Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 10

Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 10

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

- Kỹ năng đọc trôi chảy, phát âm rõ tốc độ tối thiểu đạt 120 chữ/ 1 phút; biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài

- Trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài học, hiểu ý nghĩa của bài

- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học theo chủ điểm

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc

 -Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 170 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn - Lớp 5 - Nguyễn Thị Bích Dung - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần10
 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008
Tập đọc (19):
 ôn tập - kiểm tra giữa kì i (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc lấy điểm các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Kỹ năng đọc trôi chảy, phát âm rõ tốc độ tối thiểu đạt 120 chữ/ 1 phút; biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài
- Trả lời được 1,2 câu hỏi về nội dung bài học, hiểu ý nghĩa của bài
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã học theo chủ điểm
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc
 -Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Kiểm tra đọc:
 - Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu học sinh lên bảng đọc bài theo số bốc thăm và trả lời 1 -2 câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm.
- HS nào không đạt thì kiểm tra lại vào giờ sau.
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài tập 2/95
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
?- Em đã được học những chủ điểm nào?
- Việt Nam - Đất nước em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
?- Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy? 
- Sắc màu em yêu; Bài ca về trái đất;Ê-mi-li;con;Tiếng đàn...; Trước cổng trời.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Nhận xét, bổ sung
3. Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét chung giờ học.
- Học ôn các bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
-6-7 học sinh lên bảng bốc thăm
6-7 học sinh nối tiếp đọc và trả lời câu hỏi
-1 học sinh đọc
-1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh làm vở
 -Học sinh nghe
*********************************************
Toán (46):
 luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cốvề cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân; đọc viêt số thập phân
- So sánh số đo độ dài
- Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số
II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2/ Vở bài tập 
 - Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 2: Dạy- học bài mới: 
*Bài tập 1/48
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở 
 -Nhận xét , cho điểm
 = 12,7 ; = 0,65 ; = 2,005 ; = 0,008
?- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân? Cách đọc số thập phân?
*Bài tập 2/49
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở 
 -Nhận xét , cho điểm
a. 11,20km > 11,02km b. 11,02km = 11,020km
c. 11km 20m = 11,02km d. 11020m = 11,02km
Vậy số đo ở b; c; d bằng 11,02km
*Bài tập 3/49
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở 
- Nhận xét , cho điểm
 4m 85cm = 4,85m 72ha = 0,72km2 
*Bài tập 4/49
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ biết giá trị một hộp đồ dùng không đổi khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền sẽ thay đổi như thế nào?
- Có thể dùng những cách nào để giải bài toán?
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở
- Thu bài chấm, nhận xét, kết luận: 
Giá tiền một hộp đồ dùng là: 180000 : 12 = 15000 (đồng)
Mua 36 hộp như thế thì hết: 15000 36 = 540000 (đồng)
 Đáp số: 540000 đồng
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học .
- Học và làm bài ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-2 học sinh lên bảng
-1 học sinh đọc
-2 học sinh lên bảng
- 2 học sinh trả lời
-1 học sinh đọc 
-2 học sinh lên bảng 
-1 học sinh đọc
-2 học sinh lên bảng. 
-1 học sinh đọc
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh làm bài
-10 học sinh nộp bài
-Học sinh nghe
****************************************************************************
Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008
Toán (37):
 kiểm tra định kì ( giữa kì I )
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố về : Viết số thập phân, viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân 
- So sánh số thập phân, đổi đơn vị đo diên tích
- Giải bài toán có liên quan đến “ rút về đơn vị”hoặc "tìm tỉ số"
- Rèn kỹ năng làm bài, trình bày khoa học.
 - Có ý thức tự giác khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
 1. Đề bài
 Phần 1. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số “ Hai mươi mốt phẩy tám mươi sáu “ viết là:
A. 201,806 C. 21,806
C. 21,86 D. 201,86
 2. Viết dưới dạng số thập phân ta được:
 A. 7,0 B. 70,0
 B. 0,07 D. 0,7
 3. Số lớn nhất trong các số 6,97; 7,99; 6,79; 7,9 là:
 A. 6,97 B. 7,99 
 C. 6,79 D. 7,9
