Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8

I/ Mục tiêu:

- Đọc rành mạch lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).

II/ Đồ dùng dạy- học:

-GV : Tranh vẽ SGK ; HS: SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai ngày18 tháng 10 năm 20111
 GDTT $15: Chào cờ (Nội dung do nhà trường đề ra)
 Tập đọc $15:
Kì diệu rừng xanh
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
II/ Đồ dùng dạy- học: 
-GV : Tranh vẽ SGK ; HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba- la- lai ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi về bài đã đọc.
2-Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Hướng dẫn HS chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ chú giải.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
+) Rút ý1:Vẻ đẹp của những cây nấm.
- Cho HS đọc lướt cả bài và trả lời câu hỏi:
+Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
+Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
+)Rút ý 2:Cảnh rừng đẹp, sống động đầy bất ngờ thú vị.
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho HS quan sát tranh, nêu ND tranh?
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 3 HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Đoạn 1: Từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến đưa mắt nhìn theo
-Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
-Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấmNhững liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong 
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành nhanh như tia chớp
-Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ thú vị.
- Vài HS nêu cảm nghĩ.
-HS nêu.
* Vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
-HS quan sát, nêu nội dung tranh.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 3-Củng cố, dặn dò: GV hệ thống nội dung bài.
- Liên hệ: Rừng đem lại cho ta những ích lời gì? Chúng ta cầnlàm gì để bảo về rừng?
 - Nhận xét giờ học, dặn HS VN đọc bài.
 Toán $36:
 Số thập phân bằng nhau
I/ Mục tiêu:
- Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II/ Đồ dùng dạy – học: 
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: - Lấy ví dụ về STP?
 - STP gồm có mấy phần? Là những phần nào?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	2.2-Kiến thức:
a) Ví dụ:
-Cô có 9dm. 
+9dm bằng bao nhiêu cm?
+9dm bằng bao nhiêu m? 
b) Nhận xét:
-Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
-Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số thập phân như thế nào với số thập phân đã cho? Cho VD?
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét.
HS tự chuyển đổi để nhận ra:
 9dm = 90cm
 9dm = 0,9m
 Nên: 0,9m = 0,90m
 Vậy: 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
-HS tự nêu nhận xét và VD:
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0.9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
+Bằng số thập phân đã cho.
VD: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (40):
- Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải để được số TP ...gọn hơn
-Cho HS làm vào bảng con. GV nhận xét.
*Bài tập 2 (40):
- Thêm các chữ số 0...
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: GV hệ thống nội dung bài: GIá trị của STP không đổi khi nào?
GV nhận xét giờ học- BTVN: Bài 3(40)
*Kết quả:
7,8 ; 64,9 ; 3,04
2001,3 ; 35,02 ; 100,01
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
*Kết quả:
5,612 ; 17,200 ; 480,590
24,500 ; 80,010 ; 14,678
- 2 HS nêu.
Lịch sử $8:
 Xô viết nghệ – tĩnh
I/ Mục tiêu: 
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12- 9-1930 ở Nghệ An.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn, xã.
- Nêu một vài ý của diễn biến cuộc biểu tình...
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ 2 tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
 - Phiếu học tập của HS, cho hoạt động 2.
 - Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ – Tĩnh.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu diễn biến, kết quả của hội nghị thành lập Đảng? 
	-Đảng CS Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử gì đối với CM Việt Nam?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV GT bài kết hợp sử dụng bản đồ. 
 Sau khi Đảng CS Việt Nam ra đời đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh CM mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ-Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
	2.2-Nội dung:
a) Diễn biến:
- Cho HS đọc từ đầu đến chính quyền của mình
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi: Hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
b)Kết quả:
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận nhóm 2
Câu hỏi thảo luận:
+Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới?
+Em hãy trình bày kết quả của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
c) ý nghĩa:
- Phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh có ý nghĩa gì?
-Cho HS thảo luận nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
*Diễn biến: Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình.Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ- Tĩnh.
