Giáo án các môn khối 5 - Tuần 3 - Bùi Thị Kim Phượng

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 3 - Bùi Thị Kim Phượng

TẬP ĐỌC : LÒNG DÂN

I.MỤC TIÊU

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2, 3 )

- Giáo dục HS khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa SGK.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 3 - Bùi Thị Kim Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------
	 ˜&™	
Thứ hai: Ngày soạn : 4 / 9 /2010 
 Ngày dạy: 6 / 9 /2010
TẬP ĐỌC : LÒNG DÂN
I.MỤC TIÊU
 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. HS khá giỏi biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2, 3 )
- Giáo dục HS khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm.
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Gọi HS đọc bài: Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi:
 1.Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?
 2.Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? 
	- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 
+ Gọi 1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống diễn ra vở kịch.
+ GV đọc mẫu toàn bài 
*Đọc nối tiếp nhau trước lớp. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm) kết hợp giải nghĩa từ: cai, hổng thấy,thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng.
 *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm 
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài
- GV yêu cầu 2-3 em khá, giỏi điều khiển cả lớp, đọc thầm phần đầu đoạn kịch để tìm hiểu nội dung bài bằng cách phát biểu trả lời các câu hỏi ở SGK – GV nhận xét chốt lại:
- GV tổ chức HS thảo luận nêu nội dung chínhù của bài – GV chốt lại:
Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cho 1 tốp đọc phân vai (dì Năm, An, cán bộ, lính, cai), HS thứ 6 làm người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu.
 Chú ý: Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược.
 Giọng dì Năm đoạn đầu tự nhiên, đoạn sau: than vãn, giả vờ, nghẹn ngào, trăng trối.
 Giọng An: Giọng một đứa trẻ đang khóc.
-Tổ chức cho HS từng tốp 6 em đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
3.Củng cố: 	- Nêu nội dung ù đoạn kịch.
- Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
2 HS trả lời
-1HS đọc lời mở đầu giới thiệu tình huống.
- Nghe GV đọc.
- Đọc nối tiếp nhau trước lớp (lặp lại 2 vòng).
- HS đọc theo nhóm và thể hiện đọc nối tiếp nhau (mỗi tốp 5 em).
- 2 -3 HS khá giỏi điều khiển lớp tìm hiểu bài – đọc câu hỏi SGK- phát biểu trả lời.
- HS thảo luận nêu nội dung chính của bài.
- Cứ 6 HS 1 tốp đọc theo vai, HS khác nhận xét xem bạn đọc đã thể hiện phù hợp giọng nhân vật chưa.
- HS đọc 
- Nhận xét bạn đọc 
- HS trả lời 
HS lắng nghe 
TOÁN: T 11 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- HS biết cộng trừ nhân chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số . * HS KT làm được BT ( 2 ý đầu)
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. CHUẨN BỊ: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính: 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài.
 HĐ1: Luyện tập
Bài 1: (2 ý đầu ) Chuyển các hỗn số thành phân số
-Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 2: (a , d) So sánh các hỗn số
- Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách so sánh hỗn số.
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
GV hướng dẫn trình bày mẫu
1 + 1 = + = = 
- Qua cách làm yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
3. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh và cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp
2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở 
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách so sánh hỗn số.
2 HS làm vào phiếu
-HS nêu cách cộng, trừ, nhân chia hỗn số.
-Vài HS nhắc lại
CHÍNH TẢ: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH ( Nhớ – viết)
I. MỤC TIÊU:
- HS nhớ – viết và trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi của bài chính tả: Thư gửi các học sinh (từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”). Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2) , biết cách đặt dấu thanh ở âm chính. HS khá giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- HS có kĩ năng nhớ – Viết đúng bài chính tả, viết đạt tốc độ, vận dụng làm tốt phần bài tập.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ: GV: Chép bài tập 2 vào bảng phụ và phiếu bài tập.
	 HS: Vở chính tả, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: - Nhắc lại cấu tạo phần vần của tiếng ? Lấy ví dụ? 
-Tìm cấu tạo phần vần trong tiếng: quang, mưu, luồn?
