự biến đổi lí học.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng
4/ Cũng cố, dặn dò. (3 phút ) - GV nhận xét giờ học.
Dặn chuẩn bị bài sau: Năng lượng.
---------------------------------------------------
Buổi chiều LuyệnToán
 Luyện tập tính chu vi hình tròn
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
 	- Củng cố kĩ năng thực hiện tính chu vi hình tròn và giải toán liên quan đến chu vi hình tròn. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)	
 - HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán trang 8-9.
Nhúm 1 làm bài tập bài 1, bài 2 và 3 ở Vở thực hành 
Nhúm 2 làm bài tập ở Vở thực hành và bài nõng cao.
Bài tập nâng cao. Bài 1:Tính nhanh.
(193 x194 + 195 x196 + 197 x198 + 199 x200) x ( b.
Bài 2. Cửa hàng có 15 túi bi, đã bán 84 viên bi thì còn lại 8 túi bi ( số bi mỗi túi như nhau) hỏi lúc đầu cửa hành có mấy viên bi?
	BT1. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính chu vi hình tròn .
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét.
 a. Chu vi hình tròn là:	 b. Chu vi hình tròn là:
 0,5 x 3,14 = 1,57(dm) x 2 x 3,14 = 1,57(m)
BT2. - HS nêu đọc, phân tích đề và nêu cách làm cách làm.	
 - Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
	- Gọi HS lên bảng chữa bài. 
a. Chu vi của bánh xe là: 0,7 x 3,14 = 2,198(m)
b. Khi bánh xe lăn được 5 vòng thì xe đạp đã đi được là: 2,198 x 5 =10,99(m)
BT3. Đố vui: HS quan sát hình và đọc câu hỏi.
- Một số HS trả lời.
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài. 
Bài tập nâng cao Bài 1:Tính nhanh.
a . Ta có: (=
nên(193 x194 + 195 x196 + 197 x198 + 199 x200) x (= 0
b.
Bài 2. Giải 
Cửa hàng đã bán số túi bi là: 15 - 8 = 7 (túi )
Mỗi túi bi có số viên bi là: 84 : 7 = 12 (viên)
Cửa hàng lúc đầu có số bi là: 15 x12 = 180 (viên)
 Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
đọc hiểu bài: vua lý tháI tông đI cày
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thông qua luyện đọc truyện “Vũvua Lý Thái Tông đi cày” và trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 trang 11 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 2: Hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm đối tượng.
Nhúm 1 làm bài tập bài 1, bài 2 ở Vở thực hành 
* Luyện đọc. (10phút)
 	- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 	- GV hướng dẫn đọc. 
 	- Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, cả lớp theo dõi. GV chú ý sửa lỗi phát âm , cách ngắt giọng cho HS 
 	- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: hiển hách, nông phu, trẫm, oan uổng.
 	- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 	- 1HS đọc cả bài.
 	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài. (15 phút)
BT2. - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	+ Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông ‘‘Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo ?’’ như thế nào ?
 	+ Vì sao vua Lý Thái Tông dạy cung nữ dệt gấm vóc và ban hết gấm vóc của nước ngoài ở trong kho cho các quan ?
 	+ Những việc làm nào cho thấy vua Lý Thái Tông rất thương dân ?
	+ Việc làm nào cho thấy vua rất quan tâm mở mang văn hoá ?
 HS thảo luận trả lời và trả lời tiếp các câu e, g,h
 HS trả lời – cả lớp và GV nhận xét, chốt ý
 Nhúm 2 làm bài tập ở Vở thực hành và bài nõng cao.
Bài nõng cao
Câu 1: Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên. 	 
( Con Rồng, cháu Tiên )
	a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào ? 
	b) Tìm 2 từ cùng nghĩa với từ “nguồn gốc” trong câu trên. 
Giải : a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” là từ ghép tổng hợp. Đúng 1 từ, tính 0,25 đ.
b) Hai từ cùng nghĩa với “nguồn gốc” cội nguồn, gốc gácĐúng 1 từ, tính 0,25 đ.
Câu 2: ( 1, 5 điểm ) Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
a) Một câu có “năm nay” làm trạng ngữ. (Năm nay, em đã là học sinh lớp 5)
b) Một câu có “năm nay” làm chủ ngữ. (Năm nay là năm chẵn.)
c) Một câu có “là năm nay” làm vị ngữ. (Năm cầm tinh con chuột là năm nay)
triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.”
 3 : Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài tập đọc cho tiết sau.
