Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Đạ Tông

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Đạ Tông

Đạo đức:

NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU:

-HS biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Giáo dục HS tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường Tiểu học Đạ Tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
 Ngày soạn: Ngày 12 tháng10 năm 2012
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU:
-HS biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Giáo dục HS tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Nêu những việc em đã làm để vượt qua khó khăn của bản thân. 
- 2 học sinh 
- Những việc đã làm để giúp đỡ những bạn gặp khó khăn (gia đình, học tập...) 
- Lớp nhận xét 
2. Bài mới 
a ,Giới thiệu bài: 
“Nhớ ơn tổ tiên” 
- Học sinh nghe
b. Phát triển các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Phân tích truyện “Thăm mộ”
- Nêu yêu câu 
- Thảo luận nhóm 4
- Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? 
- Ra thăm mộ ông nội ngoài ng/trang làng. Làm sạch cỏ và thắp hương trên mộ ông. 
-Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? 
- Việt muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với ông bà, cha mẹ. 
- Qua câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
- Học sinh trả lời 
® GV chốt: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 
- Hoạt động cá nhân
- Nêu yêu cầu 
- Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. 
- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. 
Þ Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc b, d, đ, e, h. 
- Lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào? 
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân 
- Trao đổi trong nhóm (nhóm đôi) 
- Một số học sinh trình bày trước lớp. 
- Nhận xét, khen những học sinh đã biết thể hiện sự biết ơn tổ tiên bẳng các việc làm cụ thể, thiết thực, nhắc nhở học sinh khác học tập theo các bạn. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề nhớ ơn tổ tiên. 
- Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- Chuẩn bị: Tiết 2 
- Nhận xét tiết học 
Khoa học: 
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. YÊU CẦU:
- HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
- Rèn kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết; tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
- Giáo dục học sinh ý thức tự bảo vệ mình, tránh không bị muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 	Thầy: Hình vẽ trong SGK trang 28,29
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Phòng bệnh sốt rét 
 2 Hs trả lời 
- Khi nào muỗi A-nô-phen bay ra đốt người?
- Vào buổi tối hay ban đêm.
- Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ 
2.Bài mới 
a ,Giới thiệu bài mới: Phòng bệnh sốt xuất huyết 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại 
Ÿ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 24 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK 
Ÿ Bước 2: Làm việc theo nhóm 2
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn trên. 
Ÿ Bước 3: Làm việc cả lớp
1) Do một loại vi rút gây ra
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
2) Muỗi vằn hút vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có trong máu người bệnh truyền sang cho người lành 
3) Sống trong nhà, ẩn nấp ở xó nhà, gầm giường, nơi treo quần áo
4)..., đẻ trứng vào nơi chứa nước: chum, vại, bể nước 
d) Đốt người vào ban ngày và có khi cả ban đêm ® cần nằm màn ngủ.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
® Giáo viên kết luận:
- Do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
- Có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Quan sát 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, giảng giải 
Ÿ Bước 1: Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1,2,3 trang 28,29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
- Hình 1: Bể nước mưa có nắp đậy. Một người đang khơi thông rãnh nước, một người đang quét sàn (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 7.doc