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
-Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài: Thư gửi các học sinh (ở SGK/5, từ “Sau 80 năm giời nô lệ ở công học tập của các em”)
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: cường quốc, kiến thiết.
- GV nhận xét bài HS viết.
HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài; lưu ý các chữ khó, chữ số và cách trình bày đoạn văn.
- GV yêu cầu HS nhớ lại đoạn văn và viết bài vào vở.
- HS tự soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-Yêu câu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài nhận xét 
HĐ3: Làm bài tập chính tả.
Bài 2: 
- GV tổ chức cho các em làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét bài HS và chốt lại cách làm:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài, trả lời. GV nhận xét và cho HS nhắc lại: Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
3. Củng cố – Dặn dò: - HS nêu lại cấu tạo phần vần của tiếng và vị trí Dấu thanh trong tiếng- Dặn chuẩn bị bài tiếp theo.
2 HS trả lời 
2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
- HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- HS đọc bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập.
- HS đọc và làm vào phiếu bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
- HS quan sát vị trí dấu thanh ở các tiếng và trả lời, HS khác bổ sung. Sau dó nhắc lại ý GV chốt.
-1 HS nêu
------------------------------------------
Thứ ba: Ngày soạn : 6 / 9 /2010 
 Ngày dạy: 7 / 9 /2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU
- HS xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp( BT1); nắm được một số thành ngữ tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam( BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được( BT3). HS khá giỏi thuộc được thành ngữ tục ngữ ở BT2, đặt câu với các từ tìm được (BT3 c)
-Yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Phiếu bài tập (bài 1 và 2), bảng phụ ghi lời giải của bài 3b, vài trang từ điển liên quan đến bài học.
HS: Sách, vở phục vụ cho tiết học.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: GV gọi một số em đọc đoạn văn miêu tả có dùng từ ngữ miêu tả đã cho (bài 3 SGK/22) đã được viết lại hoàn chỉnh.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ 1: Làm bài tập 1.
- GV giải nghĩa từ tiểu thương: người buôn bán nhỏ.
-Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm vào phiếu GV phát cho từng cặp HS.
 HĐ 2: Làm bài tập 2.
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét và giáo viên nhận xét, kết luận:
-Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên.
HĐ3: Làm bài tập 3.
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 3, cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- GV nhận xét và chốt lại 
– GV kết hợp cho HS giải nghiã một số từ cần thiết.
3. Củng cố: -Yêu cầu HS nhắc lại một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề nhân dân.
 -Về nhà tìm thêm một số từ ngữ thuộc chủ đề nhân dân.
2HS đọc –Lớp nhận xét 
-HS nghe.
- HS trao đổi cùng bạn bên cạnh, làm vào phiếu theo nhóm đôi.
-Đại diện một số cặp trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài 2.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trên.
- HS đọc yêu cầu của bài 3, cả lớp đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên và trả lời câu hỏi 
- HS nối tiếp nhau làm miệng BT3
2 HS nhắc lại
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA 
I.MỤCTIÊU: 
- HS kể được một câu chuyện( đã chứng kiến hoặc tham gia được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc))về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
- Biết trao đổi  ... øi –Hướng dẫn thêm cho HS yếu 
Bài 4: Hướng dẫn HS tìm 1/10 số HS cả lớp sau đó tìm số HS cả lớp 
Bài 4 (HS Khá –Giỏi): 
 Tìm x
Lưu ý HS xem 12+3 là số bị chia thì x là số chia 
 HĐ2: Củng cố: Nhận xét tiết học ; dặn về nhà 
- 2HS lên bảng , cả lớp làm vào vở 
