Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Sơn Thủy

Toán:

TIẾT 92: LUYỆN TẬP.

I-Mục tiêu:

 Biết tính diện tích hình thang. HS làm được Bài 1, bài 3a.

II-Đồ dùng: Bảng phụ.

III-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: (2 p) -HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.

-HS chữa bài 3 trong SGK.

GV nhận xét chấm điểm.

2-Bài mới:

*HĐ1: ( 3 phút)Giới thiêu bài.

*HĐ2: ( 30 phút) Luyện tập, GV hướng dẫn cho HS tự làm bài và chữa bài. GV nhận xét bổ sung và chốt lại kết quả đúng.

Bài 1Bài 1:

- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.

? Hãy nhận xét các đơn vị đo của các số đo .

? Các số đo thuộc loại số nào?

- HS thảo luận nhóm 2, nhắc lại quy tắc thực hiện phép cộng và phép nhân với số thập phân và phân số.

? nêu quy tắc tính diện tích hình thang?

- HS làm bài vào vở bài tập – 1 HS làm vào bảng học nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- GV treo bảng phụ lên bảng

- HS đối chiếu bài làm của mình và bài làm của bạn nêu nhận xét.

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Sơn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19: Thứ hai, ngày 14 tháng 1 năm 2013
Đã soạn viêt
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013
Thể dục
Thầy Thịnh lên lớp
-----------------------------------------------------
Toán:
Tiết 92: Luyện tập.
I-Mục tiêu:
 Biết tính diện tích hình thang. HS làm được Bài 1, bài 3a.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (2 p) -HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
-HS chữa bài 3 trong SGK.
GV nhận xét chấm điểm.
2-Bài mới:
*HĐ1: ( 3 phút)Giới thiêu bài.
*HĐ2: ( 30 phút) Luyện tập, GV hướng dẫn cho HS tự làm bài và chữa bài. GV nhận xét bổ sung và chốt lại kết quả đúng.
Bài 1Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
? Hãy nhận xét các đơn vị đo của các số đo .
? Các số đo thuộc loại số nào?
- HS thảo luận nhóm 2, nhắc lại quy tắc thực hiện phép cộng và phép nhân với số thập phân và phân số.
? nêu quy tắc tính diện tích hình thang?
- HS làm bài vào vở bài tập – 1 HS làm vào bảng học nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV treo bảng phụ lên bảng
- HS đối chiếu bài làm của mình và bài làm của bạn nêu nhận xét. 
- GV nhận xét và đánh giá.
 a. Diện tích hình thang là: (14 + 6) x 7: 2 = 70 (cm2)
	 b.Diện tích hình thang là:x (m2)
 c. Diện tích hình thang là: (2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2)
 Bài 3: HS vận dụng linh hoạt công thức; n/xét mối liên hệ các yếu tố trong công thức.
HS nêu kết quả, GV chốt lại kết quả đúng: a. đúng 
.(HS khá, giỏi).Bài2 và 3b)
Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, vẽ hình và ghi số đo đã cho vào hình vẽ.
-Để tính diện tích hình thang cần biết những yếu tố nào?
-Yếu tố nào của hình thang đã biết?
-Cần tìm yếu tố nào?
-Tìm đáy bé bằng cách nào?
-Tìm chiều cao bằng cách nào?
Giải: Đáy bé của thửa ruộng hình thanh là: 120 : 3 x 2 = 80 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là: 80 – 5 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 7500 x 64,5 : 100 = 4837,5 (Kg)
 Đ/S: 4837,5 Kg
3 .b. sai
IV-Củng cố, dặn dò: ( 3 phút) Ôn lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
Nhận xét chung tiết học.
-----------------------------------------------------
Luyện từ và câu:
Câu ghép.
I-Mục tiêu:
-Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống như 1 câu đơn và thể hiện 1 ý có quan hệ chặt chẽ với ý cua những vế câu khác (nội dung ghi nhớ).
-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép( BT1 mục III); thêm được 1 vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép ( BT3).
HS khá, giỏi thực hiện được yêu câu của BT2( trả lời câu hỏi giải thích vì sao)
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: (2 p) Giới thiệu bài: Khi nói, khi viết nếu chỉ sử dụng một kiểu câu thì việc diễn đạt sẽ trở nên đơn điệu. Chính vì thế ta cần sử dụng một cách linh hoạt các kiểu câu. Các em đã được học các kiểu câu đơn. bài học hôm nay, các em tìm hiểu thế nào là câu ghép; giúp các em nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, biết đặt câu ghép; biết sử dụng câu ghép trong giao tiếp.
- GV ghi mục bài lên bảng.
2.HĐ2: (12 p) Phần nhận xét:
-HS đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện các y/c của bài tập.
-HS làm bài và trả lời câu hỏi. GV thực hiện trên bảng và chốt lại kết quả đúng :
 Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. Con chó/chạy sải thì khỉ/