------------------------------------------------------
Tự học
Luyện Văn hay chữ đẹp
I/ Mục tiêu:
Học sinh điền đúng các tiếng có chứa d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ.(BT1)
Sắp xếp các từ cho trước để được các tục ngữ, thành ngữ quen dùng. HS khá giỏi đặt được 1 đến 2 câu có sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ.(BT2)
II/ Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1 và bài tập 2.
Bài 1. Điền đúng các tiếng có chứa d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ.
Quả cầu bắt chước bóng bay
Muốn lên trời cứ loay hoay ưới àn
Bờ ao cây áy cây khoai
Suốt ngày chân ngứa bởi hay ẫm bùn.
Bài 2 .a. Sắp xếp các sau để được các tục ngữ, thành ngữ quen dùng: Khôn nhsf, đói góp, đánh rắn, làm lành, bớt giận, dại chợ, no dồn, khúc giữa.
b. Đặt được 1 đến 2 câu có sử dụng một trong các câu thành ngữ, tục ngữ. (Hs khá giỏi)
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: (3 phút )- Kiểm tra vở Văn hay chữ đẹp của HS.
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút). GV nêu yêu cầu .
Hướng dẫn HS luyện viết.(25 phút)
GV treo bảng phụ lên bảng.
2-3 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài tập.
GV nhăc lại yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh viết vào vở GV giúp đỡ HS yếu.
Lưu ý. Phần b bài tập 2 chỉ yêu cầu HS khá giỏi.
GV thu vở chấm. 2 HS lên bảng chữa bài. ( Bài 1 , 2(a) HS nhóm 1 làm; bài 2(b) HS nhóm 2 (HS khá giỏi) làm.
Tổ chức cho HS chữa bài.
Bài 1. Đáp án: ... 
Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm.
	- Khoanh vào A.
5/ Cũng cố, dặn dò. (5 phút ) - HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn
- GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------------
Toán .
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
Bửụực ủaàu bieỏt ủoùc, phaõn tớch vaứ xửỷ lớ soỏ liệu ụỷ mửực ủoọ ủụn giaỷn treõn bieồu ủoà hỡnh quaùt.
II. Đồ dùng dạy học: Các hình minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy và học
1-Bài cũ: (5 phút ) -Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã học?
 -Biểu đồ có tác dụng ý nghĩa gì trong thực tiễn?
2-Bài mới:
HĐ 1: (15 phút ) Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
a.Ví dụ 1: GV treo tranh VD 1 lên bảng và giới thiệu biểu đồ hình quạt
-Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
-Biểu đồ biểu thị cái gì?
-Số sách trong thư viện được chia làm mấy loại và những loại nào?
-HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại.
-Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
-Nhìn vào biểu đồ, hãy nhận xét về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách trong thư viện.
-Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
-GV kết luận:
+Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt.
+Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị số lượng cụ thể mà biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biễu diễn.
+Biểu đồ hình quạt có tác dụng biễu diễn các tỉ số số phần trăm giữa các đại lượng nào đó so với toàn thể.
HĐ 2: (15 phút ) Thực hành đọc,phân tích,xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bài 1:HD HS nhìn vào biểu đồ chỉ số % HS thích màu xanh.
Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số % khi biết tổng số HS của cả lớp.HS làm và báo cáo kết quả, GV nhận xét bổ sung.
Bài 2:GV HD: Biểu đồ nói điều gì? 
Căn cứ vào dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi; HS khá, HS trung bình?
HS đọc tỉ số % của HSG, HSK, HSTB. GV nhận xét chấm điểm.
3-Củng cố, dặn dò: (5 phút ) -Ôn kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt.
Nhận xét chung tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––Bồi dưỡng toán
I/ Mục tiêu:
Hướng dẫn HS giải 1 số bài tập dạng đề thi
II/ Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài. ( 3 phút)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập. (60phút)
GV ghi đề bài lên bảng HS làm bài và chữa bài, GV nhận xét hường dẫn và chốt lại kết quả đúng
Câu 1: Cho phân số . Em hãy viết phân số đã cho dưới dạng một tổng của các phân số khác nhau có tử số là 1.
Giải
Ta có: = ++++++++++++++
 =+(+)+(+++)+(+++++++)
 =+++ 
 =+++
Câu 2:Có bao nhiêu số có bốn chữ số, trong đó mỗi số không có hai chữ số nào giống nhau ?
Giải
	Số có bốn chữ số như sau: 	abcd 	trong đó 	a>0
Với 1 giá trị chọn trước của a thì b chỉ có thể lấy 9 giá trị khác nhau ( vì phải khác giá trị của a )
Với 1 giá trị chọn trước của b thì c chỉ có thể lấy 8 giá trị khác nhau ( vì phải khác giá trị của a và b )
Với 1 giá trị chọn trước của c thì d chỉ có thể lấy 7 giá trị khác nhau ( vì phải khác giá trị của a, b và c ).