 4. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm trong 7 dm 2 4cm 2 = cm 2 là:
 A. 74 B. 740 
 C. 704 D. 7400 
 5. Một khu rừng hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ. 400m. 
 250 m
Diện tích của khu rừng đó là: 
 A. 1ha C. 10 ha
 B. 1 km 2 D. 0,1 km2 
Phần 2: 
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a, 9m 34cm =  m b, 56 ha =  km2
2. Mua 15 quyển sách Toán 5 hết 135 000 đồng. Hỏi mua 45 quyển sách Toán 5 hết bao nhiêu tiền? 
 2. Cách cho điểm
Phần 1: 5 điểm 
 Mỗi lần khoanh đúng cho 1điểm: 1-C; 2-D; 3-B; 4-B; 5-B
 Phần 2: 5 điểm 
 Bài 1: (2 điểm) - Viết đúng vào mỗi  cho 1đ a. 6,25 b. 0,25 
 Bài 2: (3 điểm) 
 60 quyển vở gấp 12 quyển vở số lần là: 60 : 12 = 5( lần)
 	Số tiền mua 60 quyển vở là: 18 000 x 5 = 90 000 (đồng)
Đáp số: 90 000 đồng
3. Củng cố dặn dò:
- Hết giờ GV thu bài.
- Nhận xét giờ học.
*********************************************
Luyện từ và câu(19):
 ôn tập - kiểm tra giữa kì i (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc lấy điểm ( như yêu cầu tiết 1)
- Nghe- viết đúng và đẹp đoạn: "Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng"
- Hiểu nội dung bài văn: Thể hiện nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn bài tập đọc từ tuần 1- 9
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiểm tra đọc:
 - Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu học sinh lên bảng đọc bài theo số bốc thăm và trả lời 1 -2 câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm.
 3. Hướng dẫn viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi học sinh đọc đoạn văn và chú giải
+ Tại sao tác giả nói ngươì đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+ Tại sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ đất, giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
-Nhận xét câu trả lời
* Kết luận: Thể hiện nỗi niềm trăn trở băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước 
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh tìm từ khó, dễ lẫn có trong bài khi viết 
- Yêu cầu học sinh đọc và viết từ vừa tìm được
c. Viết chính tả
- GV đọc cho học sinh viết vào vở
d. Chấm bài, soát lỗi
- Đọc soát lỗi
- Thu bài chấm-Nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Học và tập ghi dấu thanh ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
-6 -7 học sinh bốc thăm
-6 -7 HS nối tiếp đọc
-1 học sinh đọc
-1-2 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe 
-1 học sinh lên bảng
- HS còn lại viết ra nháp
-Học sinh viết bài
-Học sinh tự soát lỗi
- Học sinh nộp bài
-Học sinh nghe
****************************************************
Đạo đức (10):
tình bạn (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này học sinh biết: Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh, trong cuộc sống hàng ngày
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè
II. Đồ dùng dạy học :
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Kiểm tra bài cũ:
+ Em phải làm gì để có tình bạn trong sáng và lành mạnh?
+ Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy - học bài mới:
 Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Đóng vai/ Bài tập 1
*Mục tiêu: Học sinh biết ứng xử phù hợp trong các tình huống bạn mình làm điều sai
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh chia thành 3 nhóm thảo luận và đóng vai:
+ Các nhóm thảo luận cách đóng vai
+ Gọi đại diện các nhóm trình diễn
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn mình sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên bạn không?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp nhất? Tại sao?
+ Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn em không cho làm những điều sai trái? Em có trách bạn không?
* Kết luận: Cần khuyên ngăn khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ như thế là người bạn tốt.
b. Hoạt động 2: Tự liên hệ
*Mục tiêu : Học sinh biết cách tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp về những việc làm của mình
- Gọi học sinh trình bày trước lớp
 Kết luận: Tình bạn đẹp không tự nhiên mà có, mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn
c. Hoạt động 3: Hát, kể chuyện
*Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố lại bài
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh lên bảng hát hoặc kể chuyện theo sự chuẩn bị của mình
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ/ Sách giáo khoa
- Nhận xét, tuyên dương
 3. Hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và thực hành ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-1 học sinh lên bảng
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
- 3 nhóm trình diễn 
- 1-2 học sinh trả lời
- 2-3 học sinh trả lời
- 1-2 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- Học sinh thảo luận 
- 4-5 học sinh lên bảng
-Học sinh nghe
-3-4 học sinh giới thiệu
- 2 học sinh đọc
- Học sinh nghe
****************************************************************************
Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008
Tập đọc(19):
 ôn tập - kiểm tra giữa kì i (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc lấy điểm ( như yêu cầu tiết 1)
