Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu hoc Hải Hòa

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu hoc Hải Hòa

TẬP ĐỌC

Tranh làng Hồ

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

 2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.

 

doc 83 trang Người đăng hang30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu hoc Hải Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu
	1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh....
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
	2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh học trang 88 SGK
- Tranh Đông Hồ
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động gv
Hoạt động hs
1. Kiểm tra bài cũ (5')
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. bài mới (25-27')
2.1. Giới thiệu bài (3')
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và các tranh làng Hồ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (22-25')
a) Luyện đọc (6-8')
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
-Lần1:Đọc+Sửa phát âm
-Lần 2:Đọc+Giải nghĩa từ
-Lần 3:Đọc+Hướng dẫn đọc câu dài
GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài (12-14')
?Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?.
- Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. 
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
? Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
? Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
+ Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- Kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Kĩ thuật làm tranh làng ..
c) Đọc diễn cảm (6-8')
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò (5')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Đất nước
- 3 HS nối tiếp nhau dọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Quan sát
- Lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Từ ngày còn ít tuổi .... và tươi vui.
+ HS 2: Phải yêu mến .... gà mái mẹ.
+ HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ .... dáng người trong tranh.
- HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS đọc theo bàn.
- Đọc thầm bài, trao đổi, trả lời câu hỏi SGK.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột........
- Lắng nghe
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ".
+Những từ ngữ:phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
*ND: Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.a.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Giúp HS : 
- Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều)
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động gv
Hoạt động hs
1. Kiểm tra bài cũ. (5')
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 của tiết học trước.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị của vận tốc.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2 bài mới (25-27')
2.1. Giới thiệu bài (3')
2.2 Hướng dẫn luyện tập (22-25')
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
?Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS vừa đọc bài trước lớp.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe.
- Để tính vận tốc của con đà điểu ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS cả lớp làm bài vào cở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Vận tốc của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số : 1050 m/phút
+Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tính vận tốc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
S
130km
147km
210km
1014km
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
78m/phút
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn cách giải:
? Đề bài cho biết những gì ?
? Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì ?
? Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì ?
? Vậy để giải bài toán chúng ta cần: 
Tính quãng đường đi bằng ô tô.
Tính vận tốc ô tô.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài. 
? Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nói vận tốc của ca nô là 24km/giờ nghĩa là thế nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
?Bài tập hôm nay các em củng cố kiến thức gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại cách tính vận tốc, tính khoảng thời gian, làm các bài tập về nhà.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK.
- HS trả lời:
+ Quãng đường AB dài 24km.
+ Đi từ A được 5km thì lên ô tô.
+ Ô tô đi nửa giờ thì đến nơi.
+ Tính vận tốc của ô tô.
+ Để tính được vận tốc của ô tô cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó.
+ HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 - 5 = 20 (km)
Thời gian đi bằng ô tô là:
1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số : 40 km/giờ
- 1 HS đọc bài toán trước lớp cho HS cả lớp cùng nghe.
- 1 HS tóm tắt sau đó trả lời :
Để tính được vận tốc ca nô chúng ta cần :
+ Tính thời gian ca nô đi.
+ Tính vận tốc của ca nô.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thời gan ca nô đi được 30 km là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số : 24km/giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Nghĩa là thông thường mỗi giờ ca nô chạy được 24km.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Đạo đức