Vậy mỗi giá trị chọn trước của a thì số các số thoả mãn điều kiện của bài toán là:	
 9 x 8 x 7 = 504 ( số )
Vì có 9 giá trị khác nhau của a ( từ 1 đến 9 ) nên số các số có 4 chữ số mà trong đó không có 2 chữ số nào giống nhau là: 504 x 9 = 4536 ( số )
	Đáp số : 4536 số
Câu 3: Có hai cái bình, một cái 5 lít và một cái 7 lít. Với hai bình đó, làm thế nào để đong được 4 lít nước ở vòi nước máy.	
Giải
	Lần 1: Đong đầy nước vào bình 7 lít, rồi đổ sang bình 5 lít.
	Lần 2: Bình 7 lít còn 2 lít. Đổ nước trong bình 5 lít ra và đổ 2 lít ở bình 7 lít sang bình 5 lít. Vậy bình 5 lít đang chứa 2 lít
	Lần 3: Đong đầy nước vào bình 7 lít, rồi đổ sang bình 5 lít (khi đó bình 5 lít đang chứa 2 lít). Vậy chỉ đổ sang bình 5 lít chỉ 3 lít.
Số lít cần lấy là:	7 - 3 = 4 lít ở bình 7 lít.
Câu 4: Trong cuộc thi đố vui để học về An toàn giao thông, nếu trả lời đúng một câu tính 10 điểm, trả lời sai trừ 15 điểm. Kết quả bạn Huy trả lời hết 20 câu hỏi, đạt được 50 điểm. Hỏi bạn Huy đã trả lời được bao nhiêu câu đúng, bao nhiêu câu sai ?
Giải
	Gọi a là số câu đúng,khi đó số câu sai là:	20 – a
	Vậy,ta có : 	10 x a -15 x ( 20 - a )	=	50 
	10 x a – 300 + 15 x a	=	50 
	25 x a	=	300 + 50	= 350
	a	=	350 : 25	= 14
	Nên 	b	=	20 – 14	= 6
	Đáp số : số câu đúng là 14 và số câu sai là 6	
Câu 5: Cho hình thang vuông ABCD có góc A và D vuông. Vẽ đường cao BH, đường AC cắt đường cao BH tại điểm I. Hãy so sánh diện tích của tam giác DHI với tam giác IBC.
Giải
Xét hai tam giác : AHC và tam giác BHC. Ta có: 	 
Cạnh CH chung và độ dài cạnh AD = BH
Nên tam giác AHC bằng tam giác BHC (1)
Do diện tích tam giác IHC chung nên: 	
Diện tích tam giác AHI bằng diện tích tam giác IBC 
Mặt khác: Xét hai tam giác AHI và tam giác DHI. Ta có:	 
	Cạnh IH chung và độ dài AB = DH ( vì ABHD là hình chữ nhật )
Nên diện tích tam giác AHI bằng diện tích tam giác DHI (2)
Từ (1) và (2) ta có: Diện tích tam giác DHI bằng diện tích tam giác IBC
3 -Củng cố, dặn dò: (5 phút ) Nhận xét chung tiết học
–––––––––––––––––––
Bồi dưỡng toán
I .Yêu cầu: HS tập giải 1 đề toán tổng hợp.
II.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài : (2 phút)
2.GV ghi đề lên bảng HS ghi đề vào vở. (10 phút)
3.Hướng dẫn HS giải và chấm chữa bài. (65 phút)
Bài 1:Tính nhanh.
(193 x194 + 195 x196 + 197 x198 + 199 x200) x (
Ta có: (=
nên(193 x194 + 195 x196 + 197 x198 + 199 x200) x (= 0
b.
Bài 2.Cửa hàng có 15 túi bi, đã bán 84 viên bi thì còn lại 8 túi bi ( số bi mỗi túi như nhau) hỏi lúc đầu cửa hành có mấy viên bi?
Giải Cửa hàng đã bán số túi bi là: 15 – 8 = 7 (túi )
Mỗi túi bi có số viên bi là: 84 : 7 = 12 (viên)
Cửa hàng lúc đầu có số bi là: 15 x12 = 180 (viên)
Bài 3: Cho tam giác có chiều cao bằng 2/5 độ dài cạnh đáy tương ứng. Biết tổng độ dài cạnh đáy và chiều cao là 28 cm. Tính diện tích tam giác?
