Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Phan Bội Châu

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Phan Bội Châu

Toán

 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:

 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ơngs gấp lên bấy nhiêu lần).

 -Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

 - Rèn HS thực hiện đúng, nhanh, thành thạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV: SGK, bảng phụ ;phiếu học tập.

 - HS: SGK.VBT.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4 - Trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4
 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Toán 
 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ơngs gấp lên bấy nhiêu lần).
 -Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
 - Rèn HS thực hiện đúng, nhanh, thành thạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: SGK, bảng phụ ;phiếu học tập.
 - HS: SGK.VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ (5’): 
- Muốn tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó ra làm thế nào? 
- Muốn tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ta làm thế nào? 
 - Nhận xét, sửa chữa.
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’ ): 
 1/ Hoạt động1 :Giới thiệu Vdụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ. ( 5’)
- GV nêu Vdụ SGK.
- Yêu cầu HS tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.
- Cho HS điền Kquả vào bảng kẽ sẵn.
- Cho HS quan sát bảng rồi nêu nhận xét.
-Như vậy TG và QĐ có mối quan hệ tỉ lệ.
2/Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán và cách giải.(12’)
- GV nêu bài toán SGK.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt rồi giải bài toán.
 Tóm tắt : 
 2 giờ: 90 km.
 4 giờ:  km? 
- Cách giải này bằng cách “rút về đơn vị “đã biết ở lớp 3.
- Gợi ý để dẫn ra cách giải 2.
+ 4 giờ gấp máy lần 2 giờ? 
+ Như vậy quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần? 
- Từ đó tìm QĐ đi được trong 4 giờ.
+ Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp theo dõi.
- Cách giải này bằng cách “Tìm tỉ số “.
- Đây chính là 2 cách giải của dạng toán quan hệ tỉ lệ.
 3/Hoạt động 3: Thực hành(10’)
a/Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề rồi tóm tắt.
- Gv hướng dẫn cách giải bằng cách “Rút về đơn vị “.
- Nhận xét, sửa chữa.
b/Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề rồi tóm tắt, cho HS giải.
-GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng cách tìm tỉ số
-GV thu phiếu chấm điểm ,nhận xét sửa sai.
C. Nhận xét – dặn dò (1’: )
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập: Bài 1,2.
 - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS theo dõi.
- Quãng đường đi được lần lượt là : 
4 km, 8km, 12km, 
TG đi
1 giờ
2 giờ
3giờ
QĐ đi được
4 km
8km
12km
- Khi TG gấp lên bao nhiêu lần thì QĐ đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
-HS theo dõi
-1HS lên bảng+Lớp làm giấy n háp	
 Giải : 
 Trong 1 giờ ô tô đi được là : 
 90 : 2 = 45 (km)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là.
 45 x 4 = 180 (km) 
 ĐS: 180 km.
- 2 lần.
- 2 lần.
- 90 x 2 = 180 (km)
- 1HS trình bày.
 4 giờ gấp 2 giờ số lần là : 
 4: 2 = 2 (lần).
Trong 4 giờ ô tô đi được là : 
 90 x 2 = 180 (km) 
 ĐS: 180km.
-1HS đọc đề.
-1 HS giải trên bảng+Lớp làm vào vở
 ĐS: 112000 đ.
- 1HS đọc đề.
-1HS lên bảng +Lớp làm vào phiếu
 ĐS: a/84 người.
 b/60 người.
________________________________________________
Tập đọc 
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài ; bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
- Các em tinh thần đoàn kết thương yêu nhau.
 *Kĩ năng xác định giá trị ;Kĩ năng thể hiện sự cảm thông .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi HS đọc bài Lòng dân và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và cho điểm
- 6 em đọc vở kịch “Lòng dân” (cả phần 1 và 2 theo cách phân vai)
B. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’ ) 
1/Hoạt động 1: Luyện đọc: (12’)
 -Gọi một HS khá(giỏi) đọc toàn bài - -Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp.
-GV chia đoạn : 4 đoạn
+Đoạn 1: từ đầu  Nhật Bản
+Đoạn 2: Hai qủa bom  nguyên tử
+Đoạn 3: Khi Hi-rô-si-ma  644 con
+Đoạn 4 : còn lại
 - Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc : 100 người, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 -Gọi 1,2 HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài
2/Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12 ) 
-Cho HS đọc bài và thảo luận nhóm 4.
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
 + Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
 + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
 + Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài
3/Hoạt động 3: Đọc diễn cảm (7’)
-Gọi 4 HS đọc 4 đoạn
- GV đọc mẫu Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4
-GV nhận xét khen thưởng những HS đọc hay.
- 1HS đọc bài+Cả lớp đọc thầm
-4 HS đọc đoạn nối tiếp nhau 4 đoạn (3 lượt)
-HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của giáo viên
- 2HS đọc chú giải 
- HS luyện đọc theo cặp.
-1,2 HS đọc bài
-Lớp theo dõi.
-HS đọc bài ,thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Khi chính phủ Mỹ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
-Cô tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy ...............