- Ôn các bài tập đọc là văn miêu tả đã học nhằm trau dồi khả năng cảm htụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của các nhà văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn bài tập đọc từ tuần 1- 9
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiểm tra đọc:
- Gọi học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu học sinh lên bảng đọc bài theo số bốc thăm và trả lời 1 -2 câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét, cho điểm.
 3. Hướng dẫn làm bài tập
*Bài tập 2/96
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Trong các bài tập đọc đã học bài nào là bài văn miêu tả
- Hướng dẫn làm bài
+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích ... inh nhận xét
- HS nghe.
-2-3 học sinh trả lời
-3- 4 học sinh trả
- 3 HS đọc.
- Học sinh nghe
**************************************************************************** Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 
Toán (89)
kiểm tra học kì (cuối học kì 1)
I. Mục tiêu:
Kiểm tra học sinh về:
- Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
-Kĩ năng thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số thập phân ; tỉ số phần trăm của hai số ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
 - Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Đề bài, giấy kiểm tra.
 III. Hoạt động dạy học:
Đề bài
 Đáp án
1. Đề bài.
Phần 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu1: Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 là
A. 
Câu 2: Tìm 1% của 100 000 đồng.
A. 1 đồng B. 10 đồng C. 100 đồng. D. 1000 đồng
Câu 3: 3700 m bằng bao nhiêu ki lô mét?
A. 370 km B. 37 km C. 3,7 km D. 0,37 km
Phần 2: 
Câu1: Đặt tính rồi tính
a. 286,43 + 521,85 b. 516,40 - 350,28
c. 25,04 3,5 c. 45,54 : 1,8
Câu 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a. 8 kg 375 g = .............. kg b. 7 m2 8 dm2 = ..............m2
Câu 3: Tính diện tích hình BMCA theo hình vẽ dưới đây.
 A
 4 cm
 M
 4 cm
 B C
3. Củng cố dặn dò
- Hết giờ GV thu bài 
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau.
2. Cách cho điểm
Phần 1: 3 điểm Mỗi câu khoanh đúng được 1 điểm
Câu 1: Khoanh vào C Câu 2: Khoanh vào D
Câu 3: Khoanh vào C
Phần 2: 7 Điểm
Câu 1: 4 điểm Mỗi phần đúng được 1 điểm
a. 808,28 b. 166,12 c. 87,64 d. 25,3
Câu 2: 1 điểm Mỗi phần đúng được 0,5 điểm
a. 8,375 kg b. 7,08m2
Câu 3: 2 điểm
Hình BMCA gồm có 2 hình tam giác ABM và ACM
Hai hình tam giác này đều có đáy AM = 4 cm, chiều cao ứng với đáy AM đều bằng 5 cm. Vậy diện tích hình ABMC là:
 ( 4 5 : 2 ) 2 = 20 (cm2)
 Đ/S: 20 cm2
- HS nộp bài.
- HS nghe.
***************************************
Luyện từ và câu (36)
ôn tập - kiểm tra cuối kì i (tiết 5)
I. Mục tiêu:
Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gởi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em..
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy viết thư.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Không
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
 - GV đọc và chép đề lên bảng.
- HS đọc đề bài.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài:
 Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1.
?-Một bức thư thông thường gồm mấy phần?
?-Em hãy nêu nội dung từng phần?
- HS đọc gợi ý a, b trong SGK. 
-GV lưu ý HS: Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì 1 vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân.
* Viết thư:
- HS tự viết thư.
- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS đọc bức thư mình vừa viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và làm bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
- HS quan sát.
-5 học sinh đọc
 - 4 - 5 học sinh trả lời
 - 2 - 4 HS trả lời.
- 3 - 6 HS đọc.
-Học sinh nghe
- Cả lớp làm bài.
- 5 - 8 HS đọc.
***********************************************
Kể chuyện(18): 
ôn tập - kiểm tra cuối kì i (tiết 6)
I. Mục tiêu:
 -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết câu hỏi bài tập 2
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra đọc:
 - Kiểm tra những học sinh không đạt yêu cầu ở các tiết trước.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- HS đọc bài thơ.
- HS đọc các yêu cầu.
- GV phát phiếu có ghi các yêu cầu cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm thảo luận tốt:
a)Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
b)Trong khổ thơ 1, từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c)Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta.
d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Tập viết lại bài ở nhà cho hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Học sinh đọc 
- 2 học sinh đọc 
- 4 học sinh đọc.
 - Học sinh thảo luận
- 3 học sinh trình bày
- 3 HS nhận xét.
 - HS nghe.
-Học sinh nghe
**************************************************************************** 
Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
Toán (90):
 hình thang
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
 -Hình thành được biểu tượng về hình thang.
 -Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
