Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trường Đông A

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trường Đông A

Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I-Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

-Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:

Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc

III-Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
22
Thứ hai, ngày 21 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
-Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Bài mới: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
-HĐ 1: Luyện đọc
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. 
Câu 4: Nhụ nghĩ về kế hoạch cua bố như thế nào?(HS khá, giỏi trả lời)
Vài HS nêu nội dung bài.
-HĐ 3: Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài với giọng kể lúc trầm lang, lúc hào hứng, sôi nổi.
4 HS đọc bài theo cách phân vai. Cả lớp, GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 4.
-HĐ 4: Củng cố 
HS nhắc lại nội dung bài.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Cao Bằng – Đọc bài nhiều lần và tìm hiểu trước các câu hỏi trong sgk
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 105: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Hình hộp chữ nhật như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại số mặt, cạnh , đỉnh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
+HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK. 
+GV nêu ví dụ SGK, tính diện tích của các mặt xung quanh (dựa trên nhận xét về đặc điểm của các mặt bên).HS nêu hướng giải và giải bài toán.
+HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1: HS đọc đề bài và nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải. 
-Cả lớp làm vào vở, 1HS làm ở bảng lớp. 
- Nhận xét, sửa chữa.
+BT2: GV gợi ý cách giải, nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
- HĐ 3: Củng cố
 	HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập – Xem trước các bài tập trong sgk
------------------------------------------------------------ 
Khoa học
Tiết 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
( Tiếp theo )
I-Mục tiêu:
-Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
-Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
* Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
II- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Kể tên một số chất đốt?
Than đá được sử dụng vào những việc gì?
Khí đốt tự nhiên được khai thác từ đâu?
2.Bài mới :
-HĐ 1: Thảo luận về việc sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng.
+Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Yêu cầu HS quan sát hình 9, 10, 11, 12 và cho biết em, gia đình em có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
HS trả lời, GV chốt lại.
-HĐ 2: Ảnh hưởng của chất đốt đến môi trường 
HS đọc thông tin trang 89 và cho biết vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng đến môi trường.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả g lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Củng cố
HS đọc mục bạn cần biết SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy – Đọc thông tin và tìm hiểu các câu hỏi trong sgk
------------------------------------------------------------ 
Kể chuyện
Tiết 22: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I-Mục tiêu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
-Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II-Chuẩn bị:
Tranh minh họa như SGK
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia của tiết trước.
2.Bài mới: ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
-HĐ 1: GV kể chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng
GV kể lần 1, giải nghĩa từ khó.
GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa.
-HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh với bạn bên cạnh , trao dổi về ý nghĩa của câu chuyện.
HS tiếp nối nhau kể theo 4 tranh.
Vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện.Nói ý nghĩa của câu chuyện.
Hỏi HS : Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào?
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3.Nhận xét, dăn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Kể chuyện đã nghe, đã đọc – Đọc trước đề bài và chuẩn bị câu chuyện cho tiết sau
------------------------------------------------------------ 
Thứ ba, ngày 22 tháng 1 năm 2013
Chính tả
Tiết 22: HÀ NỘI
I-Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con từ: dũng cảm, vỏ cây, sợ hãi.
2.Bài mới: HÀ NỘI
-HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết
GV đọc bài thơ Hà Nội.
HS nói về nội dung của bài thơ.
HS tìm tên riêng trong bài, nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; tìm từ khó trong bài.
HS viết bảng con các từ: chong chóng, tự quay, pha mực, Hồ Gươm, Tháp Bút.
GV nhắc HS cách trình bày bài thơ, tư thế ngồi viết.
GV đọc cho HS viết bài.
HS bắt lỗi. GV chấm một số vở, nhận xét.
-HĐ 2: Làm bài tập
+BT2: HS đọc đoạn văn và tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn. Vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
+BT3: HS viết một số tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
3.Nhận xét,dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cao Bằng ( nhớ –viết ) – Học thuộc bài và viết trước các từ khó trong bài
------------------------------------------------------------ 
Luyện từ và câu
Tiết 42: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu :
- Thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp( BT3) 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại nghĩa của cụm từ ý thức công dân.
HS đọc lại đoạn văn của BT 3 ở tiết trước.
2. Bài mới:
+BT 2:Từ một câu ghép đã dẫn ở BT 1, HS tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thề thêm bớt từ nếu thấy cần thiết).
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài.
- HS trình bày, 
- GV cùng HS nhận xét.
+BT 3:HS chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống củ BT3
- Nêu miệng kết quả, cả lớp, 
- GV nhận xét. 
- HS khá , giỏi giải thích vì sao chọn quan hệ từ đó.
- GV chấm bài một vài tập của HS
- GV nhận xét, sửa chữa bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
--------------------------------------------------- 
Lịch sử
Tiết 21: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I-Mục tiêu:
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II-Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : ôn tập
Nêu lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu năm 1945-1954.
Nhận xét chung
2.Bài mới : Nước nhà bị chia cắt.
-HĐ 1 : Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ
GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu nghĩa của các khái niệm: Hiệp định, hiệp thương, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát.
Đọc SGK, trao dổi với bạn bên cạnh trả lời các câu hỏi:
+Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ?
+Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+Hiệp đinh thể hiện nong ước gì của nhân dân ta?
HS trình bày, cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 2 : Tìm hiểu vì sao nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam -Bắc?
HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi:
+ Mĩ có âm mưu gì?
+Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ.
+ Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?
+ Muốn xoá nỗi đau chia cắt ,dân tộc ta phải làm gì?
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp, GV nhận xét.
GV chốt lại về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
-HĐ 3:Củng cố 
- Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Bến Tre Đồng khởi .- Đọc trước thông tin và tìm hiểu các câu hỏi sgk
------------------------------------------------------------ 
Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS đọc yêu cầu của bài. Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính câu a, b vào vở, 
- 2 HS làm bảng lớp.
- C ... ế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2.Bài mới: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
* Luyện tập
+BT 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV gợi ý để các em biết các câu ở BT 2 tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT-KQ các em phải biết điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu.
HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng phụ.
Cả lớp, GV nhận xét.
*VD về lời giải:
a)Nếu (nếu mà, nếu như)thì(GT- KQ)
b) Hễthì(GT- KQ)
c) Nếu (giá)thì(GT- KQ) 
+BT 3: HS thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ ĐK-KQ hoặc GT-KQ .
HS trình bày. Cả lớp, GV nhận xét.
*Lời giải:
a) Hễ em được điểm tốt thì cả nhà mừng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Giá mà Hồng chịu khó học hành thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ – Xem trước các bài tập trong sgk
--------------------------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 108: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
HS biết:
-Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II-Chuẩn bị :
Các hình như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
HS lên bảng tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5 m.
- Chữa bài, nhận xét
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
+BT 1:HS lưu ý đổi 2m5cm thành tên một đơn vị đo rồi áp dụng công thức tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương để làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
HS tự tìm kết quả, giải thích kết quả. Tiếp nối nhau trình bày.
GV kết luận: Chỉ có hình 3, hình 4 là gấp được hình lập phương.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: HS liên hệ với công thức tính Diện tích xung quanh, Diện tích toàn phần của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài cạnh của hình lập phương để so sánh diện tích và rút ra kết luận.
HS phát biểu, GV chốt lại. 
- Chữa bài, nhận xét
-HĐ 2:Củng cố 
HS nhắc lại cách tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Luyện tập chung – Xem trước bài tập 1, 2, 3 sgk
---------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tiết 22: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (tiếp theo)
I-Mục tiêu:
-Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND xã?
Nêu những việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Xử lí tình huống (BT2)
HS đọc yêu cầu của BT2.
HS thảo luận nhóm 4 các tình huống của bài 2:
a/ Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức lấy chữ kí ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
b/ Đài phát thanh của Ủy ban nhân dân phường thog6 báo lịch để học sinh tham gia sinhn hoạt hè tại Nhà văn hóa của phường.
c/ Phường phát động phog trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
-HĐ 2: Củng cố 
HS nhắc lại ghi nhớ SGK. 
- Liên hệ giáo dục HS.
3.Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Em yêu Tổ quốc Việt Nam
-------------------------------------------------------- 
Địa lí
Tiết 22: CHÂU ÂU
I-Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