- Các bạn nhỏ đã gấp sếu giấy gởi tới tấp cho Xa-da-cô
- Đã quyên góp tiền xây dựng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử .........
- Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hoà bình, ..........
-HS nêu nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
-4HS đọc 4 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp
- Đại diện thi đọc . 
- Lớp nhận xét
C. Nhận xét, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét tiết học
- Các em về nhà đọc trước bài “Bài ca về trái đất”
___________________________________________________
Chính tả{ Nghe – Viết}: 
 ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ.
I. MỤC TIÊU
 - Nghe - viết đúng chính tả ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi:Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
 - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần, quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,BT3) 
 *Kĩ năng giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Vở Bài tập (VBT) Tiếng Việt 5, tập một . 
 - Bút dạ, phiếu nhóm viết mô hình cấu tạo vần 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. kiểm tra Bài cũ: (5’)
Chép vần các tiếng: Chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình vào mô hình cấu tạo vần. Nói vị trí đặt dấu thanh từng tiếng.
- 2 HS lên bảng làm bài.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 1’ 
1/Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết: (13’)
- GV ñoïc baøi chính taû trong SGK .
+ Nhaän roõ tính chaát phi nghiõa cuûa cuoäc chieán tranh xaâm löôïc , Phraêng Ñô Boâ-en ñaõ laøm gì ?
-Höôùng daãn HS vieát nhöõng töø maø HS deã vieát sai : Phraêng Ñô Boâ-en , khuaát phuïc , tra taán , xaâm löôïc.
-GV ñoïc roõ töøng caâu cho HS vieát .
-Nhaéc nhôû , uoán naén nhöõng HS ngoài vieát sai tö theá .
-GV ñoïc toaøn baøi cho HS soaùt loãi .
-Chaám chöõa baøi :+GV thu chaám moät soá baøi cuûa HS.
 +Cho HS ñoåi vôû cheùo nhau ñeå chaám 
-GV ruùt ra nhaän xeùt vaø neâu höôùng khaéc phuïc loãi chính taû cho caû lôùp .
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :15’
a/Bài tập 2 :Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV chia HS theo nhóm 
- Giáo viên chốt lời giải đúng 
+ Giống nhau: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái đó là nguyên âm đôi. 
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có. 
b/Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài
 - Giáo viên chốt lời giải đúng: 
C. Củng cố dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-1949, Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ quân đội ta lấy tên Việt là Phan Lăng.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc yêu cầu bài 
-HS làm bài theo nhóm
- đại diện nhóm trình bày. 
-1HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm rồi phát biểu
-HS nhớ quy tắc viết dấu thanh
 ___________________________________________________
Đạo đức 
 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Học sinh :
 -Biết thế nào là trách nhiệm về việc làm của mình.
 -Biết làm việc gì sai biết nhận và sửa lỗi.
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý đúng của mình.
 *Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ;Kĩ năng kiên định ;Kĩ năng tư duy phê phán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK+VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
-Gọi HS đọc ghi nhớ
B.Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 1/Hoạt động 1: Xử lý tình huấn bài tập 3 SGK (16’).
- GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
 +Nhóm 1 và 2 câu a ; + Nhóm 3 và 4 câu b
 + Nhóm 5 câu c ; + Nhóm 6 câu d.
 -GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết.Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
2/Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân(13’)
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại 1 việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
+Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?.
 -GV kết luận: Người có trách nhiệmlà người trước khi làm việc gì cũng đều có suy nghĩ, 
-Yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
C.Củng cố-dặn dò: (2’)
-GV nhận xét tiết học.
-2HS đọc
-HS thảo luận nhóm để xử lý tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày dưới hình thức đóng vai
-Cả lớp trao đổi bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS nhớ lại 1 việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
-HS trao đổi nhóm đôi.
-Trình bày và tự rút ra bài học
-HS lắng nghe.
-2HS đọc
- 
 ___________________________________________________
 Khoa học 
 TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ 
 I.MỤC TIÊU :
-Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ vị thành niên đến tuổi già . 
* Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của tuôi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV: Thông tin và hình trang 16 , 17 SGK .
 -Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A.Kiểm tra bài cũ (4’): 
- “ Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì “
 - Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
 B. Bài mới :Giới thiệu bài (1’) 
1/ Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16 , 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi 
-GV nhận xét bổ sung. 
