Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 20

Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 20

I. Mục tiêu:

- Luyện đọc: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ: chức câu đương, khinh nhờn, ngọn nghành, đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu:

+ Các từ ngữ: đứng đầu trăm quan, khinh nhờn, chuyên quyền và các từ ngữ phần chú thích.

+ Ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

- Giáo dục HS ý thức học tập và làm việc nghiêm túc.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn 2.

- HS: Đọc, tìm hiểu bài.

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 20
Thứ hai ngày 09 tháng 1 năm 2012
TIẾT: 1
CHÀO CỜ: 
------------------------------------------
TIẾT: 2
TẬP ĐỌC:
Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ: chức câu đương, khinh nhờn, ngọn nghành, đọc diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu: 
+ Các từ ngữ: đứng đầu trăm quan, khinh nhờn, chuyên quyền và các từ ngữ phần chú thích.
+ Ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
- Giáo dục HS ý thức học tập và làm việc nghiêm túc.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn 2.
- HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: “Người công dân số Một ”(tt)
H. Anh Lê, anh Thành đề là những người thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ? 
H. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? H. Nêu ý nghĩa của bài 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Luyện đọc. (15’)
- GV gọi HS khá giỏi đọc cả bài, lớp đọc thầm.
- GV chia bài 3 đoạn.
+Đoạn 1: “Từ đầu  tha cho”
+Đoạn 2: “ Một lần khác  thưởng cho”.
+Đoạn 3 : Còn lại 
- GV cho HS đọc nối tiếp: sửa sai, hướng dẫn ngắt nghỉ và kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc theo nhóm, gọi 1 -2 HS đọc thể hiện, nhận xét.
- GV đọc mẫu cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
H: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ? (Ông đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt) 
H: Cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì ?( răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước ) 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: 
H: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao? (không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa) 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , trả lời câu hỏi: 
H: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? ( nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng)
H: Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?(Ông cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước )
H: Nêu ý nghĩa của truyện?
* Ý nghĩa: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. (7’)
- Gọi HS nêu cách thể hiện vai từng nhân vật.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo nhân vật. 
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- Cho HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn kịch theo nhóm đôi.
- Gọi vài nhóm thi đọc diễn cảm, nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi, đánh dấu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu, nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu, nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu, nhận xét, bổ sung.
- Nêu, nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Theo dõi.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Gọi 1HS đọc bài, nêu ý nghĩa của bài. 
- Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
----------------------------------------------------
TIẾT: 4
TOÁN:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn. HS tính được chu vi hình tròn có bán kính (hoặc đường kính) cho trước, tính bán kính hoặc đường kính có chu vi cho trước.
 - Biết vận dụng cách tính chu vi, đường kính, bán kính làm bài tập chính xác, thành thạo. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Nội dung bài. Phiếu học tập bài 4.
- HS: Ôn kiến thức, tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: “Chu vi hình tròn” 
 H. Nêu cách tính chu vi hình tròn? 
 H. Nêu công thức tính chu vi hình tròn? VD? 
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài – Ghi đề
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động: Luyện tập. (30’)
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS vận dụng quy tắc, công thức tính chu vi để làm bài, lưu ý trường hợp r = 2 cm thì có thể đổi ra số thập phân hoặc phân số. 
- Cho HS làm bài vào vở nháp, 3HS lần lượt lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét, sửa bài.
a) C = 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
b) C = 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c) C = x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm đường kính hay bán kính khi đã biết chu vi, tìm thừa số chưa biết, chia số thập phân.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét và chốt lại cách làm đúng.
a) Đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m
 d = 15,7 : 3,14 = 5(m)
b) Bán kính hình tròn có chu vi C= 18,84dm
 r = 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
Bài 3: Gọi HS đọc đề, tìm hiểu đề theo nhóm đôi.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV chốt cách làm đúng:
Bài giải
Chu vi bánh xe là:0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
Bánh xe lăn 10 vòng được:2,041 x 10 = 20,41 (m)
Bánh xe lăn 100 vòng được: 2,041 x 100 = 204,1 (m)
 Đáp số: a) 2,041m; b) 20,41m; 201,4m
Bài 4: Gọi HS đọc đề, tìm hiểu đề theo nhóm đôi.
-Yêu cầu HS làm bài vào phiếu, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV sửa bài.
Tính chu vi hình tròn: 6 x 3,14 = 18,84 (cm)
Tính nửa chu vi hình tròn: 18,84 : 2 = 9,42 (cm)
Chu vi hình H: 9,42 + 6 = 15,42 (cm)