* Một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
- Trong những năm 1930- 1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ –Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
- Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị bãi bỏ
- Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
-Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp, đến năm 1931, phong trào bị dập tắt.
*ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng CM của nhân dân LĐ. Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
	3-Củng cố, dặn dò: HS nêu phần ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài và tìm hiểu thêm về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu $ 15 :
 Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1) ; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) ; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV :Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT 2.
 - HS :SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ:
- HS làm lài BT4 của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
aGiới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b, Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Mời 4 HS chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 3:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4
HSKT: làm đuợc 1 phần
- Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc.
*Bài tập 4:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS đặt câu vào vở.
- Chấm bài
- Nhận xét bài
- Mời HS nối tiếp nhau đọc câu vừa đặt.
- HS nêu yêu cầu của BT
Trao đổi nhóm 2
*Lời giải :
 ý b :Tất cả những gì không do con người tạo ra.
- HS nêu yêu cầu
- làm bài cá nhân
*Lời giải:
 Thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, mạ,đất.
- HS khá, giỏi nêu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
-HS thi đọc.
- Nêu yêu cầu của BT
-Thư kí ghi nhanh những từ ngữ cả nhóm tìm được. Mỗi HS phải tự đặt câu với một từ vừa tìm được ở mỗi ý a, b, c.
- Các nhóm trình bày vào bảng nhóm.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
*Lời giải: Tìm từ
+Tả tiếng sóng: ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào
+Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ
+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, điên cuồng, dữ dội.
- Nối tiếp đọc câu.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - VN làm lại BT.
Toán $ 37 :
 So sánh hai Số thập phân 
I/ Mục tiêu:
Biết :
So sánh hai số thập phân.
Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV :SGK
 HS : Bảng tay, nháp
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
 - HS làm BT3 (40)
2-Bài mới:
*Giới thiệu bài
a, HDẫn HS cách so sánh hai số thập phân
a) Ví dụ 1:
- GV nêu VD: So sánh 8,1m và 7,9m
- GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m bằng cách đổi ra dm sau đó so sánh dể rút ra: 8,1 > 7,9
* Nhận xét:
-Khi so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau ta so sánh như thế nào?
b) Ví dụ 2:
 ( Thực hiện tương tự phần a. Qua VD HS rút ra được nhận xét cách so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau )
c) Qui tắc:
- Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào?
- GV chốt lại ý đúng.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- HS so sánh: 8,1m và 7,9m
Ta có thể viết: 8,1m = 81dm
 7,9m = 79dm
Ta có: 81dm > 79dm 
 (81 >79 vì ở hàng chục có 8 > 7)
Tức là: 8,1m > 7,9m
Vậy: 8,1 > 7,9 (phần nguyên có 8 > 7)
-HS rút ra nhận xét và nêu.
-HS tự rút ra cách so sánh 2 số thập phân
-HS nêu
- HS đọc phần ghi nhớ
b,Luyện tập:
*Bài tập 1 (42):
- Mời 1 HS nêu yêu cầ
- Cho HS làm vào bảng con.
 GV nhận xét, chữa bài
*Bài tập 2 (42):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Chấm bài 
- GV nhận xét, chữa bài
3-Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
-  ... nhanh nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm:
*Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
( Nêú HS không sưu tầm được thông tin và tranh ảnh thì cho HS đọc thông tin và quan sát hình trang 35- SGK).
- GV nhận xét, kl.
- Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo
- Các nhóm trưng bày SP.
- Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung phong phú, đầy đủ, trình bày đẹp.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS
 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2011
 Toán $ 40:
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I/ Mục tiêu:
Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng nhóm.
HS: SGK, bảng con, nháp, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	- Cho 2 HS làm bài tập 4b(trang 43).
	2-Bài mới:
	2.1-Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài:
a) Đơn vị đo độ dài:
-Em hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo:
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề?
Cho VD?
-Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng? Cho VD?
