Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 4

Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 4

TOÁN

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. Mục tiêu :

- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bấy nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
 Thứ 2 ngày tháng 9 năm 2011
TOÁN
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu :
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bấy nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
III.Các hoạt động dạy học :
1 Kiểm tra bài cũ : (4’)
 -Gọi HS lên bảng làm BT 1b của tiết trước.
3. Bài mới:	Giới thiệu bài-ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: (12’) Ôn tập
a) GV nêu VD1 SGK
- Hãy tìm quãng đường đi trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ?
b) VD2: Gọi HS đọc đề
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
-Gv hướng dẫn cách 1
- Cách 2 ta làm như thế nào?
- Gv hướng dẫn cách 2
Hoạt động 2: (20’) Luyện tập
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài
-Cho HS tìm hiểu đề và làm bài, một em lên trình bày
-GV nhận xét, bổ sung, chốt cách thực hiện .
Bài 2: Dành cho HS giỏi 
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS tìm hiểu đề và làm bài, 1 em lên trình bày
 - GV nhận xét, bổ sung. 
3 Củng cố –dặn dò : (2’) 
-GV nhận xét, đánh giá tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe. 
- HS đọc yêu cầu đề toán
- HS rút ra nhận xét như SGK
-HS nhắc lại.
- 2 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng tóm tắt đề
	2 giờ : 90 km
	4 giờ : ? km
- Gọi 1 HS lên bảng giải (cách 1) 
-1 HS giải cách 2 –HS khác nhận xét
-2 HS đọc đề 
-1 HS lên bảng giải, HS còn lại làm vào vở.
-Nhận xét, sửa chữa bài bạn.
 Bài giải 
 Số tiền mua 1 mảnh vải:
80000 :5 = 16000 (đồng)
 Số tiền mua 7 mảnh vải:
16000 x 7 = 112000 (đồng) Đáp số : 112 000đ
-HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
 I .Mụctiêu:
 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễm cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khác vọng sống, khác vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II .Đồ dùng dạy học: 
-Tranh SGK.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn từ : “ Khi Hi- rô- si- ma ..gấp được 644 con” để HS đọc diễn cảm 
 III.Các hoạt động dạy và học: 
1.Kiểm tra bài cũ : (3’)
-Gọi 6 HS phân vai đọc vở kịch “Lòng dân” 
H : Nêu nội dung của đoạn kịch ? 
 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng 
Hoạt động 1: (10’) Luyện đọc 
-Gọi HS khá đọc bài.
-GV chia bài làm 3 đoạn.
-GV tìm từ khó 
-GV giảng từ
-Cho HS luyện đọc theo cặp 
- GV đọc toàn bài 
Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu bài
 Cho HS đọc đoạn 1 
H.Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào ?
H.Khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã gây ra những hậu quả gì ?
H : Đoạn 1 ý nói gì ? 
- Cho HS đọc lướt đoạn 2
H : Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
H : Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình thần đoàn kết với Xa- da- cô ?
H : Đoạn 2 ý nói gì ? 
-Cho HS đọc lướt đoạn 3:
H : Để bày tỏ nguyện vọng hoà bình các bạn nhỏ đã làm gì ?
H :Nếu được đứng trước tượng đài ,em sẽ nói gì với Xa- Da-cô 
H : đoạn 3 ý nói gì ? 
H : Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
 GV chốt – ghi bảng.
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- GV cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
3.Củng cố – dặn dò : (3’) 
-Gọi HS nội dung bài 
-GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe.
-1 HS khá đọc toàn bài 
- HS nối tiếp 
-HS luyện đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp
-HS giải nghĩa từ
-HS luyện đọc theo cặp
-HS chú ý lắng nghe.
-HS đọc lướt đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
+Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
+Sau khi hai quả bom nổ gần nửa triệu người bị chết.. khủng khiếp
-Ý 1: Hậu quả Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
-Ngày ngày gấp sếu  em sẽ khỏi bệnh.
-Các bạn nhỏ .gửi tới cho Xa-da-cô.