- Sử dụng bản đồ, lược đo để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi , cao nguyên, đồng bằng , sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu. 
II- Chuẩn bị : 
Bản đồ Các nước châu Âu.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào.
Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết?
2.Bài mới :
-HĐ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu
HS quan sát hình 1 trang 110 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục trang 103, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời 2 câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
HS trình bày, cả lớp, GV nhận xét.
GV treo bản đồ, HS lên chỉ vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
GV kết luận.
-HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên châu Âu
HS trao đổi với bạn bên cạnh: Quan sát hình 1, đọc tên, xác định vị trí các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu. Tư đó nêu đặc điểm địa hình và đặc điểm khí hậu của châu Âu.
HS lên chỉ các đồng bằng, dãy núi và sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
GV kết luận.
HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những nơi nào của châu Âu.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
-HĐ 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
HS làm việc cá nhân: đọc bảng số liệu ở bài 17, cho biết số dân châu Âu, so sánh với số dân của châu Á. Người dân châu Âu có đặc điểm gì? 
HS dựa vào hình 4, kể tên một số hoạt động kinh tế của các nước ở châu Âu.
GV kết luận.
-HĐ 4: Củng cố
HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Một số nước ở châu Âu. – Đọc thông tin và tìm hiểu các câu hỏi trong sgk
-------------------------------------------------------- 
Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 44: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết )
I-Mục tiêu:
Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II-Các hoạt động dạy học:
1. KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài
HS đọc 3 đề bài SGK.
GV nhắc HS chú ý: 
Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích, cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn.
-HĐ 2: HS làm bài
GV nhắc HS cách trình bày.
HS làm bài vào giấy.
GV thu bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Lập chương trình hoạt động - Xem trước nội dung bài sau
--------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 109: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
HS biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS vận dụng công thức tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính câu a, b. Nhắc HS lưu ý các đơn vị đo ở câu b.
HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: (HS khá, giỏi) 
– Nếu không đủ thời gian cho về nhà.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: HS đọc bài toán, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời .
- Chữa bài, nhận xét
GV chốt lại: Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần vì khi đó diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Thể tích của một hình – Xem trước các hình mẫu và bài tập 1, 2, 3 sgk
------------------------------------------------------------ 
Âm nhạc
Tiết 22: Ôn Tập Bài Hát: TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 6
I. Mục tiêu:
- HS thuộc lời ca, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài Tre ngà bên lăng Bác.
 - HS tập hát kết hợp vận động theo nhạc. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca..
- HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 6.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ quen dùng 
	- Tập hát bài Tre ngà bên lăng Bác kết hợp vận động theo nhạc.
	- Đọc nhạc đoạn trích là bài TĐN số 6.
III. Hoạt động dạy học:
1/ OÅn ñònh:
2/ Kieåm tra baøi cuõ:
- Cho hoïc sinh haùt laïi baøi haùt: Tre ngaø beân laêng Baùc
- Nhaän xeùt söûa sai
3/ Baøi môùi:
Nội dung 1
Ôn tập bài hát: Tre ngà bên lăng Bác
- GV treo bức tranh Lăng Bác Hồ.
Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, song ca kết hợp gõ đệm
- Trình bày bài hát bằng hình thức song ca, đồng ca kết hợp gõ đệm
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc:
+ 2 – 3 HS làm mẫu.
+ Cả lớp hát từng câu kết hợp vận động
+ Cả lớp hát cả bài kết hợp vận động.
- Trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Nội dung 2
Tập đọc nhạc: TĐN số 6 – Chú bộ đội
1. Giới thiệu bài TĐN
2
- GV treo bài TĐN số 6 lên bảng
4
Bài TĐN viết ở nhịp , gồm có 8 nhịp.
2. Tập nói tên nốt nhạc
- HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
- GV chỉ từng nốt ở khuông 2
3. Luyện tập cao độ
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son)
4. Luyện tập tiết tấu
- GV gõ tiết tấu làm mẫu.
- HS xung phong gõ lại.
- GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
5. Tập đọc từng câu
- GV đàn giai điệu cả bài.
- Đọc câu 1: GV đàn câu thứ nhất 3 lần, lần thứ nhất các em lắng nghe, lần 2 và 3 các em đọc nhẩm theo.
- GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1
- HS xung phong đọc
- Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe
- Đọc câu thứ hai tương tự
6. Tập đọc cả bài
- GV haùt giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp.
- HS xung phong đọc.
- HS đọc cả bài, GV lắng nghe 
 7. Ghép lời ca
- GV baét nhòp cho nửa lớp đọc nốt nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
- 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời
- Cả lớp hát lời và gõ phách
8. Củng cố, kiểm tra
- HS xung phong trình bày - HS tập chép bài TĐN số 6

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 MOT COT TUAN 22 2013.doc