 2.2-Ví dụ:
-GV nêu VD1: 6m 4dm =  m
-GV hướng dẫn HS cách làm và cho HS tự làm
-GV nêu VD2: (Thực hiện tương tự như VD1)
 2.3-Luyện tập:
*Bài tập 1(44): Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (44): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, cách giải
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (44): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải.
- GV nhận xét, chốt KQ đúng.
-Các đơn vị đo độ dài:
 km, hm, dam, m, dm, cm, mm
-Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó và bằng 1/10 (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
 VD: 1hm = 10dam ; 1hm = 0,1km ; 
-HS trình bày tương tự như trên.
 VD: 1km = 1000m ; 1m = 0,001km; ..
*VD1: 6m 4dm = 6 m = 6,4 m
*VD2: 3m 5cm = 3 m = 3,05 m
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- HSKT làm miệng
*Lời giải:
8m 6dm = 8,6m
2dm 2cm = 2,2dm
3m 7cm = 3,07dm
23m 13cm = 23,013m
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở.
- HSKT Theo dõi bạn và nêu miệng
- 2 HS lên chữa bài.
*Kết quả:
 a) 3,4m ; 2,05m ; 21,36m
 b) 8,7dm ; 4,32dm ; 0,73dm
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm ra nháp- 1 HS làm bảng nhóm.
- Chữa bài. 
*Lời giải:
5km 302m = 5,302km
5km 75m = 5,075km
	3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.	
	- Dặn HS ôn bài, làm VBT.
Tập làm văn $16:
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp(BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng(BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp , đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.	
II/ Đồ dùng dạy học:
-GV: SGK, bảng phụ.
HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:-Cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã viết lại.
 -GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 (83):
-Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
-Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào?
-Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách mở bài.
*Bài tập 2 (84):
-Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
-Có mấy kiểu kết bài? đó là những kiểu kết bài nào?
-Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét về hai cách kết bài.
*Bài tập 3 (84):
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Mời một số HS đọc.
-Cả lớp và GV nhận xét cho điểm.
-Có hai kiểu mở bài:
+Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
-Lời giải:a) Kiểu mở bài trực tiếp.
Kiểu mở bài gián tiếp.
-Có hai kiểu kết bài:
+Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quí, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
-Khác nhau:
+Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
+Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
- HS đọc yêu cầu
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc.
	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Nhắc HS về hoàn chỉnh đoạn văn.
Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
- Biết được : Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV + HS :- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
	 - Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyệnnói về lòng biết ơn tổ tiên.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ : Cho HS nêu phần ghi nhớ
2 Bài mới: 
*Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ( bài tập 4-SGK)
* Cách tiến hành: 
-Mời đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Cho các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau:
+Em nghĩ gì khi xem, đọc, nghe các thông tin trên?
+Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hàng năm thể hiện điều gì?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương.
-Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu.
-HS thảo luận nhóm 2
-Thể hiện nhân dân ta luôn hướng về cội nguồn, luôn nhớ ơn tổ tiên.
- Đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (BT 2-SGK)
*Cách tiến hành:
- GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- GV chúc mừng các học sinh đó và hỏi thêm:
+Em có tự hào về truyền thống đó không?
+Em cầ làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
- GV kết luận: (SGV-Tr. 28)
Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ,về chủ đề Biết ơn tổ tiên (BT 3-SGK)
*Cách tiến hành:
- GV cho HS trao đổi nhóm 4 về nội dung HS đã sưu tầm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV khen các nhóm đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
- GV mời 1-2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Kỹ thuật $8
Nấu cơm ( Tiết 2)
I Mục tiêu: 
 -Biết cách nấu cơm.
-Không yêu cầu HS thực hành nấu cơm ở trên lớp.
- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học
- Gv : SGK, Phiếu học tập.
- HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy - học.
A.Kiểm tra bài cũ:-? Nêu cách nấu cơm bằng bếp đun.
B. Bài mới.
 Hoạt động3 . Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện 
-? So sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập.
-Hs trả lời câu hỏi.