Ý 2: Khát vọng sống của Xa –da- cô
-HS đọc lướt đoạn 3.
- Khi Xa-da-cô chết ,các bạn đã quyên góp tiền để xây “ Chúng tôi mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình.
-Chúng tôi căm ghét chiến tranh.hoà bình trên trái đất. 
Ýù 3: Khát vọng hoà bình của các bạn nhỏ. 
Nội dung: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sốâng, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
-HS luyện đọc diễn cảm
-HS thi đọc diễn cảm.
-HS dưới lớp nhận xét 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Chủ đề: mái trường thân yêu của em
Hoạt động 1:
LỄ KHAI GIẢNG
Mục tiêu hoạt động 
HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.
HSbiết yêu trường, yêu lớp.
Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô toàn trường.
Tài liệu và phương tiện 
Đĩa nhạc bài quốc ca
Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu....
Cờ nhỏ, hoa để HS vẫy;
Loa, đài;
Giấy mời;
Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Nhà trường, đại diện HS, đại diện cha mẹ HS họp thống nhất kế hoạch tổ chức lễ khai giảng.
Gửi giấy mời đến các đại biểu địa phương
Hướng dẫn HS tập hát quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc.
Hướng dẫn HS tập ĐHĐN diễu hành
HS tập các tiết mục văn nghệ , các tiết mục đồng diễn thể dục để biễu diễn trong ngày khai giảng.
Hướng dẫn HS lớp 5 cách đón và đưa các em HS lớp 1 vào vị trí ngồi dự khai giảng.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cờ, hoa để vẫy chào trong Lễ khai giảng.
Trang hoàng địa điểm tổ chức Lễ khai giảng.
Bước 2 : Tiến hành Lễ khai giảng
Đội nghi thức của trường rước Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ Đội lên Lễ đài, tiếp sau là HS các lớp diễu hành về vị trí tập kết.
Các em HS lớp 1, tay cầm cờ hoa được các HS lớp 5 dắt tay đưa vào vị trí ngồi ở trung tâm của buổi lễ trong sự chào đón nồng nhiệt của HS, GV toàn trường, các PHHS và các đại biểu.
Đại diện ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu các đại biểu.
Chào cờ.
Hiệu trưởng nhà trường lên đọc bản báo cáo tổng kết thành tích năm học trước.
Đại diện chính quyền địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân dịp năm học mới.
Đại diện HS đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu.
Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học.
Bế mạc Lễ khai giảng, HS xếp hàng về từng lớp theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo.
BUỔI CHIỀU:
LUYỆN TẬP ĐỌC:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I/ YÊU CẦU:
- HS đọc đúng, diễn cảm bài văn.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa.
- Viết đoạn 3 đều, đẹp.
- GDHS chia sẽ tình cảm với bạn bè và tình đồn kết giữa các dân tộc.
II/ĐỒ DÙNG:
- Viết sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Đính phần đoạn luyện đọc.
-Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay,lưu ý cách đọc.
2/ Củng cố nội dung:
- Hướng dẫn HS củng cố lại các câu hỏi ở SGK.
3/ Luyện viết:
- GV đọc mẫu.
- GV đọc từng câu để HS viết.
4/ Củng cố:
- GDHS
- Học thuộc ý nghĩa.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đọc nhẩm thuộc ý nghĩa.
-Học sinh viết đoạn 3.
-Tự sốt lỗi, đếm số lỗi, sửa chữ viết sai.
KHOA HỌC
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
 I.Mục tiêu: 
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Giáo dục các em biết giữ gìn sức khoẻ
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
 II.Đồ dùng dạy học : Thông tin và hình trang 16, 17 SGK, phiếu học tập .
- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau
III Hoạt động dạy và học : 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề bài lên bảng
Hoạt động 1: (10’) Làm việc với SGK.
MT: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên,tuổi trưởng thành, tuổi già
-GV cho HS đọc yêu cầu mục 1 (SGK)
-GV nêu nhiệm vụ : Đọc các thông tin trang 16,17 SGK và thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi (7 phút)
- GV cho HS làm việc cả lớp 
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày 
H : Giai đoạn tuổi vị thành niên có đặc điểm gì nổi bật?