Em yêu hoà bình( Tiết 2 )
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
	Giúp HS hiểu:
- Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm trong tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Sự cần thiết phải yêu chuộng hoà bình.
2. Thái độ.
- HS ngày càng thêm yêu hoà bình.
- HS biết quý trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
3. hành vi.
- HS tích cực tham gia các hoạt động hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức, lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Đồ dùng-dạy học
- Tranh ảnh về cuộc sống cuả trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh (Irắc, áp-ga-nix-tan).
- Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả chiến tranh để lại (HĐ 1-tiết 1).
- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động chống chiến tranh của thiếu nhi và trẻ em nhân dân Việt nam và thế giới.
- Mô hình cây hoà bình (HĐ 2,3 tiết 2 ).
- Băng dính, giấy, bút dạ bảng.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động gv
Hoạt động hs
*Hoạt động 1 triễn lãm về chủ đề “em yêu hoà bình (6-7')
-Yêu cầu học sinh trình bày kết quả đã sưu tập và làm việc ở nhà.
-Căn cứ vào thể loại sản phẩm mà học sinh tìm được để chia lớp thành các góc:
Đó là:
-Góc tranh vẽ chủ đề hoà bình.
-Góc hình ảnh.
-Góc báo chí.
-Góc âm nhạc.
-ở mỗi góc, GV chọn 3 học sinh làm việc phụ trách: Nhận các sản phẩm và trình bày trong góc cho đẹp nhất, giáo viên phát giấy rô-ki, bút, băng dính, hồ cho mỗi góc.
-Các học sinh khác sẽ đưa sản phẩm đã sưu tầm được đến các nhóm, các góc để trưng bày.
Cụ thể:
Góc tranh vẽ chủ đề vì hoà bình: trưng bày toàn bộ tranh đã vẽ ở nhà.
Góc hình ảnh: HS mang những hình ảnh sưu tầm được đến trưng bày.
Gó ... thành 6 phần bằng nhau.
+ HS tìm và nêu:
+ Tương ứng với số hay .
+ Là phân số hay .
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________
Tập làm văn
Tiết 8
- Kiểm tra tập làm văn.
- GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường
_____________________________
Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu
	Giúp HS: 
- Kể tên một số côn trùng.
- Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng: bướm cải, ruồi, gián.
- Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về sự sinh sản, quá trình phát triển của côn trùng để có ý thức tiêu diệt những côn trùng có hại.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ 1,2,3,4,7.
-Bảng nhóm, các tấm thẻ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động gv
Hoạt động hs
hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+ GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 55.
+ Nhận xét, cho điểm HS
- Giới thiệu bài
? Em biết những loài côn trùng nào?
? Ghi tên các loài côn trung mà HS kể lên bảng.
- Nêu: Có rất nhiều loài côn trùng. Có những loài có hại, có những loài có ích. Chúng sinh sản như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về sự sinh sản và qua trình phát triển của buớm cải, ruồi và gián
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 112.
+ Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết.
+ Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết.
+ Tiếp nối nhau trả lời.
Hoạt động 1
tìm hiểu về bướm cải
? Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
- Dán lên bảng quá trình phát triển của bướm cải.
- Giới thiệu: Đây là hình mô tả quá trình phát triển của bướm cải từ trứng cho đến khi thành bướm. Đây là một loại bướm có bốn cánh mỏng, phủ một lớp vảy nhỏ như phấn, có màu trắng. Loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ. Quá trình phát triển của bướm cải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm.
- GV yêu cầu: Em hãy ghép các tấm thẻ vào đúng hình minh hoạ từng giai đoạn của bướm cải.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
? Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
? ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
? Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu, cây cối?
- Côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 HS lên bảng ghép. HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Hình 1: trứng
Hình 2: Sâu
Hình 3: Nhộng
Hình 4: Bướm
- Tiếp nối nhau trả lời theo khat năng hiểu biết của mình.
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
+ ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
+ Để giảm thiệt hại cho cây cối, hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm...
- Kết luận: Bướm cải là một loài côn trùng có hại cho trồng trọt nhất là đối với các loại rau cải, bắp cải, súp lơ. Bướm cải đẻ trứng vào đầu hè, sau 6 đến 8 ngày trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn lên. Sâu ăn lá rau khoảng 30 ngày, khi lớp da bên ngoài chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Sâu leo lên tường, hàng rào, bậu cửa, cây cối. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. Trong vòng 2,3 tuần, một con bướm chui ra khỏi kén, bay đi và tiếp tục một vong đời mới. Sâu gây nhiều thiệt hại cho trồng trọt. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ta trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm...
