Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Trường Đông A

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Trường Đông A

Tiết 18: ĐẤT CÀ MAU

I- Mục tiêu

- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

II - Chuẩn bị:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bản đồ Việt Nam .

III- Các hoạt động dạy – học

*Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ

HS đọc chuyện Cái gì quý nhất?, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

-Giới thiệu bài

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
11
Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết 18: ĐẤT CÀ MAU
I- Mục tiêu
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm 
- Hiểu nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II - Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bản đồ Việt Nam .
III- Các hoạt động dạy – học
*Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ
HS đọc chuyện Cái gì quý nhất?, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Giới thiệu bài
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng các từ gợi tả (mưa dông, đổ ngang, hối hả, rất phũ, đất xốp, đất nẻ chân chim,)
- HS đọc từng đoạn của bài văn :
a) Đoạn 1(từ đầu đến nổi cơn dông)
- Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa của từ ngữ khó (phũ)
- HS trả lời câu hỏi:
+Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này (Mưa ở Cà mau,..)
- HS đọc diễn cảm : giọng hơi nhanh, mạnh: nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thừơng của mưa ở Cà Mau (sớm nắng chiều mưa, nắng đó, đổ ngay xuống hối hả, phũ,..)
b) Đoạn 2(từ CàMau đất xốp đến bằng thân cây đước)
- Luyện đọc: kết hợp giải thích nghĩa từ ngữ khó (phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số)
- HS trả lời câu hỏi:
+Cây số trên đất Cà Mau mọc ra sao?
(Cây cối mọc thành chòm, thành rặng: rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi đươc với thời tiết khắc nghiệt.)
+Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
(Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dươi những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.)
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này.(Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau / Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau)
- HS đọc diễn cảm: nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau, sức sống mãnh liệt của cây cối ở đất Cà Mau (nẻ chân chim; rạn nứt; phập phều; lắm gió, dông; cơn thịnh nộ,chòm; rặng; san sát; thẳng đuột; hằng hà sa số,)
c). Đoạn 3 (phần còn lại)
- Luyện đọc, kết hợp giải thích nghĩa của từ ngữ khó (sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát)
-HS trả lời câu hỏi:
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
(Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.)
+ Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?
(Tính cách người Cà Mau / Người Cà Mau kiên cường)
- HS đọc diễn cảm : giọng đọc thể hiện niềm tự hào, khâm phục; nhấn mạnh các từ ngữ nói về tính cách của người Cà Mau (thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, 
thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn,)
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- Một số HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS chuẩn bị cho tuần Ôn tập giữa học kì I- đọc lại và học thuộc các bài đọc có yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.
-----------------------------------------------------
Khoa học
Tiết 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
-nêu một số một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
KNS: - Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Nêu một số điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp 
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình 1,2,3,4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc lầm sai trái của ngửụứi tham gia giao thông trong từng hình; đồng thụứi tự đặt ra câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của nhưng sai phạm đó.
- Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định một số bạn trong cặp khác trả lời.
* Kết luận:
Một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại ngươig tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận 
- Làm việc theo cặp
2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông được thể hiện qua hình.
- Làm việc cả lớp
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo cặp.
+ GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông, GV ghi lại các ý kiến lên bảng và kết luận chung.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò 
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập.
-------------------------------------------------------- 
Toán 
Tiết 49: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Biết các số thập phân, nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân, giải toán có nội dung hình học