H : Tuổi trưởng thành có đặc đểm gì nổi bật?
H : Từ 45 tuổi đến 65 tuổi con người có những đặc điểm gì?
H : Tuổi già có đặc điểm gì nổi bật?
Hoạt động 2: (10’)Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng “
MT: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già .
H : Tìm xem những người xung quanh họ đang ở giai đoạn nào ?
 - Cho HS xem 1 số tranh và nhận xét họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời , theo nhóm 2 (5’)
-GV nhân xét bổ sung
-Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời 
3.Củng cố –dặn dò : (2’)
-GV nhận xét tiết học 
-Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau .
-Thư
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc
-HS làm việc theo nhóm bàn hồn thành bảng trong phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung .
* Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn. Ơû tuổi này có sự phát triền mạnh mẽ về thể chất tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội
* Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội
-Tầm vóc và thể lực của chúng ta phát triển nhất – các cơ quan trong cơ thể đều hồn thiện. Lúc này chúng ta có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
*là thời kì chuyển tiếp sang tuổi già, lúc này con cái chúng ta có thể sẽ bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành .
* Từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên
- Cơ thể dần suy yếu dần, các chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần
- Ở tuổi này chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách rèn luyện thân thể, sống điều độ, tham gia các hoạt động xã hội.
- HS thảo luận tìm xem những người xung quanh, ở trong tranh họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời .
-Đại diện nhóm lên trình bày
-HS lắng nghe.
Thứ 3 ngày tháng 9 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị:
III.Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : (4’)Gọi HS lên bảng làm lại BT 2 của tiết trước.
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu bài-ghi đề bài lên bảng 
b) Luyện tập (30’)
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu BT, trao đổi tìm hiểu 
đề bài, tóm tắt bài toán rồi giải bằng cách “rút về đơn vị”. 
-Gọi 1 HS lên bảng giải, HS còn lại làm vào vở.
-Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa.
Bài 2 : Dành cho HS khá giỏi
- Gọi HS đọc nội dung bài tập
H : 2 tá bút chì là mấy cái bút chì ?
H. Trong bài này dùng cách nào để giải?
-Cho HS làm bài vào vở , gọi 1HS lên bảng giải.
-Hướng dẫn HS nhận xét, sửa c ... hứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm 
H : Chuyện xảy ra như thế nào? Lúc đó em đã làm gì? 
H : Bây giờ nghĩ lại em thấy như thế nào? 
-Cho HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
-GV yêu cầu một số em trình bày trước lớp 
H : Qua các câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
-GV chốt ý : Khi giải quyết công việc hay xử lí một tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản, ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù khong ai biết ta cũng áy náy trong lòng. 
Người có trách nhiệm khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp. Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm vừa làm 
4.Củng cố – dặn dò : (3’)
-Yêu cầu 2 HS đọc lại ghi nhớ 
-Dặn HS về nhà học bài, thực hành theo bài học, xem trước bài “Có chí thì nên”
-Dơm
-Ngọ
-HS chú ý lắng nghe.
-HS đọc nội dung bài tập 3 và thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm trình bày kết quả dưới hình thức đóng vai
-Cả lớp trao đổi bổ sung
-HS chú ý lắng nghe.
-HS tự liên hệ 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS trao đổi theo cặp. 
-HS trình bày 
-HS phát biểu rút ra bài học 
-HS lắng nghe.
-2 HS nhắc lại 
-HS đọc ghi nhớ 
-HS chú ý 
L.TOÁN
ÔN LUYỆN TOÁN CÓ LỜI VĂN
I/YÊU CẦU:
- Giúp HS củng cố cách cộng, trừ phân số.
- Biết cộng số tự nhiên với phân số, giải tốn có liên quan.
 - Rèn kỹ năng cộng, trừ . 
 - GDHS tính cẩn thận tỉ mĩ. 