2/ Hoạt động 2 :.Trò chơi : “ Ai ? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời ? “
-GV và HS cùng sưu tầm khoảng 12-16 tranh ảnh nam , nữ ở các lứa tuổi ,làm các nghề khác nhau trong xã hội - GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đ ... I
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:
 -Nêu được đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam.
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi ;nước sông lên ,xuống theo mùa ;mũa mưa thường có lũ ;mùa khô nước sông hạ thấp.
 *Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ;Kĩ năng quản lý thời gian ;Kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh ảnh và sông mùa lũ và sông mùa cạn (nếu có).
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) “Khí hậu”.
 + Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
 + Khí hậu miền Bắc & miền Nam khác nhau như thế nào?
 -GV nhận xét,ghi điểm
B. Bài mới : Giới thiệu bài: (1’)
1/ Hoạt động1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ( 10’ ) 
-GV cho HS dựa vào hình 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau :
 + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
 + Kể tên & chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
 +Ở miền Bắc & miền Nam có những con sông lớn nào?
 + Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
-GV nhận xét và kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc & phân bố rộng khắp trên cả nước.
 2.Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.(10’)
 -GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ & hoàn thành nội dung bảng thống kê dựa vào hình 2, hình 3 SGK.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
+ GV sữa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của HS 
3/Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi.(7’)
 - GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
-HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Vị trí 2 đồng bằng lớn & những con sông bồi đắp nên chúng.
- Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly & Trị An.
 * Kết luận: Sông ngòi bù đắp phù sa tạo nên nhiều đồng băng. .
C. Củng cố dặn dò (2’): 
- Nhận xét tiết học.
-Bài sau:” Vùng biển nước ta”
-2HS trả lời
-HS dựa vào H1 trong SGK và trả lời:
- Nước ta có rất nhiều sông. 
- Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, ở miền Nam; sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng, ở miền Trung .
-Ở miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình... Ở miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai,
- Sông ngòi miền Trung thường ngắn & dốc.
- Một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt nam các sông chính.
-HS nghe.
- HS làm việc theo nhóm, các nhóm cùng đọc SGK trao đổi & hoàn thành bảng thống kê.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- các nhóm khác nhận xét bổ sung 
-Bồi đắp nên nhiều đồng bằng. Cung cấp nước cho đồng ruộng. Là nguồn thuỷ điện & là đường giao thông. Cung cấp nhiều tôm, cá.
-Gọi 2 HS lên chỉ.
-Sông Hông và sông cửu long.
-HS kể tên & chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta.
-HS nghe.
-HS xem bài trước.
 __________________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 14 tháng 09 năm 2012
Tập làm văn 
 TẢ CẢNH 	
 (Kiểm tra 1 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
 -HS biết viết 1bài văn tả cảnh hoàn chỉnh .
 *Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -GV: Bảng phụ viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
 -HS: Giấy kiểm tra.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A / Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra giấy kiểm tra của học sinh.
 B / Bài mới : Giới thiệu bài :(1’)
1/Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài :2’
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
-GV cho HS đọc kĩ một số đề và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt. Khi đã chọn, phải tập trung làm không được thay đổi.
2/Hoạt động 2: Học sinh làm bài (28’)
-GV cho HS làm bài.
-GV thu bài làm HS.
4 / Củng cố dặn dò :2’ 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề .
-HS làm bài vào vở.
-HS nộp bài cho GV.
 ___________________________________________________
Toán 
 LUYEÄN TAÄP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
 - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 - Bảng phụ ,phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’)
-Gọi HS làm bài tập 3,4
- GV nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1’) 
1/Hoạt động 1: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
a/Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán
- GV nhận xét và ghi điểm, sửa bài. 
b/Bài 2: : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS nhắc công thức tính chu vi hình chữ nhật. 
-Gv phát phiếu cho HS
-GV thu phiếu chấm điểm-nhận xét sửa sai.
2/Hoạt động 2: Ôn tập về dạng toán bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ vừa học. 
a/Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. 
- GV hườgs dẫn HS phân tích đề toán
- Yêu cầu HS thực hiện bài theo hai cách, GV có thể tổ chức cho HS làm bài theo nhóm tổ. 
- GV sửa bài, nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập 4. 
-2HS làm bài
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
-1HS lên bảng +Lớp làm vào vở
 ĐS: Nam:8 ;Nữ :20