-Làm BT 1,2a,b;3
- Rèn cho học sinh kĩ năng cộng chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: Phấn màu, bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng nêu quy tắc cộng 2 số thập phân và áp dụng làm:
	a. 34,76 + 57,19	b. 0,345 + 9,23.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu – ghi bảng.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ, HS tính kết quả GV nhận xét.
Bài làm: 
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a+b
5,7 + 6,24=11,94
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b+a
6,24 + 5,7 =11,94
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 +0,53 = 3,62
- Học sinh rút ra tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân và một số học sinh nhắc lại: a + b = b + a.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu. HS làm bài, chữa bài, GV nhận xét.
+
+
Bài làm:	 a. 	 b. 	
Bài tập 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - 1 học sinh lên bảng giải, giáo viên chữa bài.
Bài giải: Chiều dài của hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
	 Chu vi của hình chữ nhật là: (16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m).
	Đáp số: 82m.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tổng nhiều số thập phân – Xem trước các bài tập sgk
-----------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 10: ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố lại câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và cây cỏ nước nam
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên ;biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên; truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 5 (HSinh). 
- Bảng lớp viết đề bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lần lượt kể câu chuyện Cây cỏ nước Nam. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS kể chuyện. 
- GV gọi 1 HS đọc đề. 
- GV gạch chân dưới những từ ngữ cần thiết. 
- Gọih 2 HS lần lượt đọc các gợi ý trong SGK/79. 
- Gọi 1 số HS nói tên câu chuyện sẽ kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- GV nhắc HS chú ý kể câu chuyện một cách tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật chi tiết, ý nghĩa chuyện. GV quan sát cách kể chuện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. Yêu cầu các em trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn tìm được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Chính tả
Tiết 10: TIẾNG ĐÀN BA - LA- LAI- CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I- Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
 - Làm được BT(2) a/ b, hoặc BT(3) a/ b 
II. Chuẩn bị:
 VBT Tiếng Việt 5 tập 1.
 III- các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 -Kiểm tra bài cũ
 HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng có chứa vần uyên, uyêt.
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nhớ viết 
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
 GV nhắc HS chú ý: Bài gồm mấy khổ thơ? Trình bày các dòng thơ thế nào? Những chữ nào phải viết hoa? Viết tên đàn ba-la-lai-ca thế nào?
- HS nhớ và viết bài thơ .
- HS đổi chéo bài để soát lỗi .
 GV chấm 1 số bài.
*Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập (2)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Về hình thức hoạt động, GV tổ chức cho HS bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có tiếng chứa các âm, vần đó trên giấy nháp và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu (VD:la-na); viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên (VD: la hét - nết na). Cả lớp cùng 
- GV nhận xét, bổ sung. Kết thúc trò chơi, một vài HS đọc lại các cặp từ ngữ; mỗi em viếtvào vở ít nhất 6 từ ngữ.
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
- Về hình thức hoạt động, ( chọn bài 3 b ) 
GV tổ chức cho các nhóm HS thi tìm các từ láy (trình bày trên bảng lớp) . Mỗi HS viết vào vở ít nhất 6 từ láy.
*Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. 
Nhắc HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
Chuẩn bị tiết sau
----------------------------------------------------- 
Luyện từ và câu
Tiết 21: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I- MỤC TIÊU: 
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-VBT Tiếng Việt 5, tập một 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A.Kiểm tra bài cũ. 
B. Bài mới:
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2. Hớng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 Nhận biết đại từ xưng hô
 - HS đọc nội dung BT1.
 - GV hỏi:
 + Đoạn văn có những nhân vật nào?(Hơ Bia, cơm và thóc gạo).
 + Các nhân vật làm gì? (Cơm Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo Hơ Bia, bỏ bào rừng)
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài tập 2 Cách sử dụng đại từ xưng hô
-HS đọc YC bài tập.
-HS nêu yêu cầu của bài; gv nhắc HS chú ý lời nói của hai nhân vật: cơm và Hơ Bia.