II/ĐỒ DÙNG:
-Vở bài tập.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Củng cố kiến thức:
2/Thực hành vở bài tập:
- GV chốt kết quả đúng.
Bài 1:
Bài 2: 
3/Luyện thêm:
 1. Tính:
4/Củng cố:
-Nhắc lại ghi nhớ.
- Hồn thành bài tập số 3 SGK.
* Nhóm 1: Làm bài tập 1,2
- 2 em làm vào bảng phụ 
- Đính bảng phụ lên bảng.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Nhóm 2: 
Giải
Thứ 6 ngày tháng 9 năm 2011
TOÁN
	LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
 - Biết giả bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
II. Hoạt động dạy học :
Giáo viên 
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 4 của tiết trước	
2.Bài mới: 
a) GV giới thệu bài-ghi đề bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS luyện tập (30’)
Bài1.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề, tóm tắt và giải . 
- Gọi HS lên bảng giải 
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc bài 2
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề, tóm tắt đề.
-GV gợi ý : 
- Gọi HS lên bảng giải 
 Bài giải2.
Theo sơ đồ, chiều rộngmảnh đất hình chữ nhật là:
 15 : (2 – 1) x 1 = 15(m)
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: 
 15 x 2 = 30 (m)
 Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
 (30 + 15) x 2 = 90 (m)
 Đáp số: 90 m
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề, tóm tắt và giải . 
- Gọi HS lên bảng giải
3. Củng cố-dặn dò : (2’)
-GV nhận xét tiết học. 
-HS nhắc lại đề bài.
-1HS đọc bài 1 
- HS tìm hiểu bài , tóm tắt và gải bài vào vở
-1HS lên bảng giải.
Bài giải 1:
Tổng số phần bằng nhau là :
2 +5 = 7 ( phần ) 
 Số học sinh nam là:
 28 : 7 x 2 = 8 (HS)
 Số học sinh nữ là:
 28 – 8 = 20 (HS)
 Đáp số: 8 HS nam, 20 HS nữ 
.
 Bài giải 3 
 100 km gấp 50 km số lần:
 100 : 50 = 2 (lần)
 Ô tô đi 50 km tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít 
TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH
(kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lộc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
- HS có ý thức viết bài cẩn thận, trình bày sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
-HS: Giấy kiểm tra
-Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III. Hoạt động dạy và học :
Giáo viên
Học sinh
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2.Ra đề : GV ghi 2 đề bài sau lên bảng. 
Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây ( hay trong công viên, trên cánh đồng, nương rẫy)
Đề 2: Tả một cơn mưa .
- Gọi HS đọc 2 đề bài trên.
- GV gạch dưới những từ quan trọng
- GV gợi ý: Để bài văn sinh động, cần dùng từ gợi tả, gợi cảm, dùng biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh để tả
-Cho HS lựa chọn một trong hai đề.
-GV theo dõi , nhắc nhở HS dựa vào cấu tạo của bài văn tả cảnh để viết bài.
3.Củng cố-dặn dò : 
-GV thu bài về nhà chấm.
-Dặn HS đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5 (luyện tập làm báo cáo thống kê) ; nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc đề bài trước lớp.
-HS chú ý 
-HS lắng nghe.
-HS tự lựa chọn và chép đề vào vở và viết bài.
-HS nộp bài.
-HS lắng nghe
KỂ CHUYỆN
	TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I. Mục đích yêu cầu :
 -Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh kể lại được câu chyện đúng ý, ngăn gọn.
-HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, phản hồi, lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học :
-Các hình ảnh minh họa phim trong SGK. 
-Bảng phụ viết sẵn ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát ở Sơn Mỹ (16-3-1968), tên những người Mĩ trong chuyện.
II. Hoạt động dạy và học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : (4’) Gọi 1 HS lên bảng kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết .
3. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động 1: ( 10’) GV kể chuyện 
-GV kể lần 1 kết hợp chỉ lên các dòng ngày tháng xảy ra vụ việc, tên riêng kèm chức vụ và công việc của những lính Mĩ . (ở bảng phụ )
-GV kể lần 2 : Kể từng đoạn kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ phim trong SGK.