* Đáp án: khoanh vào D.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Làm nháp, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Làm vở, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm phiếu, sửa bài.
- Theo dõi.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn, đường kính, bán kính. 
- Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Diện tích hình tròn”.
TIẾT: 5
ĐẠO ĐỨC:
Em yêu quê hương (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
- Qua bài học mọi người cần phải biết yêu quê hương, luôn nhớ đến quê hương, có hành động bảo vệ và xây dựng quê hương, trân trọng con người và truyền thống của quê hương.	
 - Giáo dục HS sự gắn bó với quê hương, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2; 3. 
 HS: Thẻ màu, một số bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê hương.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: “” (Tiết 1)
H:Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì đối với quê hương? 
H: Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào? )
H: Nêu ghi nhớ?
 3. Bài mới : 
Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động: Củng cố cho HS về tình yêu quê hương: (30’)
Bài 2: Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập. 
- Cho lớp thảo luận theo nhóm bàn, lớp trưởng điều khiển giơ thẻ màu đỏ những ý mà các nhóm tán thành.
- Gọi vài nhóm nhận xét, giải thích. 
- GV nhận xét, kết luận: Tán thành a; d. Không tán thành b; c
Bài 3: Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để xử lí tình huống, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
* Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
* Tình huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, ví đó là việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. 
- GV yêu cầu HS trình bày cảnh đẹp, bài thơ, bài hát.
- Cho cả lớp trao đổi ý nghĩa các bài thơ, bài hát.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện.
- Theo dõi, nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Uỷ ban nhân dân xã (phường) em”.
Thứ ba ngày 10 tháng 01 năm 2012
TIẾT: 1
TOÁN:
Diện tích hình tròn.
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn bằng cách: lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14.	
 - HS vận dụng cách tính diện tích hình tròn vào làm các bài tập chính xác, thành thạo.
II. Chuẩn bị: GV: Com pa, thước chia cm.
 HS: Com pa, thước chia cm.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: “Luyện tập”
	H. Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào? (Trinh)
 H. Nêu cách tính bán kính, đường kính khi có chu vi? (Huyền)
 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động1: Hình thành kiến thức (12’)
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
 S = r x r x 3,14 
(S: diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- GV lấy một số VD cho HS thực hiện nháp, nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.(20’)
Bài 1 và bài 2.
- Gọi HS đọc bài và vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn vào làm bài.
- GV hướng dẫn HS trường hợp r = m hoặc d = m thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở, vài  ... nguồn năng lượng của hoạt động đó.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS tìm thêm các VD khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ SGK trang 142.
- GV chốt ý: Hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc đều có nguồn năng lượng tương xứng cho hoạt động đó.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt. 
- Để đồ dùng chuẩn bị theo nhóm lên bàn.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện.
- Theo dõi, nhắc lại.
- Theo dõi.
4. Củng cố - Dặn dò: Cho HS nhắc lại tác dụng của năng lượng. Chuẩn bị: “ Năng lượng mặt trời”
Thứ sáu ngày 12 tháng 01 năm 2012
TIẾT: 1
TOÁN:
Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm quen vời biểu đồ hình quạt.
 - Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt. 
II. Chuẩn bị: GV: Vẽ sẵn các biểu đồ hình quạt vào bảng phụ.
 HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: “Luyện tập chung” 
 GV gọi vài HS nêu cách tính chu vi hình tròn, đường kính, bán kính khi biết chu vi, diện tích hình tròn.
 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.(12’)
 Ví dụ 1: GV gắn biểu đồ ở ví dụ 1 SGK (bằng bìa) lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và nhận xét các đặc điểm sau:
+ Biểu đồ có dạng hình gì? chia mấy phần? (dạng hình tròn, chia thành nhiều phần)
+ Trên mỗi phần biểu đồ ghi gì? (ghi các tỉ số phần trăm tương ứng)
- GV hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ: 
+ Biểu đồ nói về gì? (tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện)
+ Sách trong thư viện có mấy loại? (3 loại)
+ Hãy đọc tỉ số phần trăm của từng loại sách?
 Ví dụ 2.
- GV gắn biểu đồ ở ví dụ 2 SGK (bằng bìa) lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát vàcho biết:
 + Biểu đồ nói về gì.
 + Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi? 
 + Tổng số HS cả lớp? (có 32 HS)
 + Tính số HS tham gia Bơi?
Hoạt động 2: Luyện tập. (20’)
Bài 1: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi đọc số liệu tương ứng.
- GV nhận xét các thông tin mà HS khai thác được qua biểu đồ và chốt lại:
a) Thích màu xanh: 48 HS
b) Thích màu đỏ: 30 HS
c) Thích màu trắng: 24 HS
d) Thích màu tím: 18 HS
Bài 2: Yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt rồi cho biết: 
 + Phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, HS khá, HS trung bình? 
 + Đọc số liệu tương ứng?
- GV nhận xét, chốt ý:
 * Phần màu trắng chỉ số HS giỏi chiếm: 17,5%.
 * Phần màu xanh nhạt chỉ số HS giỏi chiếm: 60%.
 * Phần màu xanh đậm chỉ số HS giỏi chiếm: 22,5%.
- Thực hiện theo yêu cầu. 
- Theo dõi, thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Vài HS nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi, nhắc lại.
4. Củng cố – Dặn dò: 