-Hs đọc ND mục 2+ q/s H4 Sgk và liên hệ thực tiễn nấu cơm ở gia đình để thảo luận nhóm, sau đó các nhóm báo cáo kết quả.
Nội dung phiếu học tập.
1.Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện 
2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện và cách thực hiện.
3.Trình bày cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
4.Theo em, muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện đạt yêu cầu( chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?
5.Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng nồi cơm điện?
6. Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ lựa chọn cách nấu cơm nào khi giúp đỡ gia đình? Vì sao?
- GV lưu ý HS cách xác định lượng nước, cách san đều mặt gạo, cách lau khô đáy nồi.
- HS lắng nghe.
 Hoạt động 4. Đánh giá kết quả học tập.
-? Có mấy cách nấu cơm? Đó là những cách nào?
-?Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó.
- GV NX, đánh giá kết quả học tập của HS.
-HS trả lời câu hỏi.NX
3.Nhận xét-dặn dò:
- G nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt
-H/d HS đọc trước bài" Luộc rau" và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc rau ở gia đình.
 GDTT $16:
 GD ATGT: Bài 4: nguyên nhân tai nạn giao thông
 Sơ Kết tuần 8
I.Mục tiêu:
1-Kiến thức: Học sinh hiểu nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT. Nhận xét hành vi AT, không AT của người tham gia GT 
2-Kỹ năng: Biết phán đoán nguyên nhân gây TNGT
3-Thái độ: Cố ý thức chấp hành đúng luật GT, vận động mọi người cùng tham gia thực hiện đúng luật GT.
Sơ kết tuần 8- phương hướng tuần 9
II- Đồ dùng: 
GV: 1 câu chuyện về TNGT, tranh về TNGT, SGV
HS : Mỗi em chuẩn bị 1 câu chuyện về TNGT mà em chứng kiến hoặc sưu tầm.
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân 1 tai nạn giao thông.
- GV treo tranh lên bảng
- GV đọc mẩu thông tin SGV
- GV hướng dẫn HS phân tích.
àQua câu chuyện vừa phân tích, em cho biết có mấy nguyên nhân gây ra TNGT?
- nguyên nhân nào là chính? 
HĐ2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT.
* Kết luận:Nguyên nhân chính là người tham gia GT không thực hiện đúng luật GT. Các em cần thực hiện đúng luật GT 
HĐ 3: Thực hành làm chủ tốc độ.
(Thực hành trên sân trường)
- Tổ chức cho HS thực hành ( Vẽ 1 đường thẳng trên sân, gọi 1 em đi bộ, 1 em chạy)
- GV hô: khởi hành.
- GV bất chợt hô : dừng lại, 2 em phải dừng ngay.
- GV nhận xét- Kết luận : Đảm bảo tốc độ , không phóng nhanh để tránh TBGT.
*Củng cố dặn dò: HT ND bài.
- Liên hệ: Xe đạp đi học của các emđã đảm bảo AT chưa?
- Bạn nào trong lớp đã thực hiện tốt luật GT đường bộ?
- Nhận xét giờ 
- Dặn dò tuân theo luật GT ĐB
- HS phân tích : Hiện tượng, địa điểm, hậu quả, nguyên nhân xảy ra TNGT.
- 5 nguyên nhân.
- 3 nguyên nhân chính: do người điều khiển phương tiện gây ra
* HS nêu KL( SGK) 
- HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết.
- HS phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn đó.
- HS thực hành.
- Lớp quan sát: Xem ai dưng lại được ngay, ai không dừng được ngay.
* HS nêu ghi nhớ (SGK)
- HS nêu ý kiến.
Sơ kết tuần 8
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua trong tuần. 
2 GV đánh giá chung :
- Về nền nếp ra vào lớp :
- Về thể dục vệ sinh :
- Về nề nếp học tập :..
+Tồn tại :
3. Phương hướng tuần 9 :
- Duy trì những nền nếp đã có.
- Khắc phục những tồn tại
- Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 8(6).doc