- HS đọc lời của từng nhân vật: nhận xét về thái độ của cơm, sau đó của Hơ Bia.
+Cách xưng hô của cơm (xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị): tự trọng, lịch  ... từ trong câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người nói, người nghe hiểu rõ mối quan hệ của các từ trong câuhoặc quan hệ từ giữa các từ trong câu và ý giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ
Bài 2/110:
- GV viết bài lên bảng, mời HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu.
- Những cặp từ đó thể hiện mối quan hệ gì? 
 (Nếu – thì: điều kiện, giả thiết - kết quả. Tuy – nhưng: tương phản)
- GV kết luận: Có khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận trong câu..
v Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ
- HS rút ra ghi nhớ và đọc nội dung Ghi nhớ.(SGK trang 110)
v Hoạt động 3: Phần luyện tập:
Bài 1/110: HS làm việc theo nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi tìm ra từ chỉ quan hệ và nêu tác dụng của chúng:
- Các nhóm trình bày kết quả.
Bài 2/111: Học sinh làm việc cá nhân.
Lời giải : 
Cặp quan hệ từ và tác dụng
a) vìnên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả)
b) tuynhưng ( biểu thị quan hệ tương phản)
Bài 3/111: học sinh đặt câu (viết vào vở.)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt.
VD : Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.
 Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trịu lá.Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
 Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
v Hoạt động nối tiếp:
-Chuẩn bị:Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
- GV nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------------------------- 
Toán
Tiết 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I/MỤC TIÊU:
 - Giúp HS biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân từ đó áp dụng giải toán có nội dung thực tế.
- Làm được BT 1(a,b), 2(a,b), 3 / 54 sgk
 - Rèn cho HS kĩ năng trừ đúng.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phấn màu, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 A.Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2HS lên bảng làm: 
 a.12,34 + 23,41 25,09 + 11,21. b.38,56 + 24,44 42,78 + 20,22.
 B. Dạy bài mới:
 Họat động 1. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ hai số thập phân.
 a. GV nêu VD1 (SGK) gọi HS đoc ví dụ và tìm cách làm	.
 	- Yêu cầu HS nêu phép tính tìm độ dài đoạn BC là: 4,29 – 1,84 = ?m
 	- HS nêu cách thực hiện (chuyển về phép trừ hai số tư nhiên, chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ ): 429 – 184 = 2,45(cm) =2,45(m).
 - Cho HS tự đặt tính như phép trừ hai số tự nhiên, GV hướng dẫn HS.
 - Gọi HS nêu cách trừ hai số thập phân – GV chốt lại.
 - Một số HS nêu kết luận SGK.
 Họat động 2. Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
 - 3 HS lên bảng làm, GV nhận xét.
 a.72,1 b. 46,8 
 - 25,7 - 9,34	 
 42,7	 37,46	
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu. 
 - 1HS lên làm, HS – GV nhận xét.
 a.72,1 b.5,12 
 - 30,4 - 0,68 	 	
 41,7	 	4,44 
 Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
	 - HS giải vở,GV chấm điểm.
Bài giải:
Số ki – lô - gam đường lấy ra tất cả là:
10,5 + 8 = 18 (kg).
Số ki – lô - gam đường còn lại trong thùng là:
28,75-18,5=10,25kg
 Đáp số : 10,25 kg.
GV nhận xét và chấm bài cho học sinh
 Hoạt động 3. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
 - Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập – Xem trước các bài tập sgk
-------------------------------------------------------- 
Thứ sáu, ngày 2 tháng 11 năm 2012
Tập làm văn
Tiết 21: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sữa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Yêu quý cảnh vật thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	Bảng phụ ghi đề bài của tiết Tả cảnh (kiểm tra viết) GHKI; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, . . . cần chữa chung trước lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Nhận xét về kết quả làm bài của HS. 
Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, 
cách trình bày, chính tả. 
Tiến hành: 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra TLV giữa học kỳ I; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc về ý. 
- Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài? Trọng tâm?
- GV nhận xét về ưu, khuyết điểm của HS. 
- GV minh hoạ bằng một vài ví dụ để rút kinh nghiệm chung. 
+Đa số có cố gắng trong làm bài, bài làm có đủ 3 phần 1 bài văn tả cảnh; biết tách từng phần thành đoạn riêng. Trong từng phần có ý và sắp xếp ý khá tốt.
+Biết tả cảnh theo trình tự thời gian phù hợp, chọn lọc những nét riêng, đặc sắc của cảnh để tả kỉ; biết sử dụng so sánh, nhân hoá làm cho bài văn sinh động , hấp dẫn hơn.
+Có nhiều bài làm sạch, chữ viết rõ ràng, tả khá tốt. 