-3 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở 
1 HS khá lên bảng 
-1HS lên bảng , cả lớp giải vào vở 
-HS Khá –Giỏi tự làm bài 
-Chữa bài 
-HS lắng nghe
BD+PĐ TOÁN : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Rèn kĩ năng thực hiện tốt các về phép nhân và phép chia các phân số, tìm thành phần chưa biết của phép tính( HS TB, yếu) kĩ năng giải toán , tính nhanh (hs khá giỏi)
-Giáo dục HS tính nhanh chính xác trong học toán 
II. CHUẨN BỊ: Vở bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
 HĐ1: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm vở bài tập in sẵn
Bài 1: HS tự làm bài -2 HS lên bảng
Lưu ý HS đưa kết quả về phân số tối giản 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài 
Củng cố cách tìm thừa số , số bị chia chưa biết 
Bài 3: HS tự làm bài –Hướng dẫn thêm cho HS yếu 
Bài 4: HS tự làm bài và giải thích cách làm 
Bài 5 (HS khá -giỏi): 
Tính nhanh:
 1
Bài 6: (hs khá- giỏi) Đạt có một số tiền .Đạt mua vở hết 2/3 số tiền , mua bút hết 1/5 số tiền còn lại sau khi mua vở , thì còn lại 8000 đồng . Hỏi lúc đầu Đạt có bao nhiêu tiền 
 HĐ2. Củng cố: Nhận xét tiết học ; dặn về nhà 
-2HS lên bảng , cả lớp làm vào vở 
-2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở 
-3 HS lên bảng 
1 HS khá trả lời 
-1HS lên bảng , cả lớp làm vào vở
-HS Khá –Giỏi tự làm bài 
-Chữa bài 
Bài 6: Giải
Phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua vở : 1-=(số tiền )
Phân số chỉ số tiền còn lại sau khi mua vở và bút -=(số tiền )
Số tiền Đạt có lúc đầu :
 8000: 4 x 15 =30 000 (đồng )
-HS lắng nghe
BD+PĐ TIẾNG VIỆT : LUYỆN ĐỌC + CẢM THỤ VĂN HỌC 
I.MỤC TIÊU:
-HS đọc các bài tập đọc trong tuần 2, 3và nắm được nội dung bài 
-Rèn kĩ năng đọc to rõ ràng trôi chảy, đọc diễn cảm 
-Giáo dục HS ý thức học tập tốt .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: 
-Gọi HS nhắc lại các bài tập đọc đã học tuần 2; 3
2.Luyện đọc
-Gọi HS đọc lần lượt các bài tập đọc: 
 +Nghìn năm văn hiến 
 +Sắc màu em yêu
 +Lòng dân 
-GV theo dõi hướng dẫn HS nhận xét bạn đọc kết hợp sửa sai ; chú ý đối tượng HS yếu ( Minh, Sơn, Đan Trường.)
-Sau mỗi bài GV nêu câu hỏi cuối bài cho HS trả lời .
3.Thi đọc diễn cảm : 
-Yêu cầu HS đọc một đoạn của bài “Lòng dân” theo cách phân vai 
-Gọi 2 nhóøm thi đọc diễn cảm 
4.Cảm thụ văn học 
GV ra bài tập ,hướng dẫn HS làm vào vở 
Bài 1: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
Bài 2: (HS Khá –Giỏi)
Trong bài “Việt Nam thân yêu” , nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết :
 Việt Nam đất nước ta ơi 
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả dập dờn 
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Nêu những cảm nhận của em khi đọc đọan thơ trên 
-GV chốt ý đúng.
5.Củng cố : Củng cố nội dung –Nhận xét tiết học 
1HS trả lời 
-HS nối tiếp nhau đọc bài 
-Theo dõi nhận xét 
-HS trả lời 
-HS đọc bài theo nhóm 
-2 nhóm thi đọc diễn cảm ; cả lớp bình chon bạn đọc hay, nhóm diễn xuất tốt
-HS làm bài vào vở 
-Một số HS trình bày 
HS khá -giỏi tự làm bài vào vở 
ÔN LUYỆN TIÊNG VIỆTt : LTVC: TỪ ĐÔØNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa , làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đôøng nghĩa , phân biệt các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa .
- Biết viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng một số tư đồng nghĩa .
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1.Bài cũ: 
 - Gọi HS nhắc lại khái niệm về từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ 
2.Luyện tập : GV ra bài tập , hướng dẫn HS làm vào vở –GV theo dõi hướng dẫn HS yếu –Chữa bài
 Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau :
- Hoa :
- Bát :
- Bắt nạt:
- Xấu hổ :
-Mênh mông:
-Chót vót:
Bài 2: Tìm hai thành ngữ hoặc tục ngữ đồng nghĩa với từ chân lấm tay bùn 
Bài 3:Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại :
a.cầm b. nắm c. cõng d. xách
Bài 4: Viết một đoạn văn tả cảnh có sử dụng các từ đồng nghĩa.