Giải
Ta có sơ đồ: Chiều cao |–|–| 28cm
 Chiều dài: |–|–|–|–|–|
Chiều cao tam giác là: 28 : (2 + 5)= 8 (cm)
Đáy tương ứng là:28 - 8 =20 (cm) 
 Diện tích hình tam giác là :8 x 20 : 2 = 80(cm) A
Bài 4: Cho hình vẽ bên. 
Tìm diện tích tam giác ABC biết: 
MH = 12 cm; AB = 25 cm. H
Đoạn BM = 2/3 MN; NC =1/2 MN
 B M N C
Diện tích tam giác ABM là:12 x 25 : 2 = 150 (cm2)
S ABM= 2/3 S ANM Vì có chung chiều cậoh từ A có đáy BM = 2/3MN.
Vậy DT tam giác AMN = 150 : 2 x 3 = 225( cm2)
S ANC = 1/2 S AMN vì có đáy NC = 1/2 MN và có chung chiều cao hạ từ A.
Vậy S ANC = 225 : 2 = 112,5(cm2)
S ABC = 150 + 225 +112,5 = 475,5 ( cm2)
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút) GV nhận xét chung tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––Bồi dưỡng Tiếng Việt
Mục tiêu.
Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để làm được 1 để thi HSG môn Tiếng Việt
II . Các hoạt động dạy học
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
Câu 1: Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
Người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên. 	 
( Con Rồng, cháu Tiên )
	a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” thuộc kiểu từ ghép nào ? 
	b) Tìm 2 từ cùng nghĩa với từ “nguồn gốc” trong câu trên. 
Giải : a) Các từ “nguồn gốc”, “con cháu” là từ ghép tổng hợp. Đúng 1 từ, tính 0,25 đ.
b) Hai từ cùng nghĩa với “nguồn gốc” cội nguồn, gốc gácĐúng 1 từ, tính 0,25 đ.
Câu 2: ( 1, 5 điểm ) Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
a) Một câu có “năm nay” làm trạng ngữ. (Năm nay, em đã là học sinh lớp 5)
b) Một câu có “năm nay” làm chủ ngữ. (Năm nay là năm chẵn.)
c) Một câu có “là năm nay” làm vị ngữ. (Năm cầm tinh con chuột là năm nay)
Câu 3: Cho đoạn văn sau: “Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch.”
Em hãy cho biết vì sao tác giả dùng chấm cảm để kết thúc câu thứ hai ( Sách vở....chiến trường! ) ? Nếu dùng dấu chấm để kết thúc câu này thì ý nghĩa của câu có gì khác ? 
Giải + Câu thứ hai, tác giả dùng dấu chấm cảm vì đó là câu cầu khiến. Hoặc có thể trả lời như sau: Về nghĩa, nó ngầm yêu cầu người con hãy coi sách vở như vũ khí, lớp học như chiến trường
 + Nếu dùng dấu chấm thì ý cầu khiến không còn, câu chỉ còn nêu lên một nhận xét.
Câu 4:Điền dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và tìm các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ sau khi đã điền xong dấu câu:
“Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập hàng triệu hàng triệu trẻ em cùng đi học.” 
Giải. “Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ ả Rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.”
Câu 5: Cho các từ sau: sóng, liếm, trên, nhè nhẹ, bọt, bãi cát, trắng xoá, tung
Em hãy sắp xếp các từ trên thành một câu đơn và một câu ghép (không thêm bớt từ). Giải: Câu đơn: Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
Câu ghép: Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá.
Câu 6: 
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
Đọc đoạn văn trên và trả lời 2 câu hỏi sau:
a) Ba câu đầu của đoạn văn trên nhấn mạnh điều gì ?
b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả như thế nào ? 
Giải a). Nhấn mạnh tính chất dai dẳng, dữ dội của những cơn mưa. 
b) Từ câu 1 đến câu 5, tính chất của những trận mưa được diễn tả theo mức độ ngày càng 
tăng tiến ( ngày càng dữ dội hơn cho đến cao điểm tột cùng ). 
Câu 7: Tập làm văn
Con đường quen thuộc từ nhà đến trường đối với em có nhiều kỷ niệm. Hãy viết một bài văn ngắn tả lại con đường đó và nêu cảm xúc của em.
	Bài viết có thể kết hợp hài hòa giữa miêu tả và nêu cảm xúc. Tình cảm và kỉ niệm được thể hiện một cách chân thật, sâu sắc. Văn viết mạch lạc, sinh động. Dung lượng bài viết vừa phải. Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch đẹp. Viết đúng chính tả và ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể
Thể hiện được các yêu cầu trên. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
Văn viết mạch lạc sinh động. Tình cảm và kỉ niệm rõ ràng, chân thật. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
 3/ Cũng cố, dặn dò: (5 phút ) - GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 20.doc