 -Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Thước, ê ke, giấy, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, bộ ĐDDH
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập sau:
1,286 + 3,15 =... ; 14,072 + 2,63 = ...
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 Dạy- học bài mới:
a. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
*Hình thành biểu tượng về hình thang:
- Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
*Nhận biết một số đặc điểm của hình thang
- Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:
+Hình thang ABCD có mấy cạnh? ( Có 4 cạnh)
+Có hai cạnh nào song song với nhau?
 - Có hai cạnh AB và CD song song với nhau.
+Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?
- Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang. 
- AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
-Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy? 
- Đường cao vuông góc với hai đáy.
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
b. Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành:
*Bài tập 1 (91): 
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2. 
- HS chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt KQ: Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6
*Bài tập 2 (92): 
- HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm vào vở. 
- HS chữa bài. 
-Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng:
-Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
-Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2.
-Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3
-Có bốn góc vuông: hình 1
*Bài tập 3 (92): 
- HS đọc đề bài.
- Cho HS vẽ vào vở.
- HS chữa bài.
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 (92): 
- HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm vào vở. 
- HS chữa bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chấm bài, chốt ý đúng:
 - Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
3. Củng cố - dặn dò: 
?-Thế nào là hình thang vuông?
 - Nhận xét chung giờ học .
- Học ôn lại bài cũ + Làm bài tập/ Vở bài tập
-2 Học sinh lên bảng
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát.
- 2 HS trả lời.
- 3 HS trả lời.
- 3 - 5 HS trả lời.
- 3 - 6 HS trả lời.
- 2 HS nêu.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng.
- 1 học sinh đọc
- HS nghe.
- HS trao đổi.
-3 - 6 học sinh nêu.
- 1 học sinh đọc
 - Cả lớp.
- 4 học sinh nêu.
- 1 học sinh đọc
- Cả lớp. 
-2 học sinh lên bảng
-1 học sinh đọc
- Học sinh làm vở.
- 1 HS lên bảng.
-10 học sinh nộp bài
- 2 HS nêu.
-Học sinh nghe
*********************************************
 Tập làm văn (36):
 kiểm tra đọc
I. Mục tiêu:
- HS đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu văn bản trong SGKTV 5.
	- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong SGK.
	- Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học :
- Đề bài. - HS: giấy kiểm tra.
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiểm tra 
- GV nêu đề bài đề gồm 2 phần:
 Phần đọc thầm: Bài văn trong SGK/ 177
 Phần trả lời câu hỏi ( 10 câu hỏi /SGK/177)
- GV ghi các câu hỏi lên bảng, HS chọn đáp án trả lời và ghi vào giấy kiểm tra.
- Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề 
- Cho HS thực hiện làm bài ( 30 phút )
- Trong khi HS làm bài giáo viên quan sát để nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc
- Hết giờ thu bài về chấm
3. Cách cho điểm3. 
* Đáp án phần TLCH : Mỗi ý đúng 1 điểm.
Câu 1: ý b (Những cánh buồm)
Câu 2: ý a (Nước sông đầy ắp) 
Câu 3: ý c (Màu áo của những người thân trong gia đình)
Câu 4: ý c (Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm)
Câu 5: ý b (Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ)
Câu 6: ý b (Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay)
Câu 7: ý b (Hai từ, đó là các từ: lớn, khổng lồ)
Câu 8: ý a (Một cặp. Đó làcác từ: ngược / xuôi)
Câu 9: ý c (Đó là hai từ đồng âm)
Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như)
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Tiếp tục ôn bài ở nhà - Chuẩn bị sách giáo khoa kì 2.
- Học sinh làm bài
- Học sinh nghe
***************************************
 Chính tả (18):
 kiểm tra viết
 I. Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh về môn tiếng việt được thể hiện qua việc vận dụng để viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
- Rèn kĩ năng trình bày bài văn đủ 3 phần
- Giáo dục học sinh tính tự giác trung thực trong quá trình làm bài
II. Đồ dùng dạy học :
- Đề bài, giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: Không
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Kiểm tra 
Đề bài : Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Quan sát, nhắc nhở
- Hết giờ GV thu bài kiểm tra
3. Cách cho điểm: 10 điểm
* Nội dung kết cấu đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; trình tự miêu tả hợp lí
* Hình thức diễn đạt: Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Tập viết lại bài ở nhà - Chuẩn bị bài giờ sau.
- Học sinh làm bài 
- Học sinh nộp bài
- Học sinh nghe
****************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA - Q2.doc