3.Củng cố : Củng cố nội dung bài –Nhận xét 
2 HS trả lời 
-HS làm vào vở -2 HS lên bảng 
-Lần lượt HS nêu miệng 
-HS tự làm vào vở -1 HS trình bày miệng và giải thích cách làm 
-HS viết bài vào vở -1 số HS đọc đoạn văn của mình .
HS lắng nghe
 ------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu: Ngày soạn : / 9 /2010 
 Ngày dạy: / 9 /2010
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
- HS nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí ( BT2). HS kha,ù giỏi biết hoàn chỉnh cac đoạn vănở BT1và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
- HS mạnh dạn trình bày dàn ý trước lớp rõ ràng, tự nhiên. 
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.
- HS có dàn ý bài văn tả cơn mưa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc lại dàn ý miêu tả cơn mưa đã lập ở tiết trước. 
2.Bài mới. 
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 1: 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bốn đoạn và xác định nội dung chính của mỗi đoạn. 
- Gọi HS trả lời. Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại ý chính cho mỗi đoạn 
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp viết thêm vào chỗ có dấu ().
Bài 2 Gợi ý: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
3.Củng cố- Dặn dò: 
- Dặn hoàn thiện các đoạn văn còn lại vào vở, chuẩn bị bài:Luyện tập tả cảnh.
2 HS đọc –Lớp nhận xét 
-HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1, lớp đọc thầm.
-HS trả lời, HS khác nhận xét.
-HS làm bài vào vở.
-HS đọc bài nối tiếp nhau trước lớp.
1 em nêu, lớp theo dõi vào SGK.
- Chú ý nghe.
- Từng cá nhân thực hiện.
5-6 em lần lượt đọc bài làm, lớp nhận xét bài của bạn.
TOÁN: T 15 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
 I.MỤC TIÊU:
-HS làm được các bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. CHUẨN BỊ: 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Bài cũ	a) Tính 1 ; 
b) Tìm x biết: x-( 
	-GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới :
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập về giải toán:
1.
 Bài 1: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ:
	?
121
Số bé:
Số lớn:
	 ?
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận:
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
? Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 2:( Hướng dẫn tương tự như trên )
HĐ 2: Luyện tập 
Bài 1: Gọi HS đọc bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm, tóm tắt và làm bài. 
 -Củng cố cách làm 
Bài 2, 3 (HS khá giỏi ) 
3. Củng cố:-Yêu cầu HS nhắc lại cách giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Dặn về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào giấy nháp
-HS hoạt động cá nhân trả lời nội dung GV yêu cầu. 
-1 em 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào giấy nháp.
-HS nhắc lại cách giải dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Bài 1, đọc, tìm hiểu bài toán, tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
HS tự tóm tắt và giải vào vở, 2 em giải vào phiếu.
-1 HS nêu
- HS lắng nghe
 SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 I.MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 -HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. 
 II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức: GV tổ chức cho các em chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
2.Sinh hoạt: 
H Đ1: Nhận xét tình hình lớp trong tuần 3
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên (có kèm sổ ).
- Ý kiến các thành viên.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
-GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung: 
HĐ2: Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Tham gia tốt các khoản bảo hiểm, tiếp tục thu các khoản tiển nhà trường quy định.
-Tiếp tục ổn định nề nếp, duy trì sĩ số, đi học đúng giờ, ra về trật tự.
- Các bạn giỏi giúp đỡ bạn yếu, xây dựng đôi bạn cùng tiến.
Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
3 .Dặn dò về nhà – Nhận xét giờ học.
- Học sinh chơi trò chơi và sinh hoạt văn nghệ.
-Các tổ trưởng báo cáo 
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
- Học sinh nghe giáo viên phổ biến kế hoạch.
- Học sinh ghi nhớ.
 ****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 3(1).doc