Hoạt động 2 :(20) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a)Kể chuyện theo nhóm : Cho HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm (mỗi nhóm kể theo 2-3 tấm ảnh. Sau đó 1 em kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi cùng nội dung ý nghĩa câu chuyện.
b) Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
-Gọi lần lượt HS lên bảng kể
-Yêu cầu HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Gợi ý :
+Chuyện giúp các bạn hiểu được điều gì ?
+Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ?
+Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ?
-Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
3.Củng cố - dặn dò : (2’)
-Cho HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS nhắc lại đề bài
-HS lắng nghe.
-HS vừa nghe, vừa nhìn hình minh hoạ
-HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện cho nhóm nghe. Cả nhóm trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-3 -4 HS thi kể trước lớp.
-HS còn lại lắng nghe, nhận xét về cách kể của bạn.
-HS phát biểu ý kiến của mình.
-Ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người lính Mĩõ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc xâm lược Việt Nam.
-HS nêu
-HS lắng nghe.
Khoa học
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Kĩ năng xác địnhgiá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
- Giáo dục kĩ năng HS ý thức giữ gìn vệ sinh tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
-Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 2 HS.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Động não 
Bước 1: GV giảng và nêu vấn đề:
Vậy ở tuổi này chúng ta nên làm gì để cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho và tránh được mụn trứng cá?
GV ghi nhanh lên bảng.
GV chốt ý:
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập (8p)
 GV chia lớp thành các nhóm nam và các nhón nữ riêng, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập:
 (Nội dung phiếu như sách hướng dẫn)
 - Chữa bài tập theo từng nhóm
Hoạt động 3: Quan sát tranh, thảo luận .
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần ở tuổi dậy thì?
- GV chốt :
3: Củng cố - dặn dò :
- GV hệ thống bài
- Thực hiện những việc làm đã học.
- Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già có thể chia thành mấy giai đoạn, nêuđặc điểm nổi bật của từng giai đoạn?
- ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến đầu ở da hoạt động mạnh.
- Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt ở các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu .
- Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tạo thành mụn trứng cá.
HĐ2:
Mỗi HS nêu một ý kiến ngắn gọn,
- GV yêu cầu HS nêu tác dụng của những việc đẫ kể trên.
- Nam nhận phiếu" Vệ sinh cơ quan sinh dục nam"
- Nữ nhận phiếu "Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ"
yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu mục bạn cần biết SGK.
HĐ3: - Làm việc theo nhóm.
- Quan sát hình 4,5,6,7 trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói nội dung từng hình
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 4
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp trưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Nội dung sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 4. 
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên 
 - Ý kiến các thành viên.
 - Lớp trưởng nhận xét chung.
 - GV tổng kết chung: 
 + Nề nếp: Đi học chuyên cần, đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ, cần chú ý thêm khăn quàng, áo quần gọn gàng hơn
+ Đạo đức: Đa số các em ngoan, không có hiện tượng nói tục, chửi thề, đánh nhau, biết giúp đỡ các bạn yếu.
+ Học tập: Có cố gắng trong học tập, đã có sự chuẩn bị bài, làm bài tập: Tuyên dương ;. Một số bạn yếu có cố gắng : 
 d/ Công tác khác: Tham gia tốt buổi mít tinh kỉ niệm ngày, tham gia dự đại hội liên Đội tham gia sinh hoạt Đội, Sao đúng thời gian , đầy đủ ..
2. Phương hướng tuần 5: 
-Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Thường xuyên biết giúp đỡ bạn yếu.Chú ý vệ sinh cá nhân khi đến lớp.
-Tích cực tham gia mọi phong trào trường, lớp, Đội.
-Hưởng ứng tốt phong trào thi đua dành nhiều hoa điểm 10.
- Tích cực hưởng ứng phong trào ủng hộ quỹ vì bạn nghèo .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An lop 5 tuan 4.doc