- GV lấy một số biểu đồ khác, yêu cầu HS đọc số liệu tương ứng.
- Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập về tính diện tích”.
-------------------------------------------------------------
TIẾT: 2
KĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
-----------------------------------------------------------
TIẾT: 3
TẬP LÀM VĂN:
Lập chương trình hoạt động
 I. Mục đích yêu cầu : 
 - Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
 - Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
 - Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin khi tham gia.
II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ viết sẵn 3 phần chính của bản chương trình hoạt động. Giấy khổ to để học sinh lập chương trình.
 HS: Tìm hiểu bài và chuẩn bị bài 2, bút dạ, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy và học : 
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động1: Hình thành kiến thức. (12’)
 Bài 1: Gọi 2HS đọc nối tiếp đề, nêu yêu cầu bài. 
- GV giải nghĩa: Việc bếp núc : việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa, 
- Cho HS hoạt động nhóm bàn, nội dung :
 + Đọc thầm lại mẩu chuyện.
 + Trao đổi với nhau 3 câu hỏi SGK trang 24. 
- Đại diện nhóm bàn trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và lần lượt gắn 3 tấm bìa : bìa 1 : 
I. Mục đích ; bìa 2 .
 II. Phân công chuẩn bị ; bìa 3.
 III. Chương trình cụ thể.
* GV chốt : Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng đã cùng các bạn lập một CTHĐ rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người. 
- Yêu cầu HS đọc chương trình hoạt động liên hoan.
Hoạt động2 :Thực hành học sinh lập chương trình hoạt động. (20’) 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm việc theo từng nhóm bàn, lập chương trình hoạt động: mỗi nhóm lập CTHĐ với đủ 3 phần .
- Tổ chức cho các nhóm trình bày trên bảng lớp, nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
- GV gợi ý HS nhận xét: 
 + Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không? 
 + Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? 
 + Phân công việc rõ ràng chưa? Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không?
- GV nhận xét tinh thần làm việc của cả lớp và khen ngợi những nhóm thực hiện tốt.
- Gọi vài nhóm đọc chương trình hoạt động vừa được tuyên dương.
- GV chốt ý như SGV trang 38.
- Thực hiện, lớp theo dõi SGK. 
- Theo dõi.
- Thực hiện. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Vài HS đọc.
- Thực hiện, lớp theo dõi SGK.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Theo dõi, thực hiện.
- Lắng nghe.
- 2 nhóm đọc.
- Theo dõi.
4. Củng cố - dặn dò : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo 3 phần và ích lợi của chương trình hoạt động.
- Chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động (tt)”.
-------------------------------------------------------	
TIÊT: 4
LỊCH SỬ:
Ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ đôïc lập dân tộc
(1945 – 1954)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian gắn với các bài học. 
- Rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử theo từng giai đoạn chính xác, thành thạo. 
- Giáo dục HS ý thức ôn tập để đạt kết quả cao.
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, bảng phụ chơi trò chơi, phiếu học tập. 
 HS: Ôn tập kiến thức, tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học : 
 1. Ổn định:
 2. Bài cũ: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn tập kiến thức.(20’)
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý:
Câu1: Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng. Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được. Nạn đói, không biết chữ..
Câu2: Cách mạng tháng Tám 1945 đến chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Câu3: Khẳng định: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”. 
Câu4: + Cách mạng tháng Tám thành công.
 + Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
 + Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1950.
 + Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trò chơi.(10’)
- GV cho HS chơi trò chơi theo chủ đề: “Tìm địa chỉ đỏ”
- GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS tìm đúng.
- Gọi HS nhắc lại các sự kiện lịch sử, nhân vật tương ứng với địa danh.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện.
- Theo dõi, nhắc lại.
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
4. Củng cố dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại nội dung ôn tập. Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Nước nhà bị chia cắt”. 
---------------------------------------------------
TIẾT: 5
Sinh hoạt lớp tuần 20
I. Mục tiêu :
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. HS biết được nội dung công việc tuần 21.
- HS sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Đánh giá nhận xét tuần 20:
* Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, nghỉ học có giấy phép. Duy trì tốt sinh hoạt 15’ đầu giờ. Các em có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
* Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ bạn yếu
* Học tập : Các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp như: Nhật, Thiên, Nhim, Bứt, Duyệt, Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, trong lớp chưa chú ý nghe giảng như : Xuyên, Jơ, Li-a, Blen,Đan.
* Các hoạt động khác : Thực hiện tốt ATGT, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của trường, Đội. 
III. Kế hoạch tuần 21:
- Thực hiện chương trình tuần 21. Dạy từ thứ hai đến thứ tư rồi nghỉ tết nguyên đán.
- Duy trì sĩ số trước và sau tết.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Thường xuyên rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Nhắc các em vui tết lành mạnh tiết kiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 T 20.doc