+Một số em còn chưa tách các phần thành đoạn riêng, bài viết ngắn, thiếu nhiều ý (phần tả 2 bên đường ,mặt đường, ); ít sử dụng so sánh và nhân hoá à bài làm khô khan; một số em viết bài như liệt kê sừ những gì có trên đường .
+Một số em làm bài còn bẩn chữ viết thiếu nét và sai chính tả, chấm câu chưa đúng, chưa kiểm bài làm kĩ trước khi viết vào bài làm
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài. 
Mục tiêu: Co khả năng phát hiện và sữa lỗi trong bài làm của mình, của bạn ; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay ; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn. 
Tiến hành: 
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữ đã viết sẵn trên bảng phụ. 
- Gọi một số HS lên chữa lỗi trên bảng, cả lớp chữa bài vào nháp. 
- Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân, chữa lại cho đúng. 
+ Tương tự GV hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài. 
+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay,
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn. 
- Một số HS đọc trước lớp đoạn viết. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Goị HS nhắc lại một số điểm cần ghi nhớ khi viết một bài văn tả cảnh. 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn – Xem trước mẫu đơn sgk
ĐỊA LÍ
Tiết 11: LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
I - MỤC TIÊU 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta.
+) Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. 
+) Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
HS khá, giỏi:
+) Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản : vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
+) Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Lâm nghiệp
* Hoạt động 1 Làm việc cả lớp 
HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK.
Kết luận: lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
* Hoạt động 2 Làm việc theo cặp 
Bước 1: HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK
GV gợi ý: Để trả lời câu hỏi này, các em cần tiến hành theo các bước sau:
a) So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng.
GV giải thích thêm: Tổng diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.
b) Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết để giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng. (Các em có thể đọc phần chữ ở dưới bảng số liệu để tìm ý giải thích cho sự thay đổi diện tích rừng)
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận:
+ Từ năm 1980 đến 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
+ Từ năm 1995 đến 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
- GV nêu câu hỏi: Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển)
2. Ngành thuỷ sản
Hoạt động 3 LÀM VIỆC THEO CẶP
GV hỏi: Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết (cá, tôm, cua, mực). Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
Bước 1: HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi.
Kết luận:
+ Ngành thuỷ sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
+ Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
+ Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè), các nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, cá trình), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc
+ Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ.
-Các nhóm khác nhận xét .
*Họat động nối tiếp: -Nhận xét -Dặn dò:
--------------------------------------------------- 
TOÁN
Tiết 53: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
 - Biết trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng,phép trừ các số thập phân
 -Cách trừ một số cho 1 tổng.
 -Làm bài 1, 2(a,c), 4a
 - Rèn kĩ năng trừ thành thạo.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: phấn màu , bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC:
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài: 
 a.12,09 – 0,7 b.34,9 – 23,4
 15,57 – 8,72 78,03 – 56,47
 - GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài – ghi bảng.
 2. Hướng đẫn HS luyện tập:
 Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
 - 2HS lên bảng làm, HS – GV nhận xét.
 a. 68,72 b.25,37 c.75,5 d.60
 - 29,91 - 8,64 - 30,26 - 12,45
 38,81 16,73 45,24 47,55
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và thưc hiện yêu cầu.
 - 2 HS lên bảng làm , HS – GV nhận xét.
 a.x + 4,32 = 8,67 b. 6,85 + x = 10,29 c.x- 3,64 = 5,86
 x = 8,67 – 4,32 x = 10,29 – 6,85 x = 5,86+3,64
 x = 4,35 x = 3,44 x = 9,5
Bài 4: - Gọi HS lên bảng làm bảng phụ – GV nhận xét.
 a 
 b 
 c
 a – b - c
 a – ( b+c)
 8,9 
 2,3
 3,5
 3,1
 3,1
 12,38
 4,3
 2,08
 6
 6
 16,72
 8,4 
 3,6
 4,72
 4,72
- Nhận xét và chấm điểm tập HS
3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS 
 - Về nhà học bài, 
 - chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung – Xem trước các bài tập sgk
------------------------------------------------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 11 MOT COT.doc