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng+Lớp làm bài phiếu 
 ĐS: 90m
- 1 HS đọc đề bài. 
- HS nêu 2 cách giải. 
- HS làm việc theo nhóm. 
 ĐS: 6 L 
___________________________________________________
Khoa học 
 VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 -Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh ,bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
 -Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
 *Kĩ năng tự nhận thức ;Kĩ năng xác định giá trị của bản thân ;Kĩ năng quản lý thừi gian và thuyết trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: - Hình trang 18, 19 SGK
 + Phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì 
 -HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Kiẻm tra bài cũ: (5’)
- “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”.
 +Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già có mấy giai đoạn?
 -GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) : 
1/ Hoạt động : Động não.
 - GV giảng và nêu vần đế :
 +Ở tuổi dậy thì,các tuyến mồ hôi và tuyền dầu ở da
 +Vậy ở tuổi này , chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ , thơm tho và tránh bị mụn “ trứng cá “
 - GV ghi nhanh tất cả các ý kiến của HS trên bảng 
- GV nói: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển .Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm nam và các nhóm nữ riêng.
- Chữa bài tập theo từng nhóm nam ,nữ riêng 
 -GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục bạn cần biết trang 19 SGK.
2/Hoạt động 2: (7’) Quan sát tranh và thảo luận :
 -GV chia nhóm và yêu cầu thảo luận theo nhóm 
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất 
 -GV khuyến khích HS đưa thêm những ví dụ khác với SGK về những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì 
 +Ở tuổi dậy thì chúng ta cần làm gì? 
 - Kết luận: Như mục “ Bạn cần biết “ phần 3 trang 19 SGK 
 C. Củng cố-dặn dò( 2’) : 
- Nhận xét tiết học. 
-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS nêu những việc làm : rửa mặt , gội đầu ,tắm rửa , thay quần áo 
- HS nêu.
-Mỗi nhóm 4 em : 
+ Nam nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nam “
+Nữ nhận phiếu “ Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ “ 
- 2 HS đọc.
-HS quan sát các hình 4,5,6,7, trang 19 SGK và trả lời các câu hỏi: 
-Cần ăn uống đủ chất , tăng cường luyện tập thể dục thể thao , vui chơi giải trí lành mạnh ; .
- Đại diện từng nhóm trình bày kêt quả thảo luận của mình .
- HS đưa thêm ví dụ .
- Ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất , tăng cường luyện tập thể dục thể thao , ..
-3HS đọc
 .
___________________________________________________
Lịch sử: 
 XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
 -Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
 - Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế & xã hội (kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo)
 *Kĩ năng xác định giá trị ;Kĩ năng tự nhận thức ;kĩ nawnmg kiên định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Hình trong SGK 
 + Bản đồ hành chính Việt Nam (để giới thiệu các vùng kinh tế)
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
A. Kiểm tra bài cũ: 3’ “ Cuộc phản công ở kinh thành Huế “
 -Chiếu Cần vương có tác dụng gì?
 - Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
-GV nhẫn Xét ghi điểm
B. Bài mới :Giới thiệu bài (1’)
1/ Hoạt động 1 : Những thay đổi của nền kinh tế,XH Việt Nam cuối thế kĩ XI X-đầu thế kỉ X X (27’)
-GV chia HS theo nhóm.
 +N.1;2: Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối rhế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX. 
 + N.3,4: Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ N.5,6: Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này như thế nào?
 -GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 - GV nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỉ XX.
C. Củng cố-dặn dò (3’) 
 -Gọi HS đọc nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
-2HS trả lời 
-HS thảo luận và làm bài theo nhóm
+ N.1,2: Pháp xây dựng nhiều nhà máy, lập đồn điền, xây dựng đường sắt, thành thị phát triển. 
+ N.3,4 : Công nhân ra đời, chủ xưởng, người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức ra đời 
+ N5,6: Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này càng bị bần cùng hoá cao độ.
-Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 3 HS đọc.
 _______________________________________
 Sinh Hoạt lớp 
TUẦN 4
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 3.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
 - Rèn cho HS tự ý thức,rèn luyện đạo đức tác phong ,có thái độ học tập đúng đắn
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1) Đánh giá hoạt động tuần 4:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 4. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: 
 - GV nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm
 2) Kế hoạch tuần 5: 
 -Thực hiện chương trình tuần 5 
 - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, 
 - Duy trì tốt nề nếp học tập , sinh hoạt 15’ đầu giờ- giúp đỡ HS yếu :
 -Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Nhắc nhở HS đi học chuyên cần.
 - Thực hiện tốt tháng an toàn giao thông.
 - Sinh hoạt văn nghệ tập thể.
 -Gv nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 4 2012.doc