Hoạt động 2
Tìm hiểu về ruồi và gián
- Nêu: Một trong những loài côn trùng mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là ruồi và gián. Ruồi và gián sinh sản như thế nào? Làm cách nào để có thể diệt ruồi và gián? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS. Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình minh hoạ 6,7 trang 115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV theo dõi.
? Gián sinh sản như thế nào?
? Ruồi sinh sản như thế nào?
? Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
? Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?
? Gián thường đẻ trứng ở đâu?
? Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?
? Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?
? Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
- Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản của chúng để chúng ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS điều khiển thực hiện.
+ Nêu câu hỏi.
+ Mời bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
+ Gián đẻ trứng. Trứng dán nở thành gián con.
+ Ruồi đẻ trứng. Trứng nỏ ra dòi hay con gọi là ấu trùng. Dòi hoá thành nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián: giống nhau: cùng đẻ trứng. Khác nhau: trứng gián nở ra gián con, trứng ruồi nở thành dòi. Dòi hoá thành nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
+ Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật.
+ Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp...
+ Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn rác thải .... hoặc phun thuốc diệt ruồi.
+ Diệt gián bằng cách: giữ vệ sinh môi trường nhà ở, bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo.... hoặc phun thuốc diệt gián.
+ Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng 
- Lắng nghe.
Hoạt động 3
Hoạ sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh về vòng đời của một loài côn trùng mà em biết.
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- Cử BGK chấm điểm cho những HS hoàn thành bài vẽ.
- Nhận xét chung.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh minh để tránh cho ruồi, gián có cơ hội đẻ trứng và tìm hiểu về loài ếch.
rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng (Tiết 2)
I- MỤC TIấU:
 HS cần phải:
 - Chọn đỳng và đủ cỏc chi tiết để lắp mỏy bay trực thăng.
 - Lắp từng bộ phận và rỏp mỏy bay trực thăng đỳng kĩ thuật, đỳng quy trỡnh.
 - Rốn luyện tớnh cẩn thận khi thao tỏc lắp, thỏo cỏc chi tiết của mỏy bay trực thăng.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu mỏy bay trực thăng đó lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghộp mụ hỡnh kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
hoạt động gv 
hoạt động hs 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp máy bay trực thăng(Tiết 1)
- Gọi HS nhắc lại quy trỡnh lắp mỏy bay trực thăng.
- GV nhận xột.
III- Bài mới:
Hoạt động 3: Thực hành lắp mỏy bay trực thăng
a- Chọn chi tiết: HS nhận bộ lắp ghộp và chọn chi tiết theo SGK để ngay ngắn vào nắp hộp.
- Gọi HS nờu lại ghi nhớ phần SGK.
- Gọi HS nờu lại cỏch lắp từng bộ phận.
- GV kiểm tra cỏch chọn chi tiết của HS.
b- Lắp từng bộ phận:
- GV lưu ý HS quan sỏt từng hỡnh và đọc kĩ nội dung quy trỡnh kĩ thuật trước khi thực hành.
- HS nờu từng bộ phận và cỏc chi tiết cho bộ phận đú.
- Cho HS thực hành.
- GV quan sỏt giỳp đỡ HS.
- GV lưu ý HS đối với lắp cỏnh quạt, càng mỏy bay: Quạt phải đủ vũng hóm. Càng cỏnh quạt phải lưu ý vị trớ trờn dưới của cỏc thanh, mặt phải, mặt trỏi của càng để sử dụng ốc vớt.
c- Lắp toàn bộ sản phẩm.
- HS lắp xong , GV kiểm tra và hướng dẫn cỏc em hoàn thành.
- GV lưu ý HS lắp thõn mỏy bay vào sàn ca bin và giỏ đỡ phải lắp đỳng vị trớ. Bước lắp sàn ca bin và càng mỏy bay phải được lắp thật chặt.
IV- Củng cố, dặn dũ:
- GV nhận xột tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp mỏy bay trực thăng (tiết 3)
- Hỏt vui.
- 2 HS nờu.
- HS thực hiện theo yờu cầu của GV.
- 1 HS nờu: Lắp sàn ca bin, giỏ đỡ, lắp ca bin, lắp cỏnh quạt, lắp càng mỏy bay.
- HS quan sỏt hỡnh.
- 1 HS nờu.
- HS thực hành ghộp.
- HS lắp mỏy bay trực thăng.
rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
Sinh hoạt tuần 28
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 27.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 28.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Một số HS còn nghỉ học không lý do:Bình,Thơm
- Về nề nếp đạo đức :
 +Đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
+ Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy :
-Học tập:
+Nhìn chung các em đã tự giác học bài và đạt kết quả tốt trong kì thi giữa kì ,xong vẫn còn một số em chưa thực sự cố gắng:Lê Huyền ,Mai Vân Anh
+Những em đat được kết quả tốt cần cố gắng phát huy,còn những em đạt kết quả chưa cao cần cố gắng hơn
- Vệ sinh :
 + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội:
 Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 28
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Chuẩn bị kiểm tra công tác đội.
- Kèm HS yếu kém.
- Khắc phục tồn tại tuần 27.
- Đánh giá kết quả thi giữa kì 2.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 2728.doc