gò lưng như phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ/buông thõng 2 tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
-GV chốt lại các đặc điểm của câu ghép (phần ghi nhớ)
3.HĐ3: (5 p) Phần ghi nhớ:
-Ba HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-Hai HS nhắc lại phần ghi nhớ theo cách hiểu của các em.
4.HĐ4: (12 p) Phần luyện tập:
Bài 1: -HS đọc y/c của bài tập.
HS làm bài vào vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 1 HS nêu kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét bổ sung rút ra kết quả đúng.
STT
Vế 1
Vế 2
Câu 2
Trời/ rãi mây trắng nhạt
 c v
biển/ cũng xanh thẳm.
Câu 3
Trời/ âm u mây mưa
 c v
biển/ mơ màng dịu hơi sương.
Câu 4
Trời / ầm ầm giong gió
 c v
biển/ đục ngầu giận dữ.
Bài 3: -HS đọc y/c bài tập.
-HS làm bài, GV theo dõi chấm chữa bài.
-HS phát biểu ý kiến.Cả lớp nhận xét bổ sung những phương án trả lời khác.
Bài 2: (HS khá, giỏi)
Không thể tách các vế của câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vé câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
5.-Củng cố,dặn dò: (5 p) -HS nhăc slại nội dung ghi nhớ.
-GV nhận xét tiết học; Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép.
-----------------------------------------------------
Âm nhạc
Thầy Thịnh lên lớp
-----------------------------------------------------
Tin học
Cụ Hằng lờn lớp
-----------------------------------------------------
Buổi chiều Luyện toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
 	- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân, tỉ số phần trăm và giảI toán. 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (3 phút)	
- HS chữa BT về nhà.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
GV tổ chức cho HS làm cỏc bài tập sau: 
Bài 1.Tính tổng sau bằng cách hợp lí nhất: 102+105+108+111+...+129
 Giải: Dãy trên có số hạng là: (129-102):3+1= 10 (số hạng)
Tổng của dãy là: (129+102) x 10:2 = 1155
Bài 2 : Giải bằng 2 cách: Tìm X: 3,16 : (X x 0,4) = 7,9
Giải: C 1 X x 0,4 = 3,16 : 7,9 C 2 3,16 : X : 0,4 = 7,9
 X x 0,4 = 0,4 3,16 : X = 7,9 x 0,4
 X = 0,4 : 0,4 3,16 : X = 3,16
 X = 1 X = 1
Bài 3 : a,b + 0,a + 0,b = 0,bbb
ab x 0,1 x a x 0,1 x b x 0,1 = bbb : 1000
 ab x a x b x 0,1 x 0,1 x 0,1 = bbb : 1000
ab x a x b x 0,001 = bbb : 1000 ab x a x b = bbb hay ab x a x b = b x 111 
=>ab x a = 111.
Vậy a = 3 vì nếu a 3 thì ab x a > 111
Ta có : 3b x 3 = 111 3b = 37 b = 7.
 ĐS: a =3 ; b = 7.
 Bài 4. Hai HCN có cùng diện tích và có các chiều rộng lần lượt là 3dm, 4dm. Tính chiều dài của mỗi hình biết tổng chu vi của 2 HCN này là 56 dm. 
 Giải
Gọi chiều dàicủa các hình chữ nhật là a và b.
Ta có: 3 x a = 4 x b Vậy tỷ số giữa chiều dài của 2 HCN là: . Mặt khác tổng của 2 nửa chu vi 2 HCN là: 56 : 2 = 28 (dm). Hay: (a + 3) +( b+ 4) = 28dm.
a + b + 7 = 28 dm
a + b = 21 dm. Mà tỉ số 2 chiều dài củ 2 hình là 4 và 3. Vây a = 12 dm và b = 9 dm.
3/ Củng cố, dặn dò:(2phút). Giáo viên n/xét chung tiết học.Dặn HS ôn lại bài ở nhà.
------------------------------------------------
Luyện TV
 ễN TẬP
 I. Mục tiờu:Giỳp HS biết làm 1 số BT về nghĩa của từ và cảm thụ văn. Củng cố 
cỏch viết 1 bài văn tả cõy cối.
II. Các hoạt động dạy học
1. HĐ 1 : Giới thiệu bài( 3 phút) 
2. HĐ 2 : Hướng dẫn HS giải bài tập. ( 30 phút) 
Bài 1. Trong các từ sau từ nào cùng nghĩa với từ tàu hoả : xe lửa, xe cộ, tàu xe, xe hoả, ga tàu, đường sắt.
Giải : Từ cùng nghĩa với từ tàu hoả là : xe lửa, xe hoả .
Bài 2. Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ : lười biếng ; cần cù, chuyên cần, lười nhác, chịu khó
Giải : Từ trái nghĩa với từ chăm chỉ  là : lười biếng, chuyên cần, chịu khó.
Bài 3. Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ đồng nghĩa trong các tập hợp từ sau :
a/ những khuôn mặt trắng bệch. (Trắng nhợt nhạt thường nói về khuôn mặt)
b/ Bông hoa gạo trắng muốt.( Trắng mịn màng trong rất đẹp)
c/ Hạt gạo trắng ngần.(trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ)
d/Đàn cò trắng phau.(trắng đẹp tự nhiên, không có vết bẩn)
e/ Hoa ban nở trắng xoá.(Trắng đều trên khuôn diện rộng)
Bài 4  Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ánh trăng
Em nhảy trăng cũng nhảy
 Mái nhà ướt ánh vàng.
Em hiểu cái hay của 2 câu thơ cuối như thế nào?
Gợi ý: Nội dung: Diễn tả sinh động cảnh vui chơi nhảy múa hồn nhiên của em bé dưới ánh trăng vàng.
Nghệ thuật: TG sử dụng biện pháp tu từ như phép nhân hoá, cách so sánh.
 Bài 5. Nhà em ( Địa phương em ) có nhiều hoa vào dịp tết. Hãy tả một cây hoa mà em quan sát được
2. HĐ 2 : Củng cố dặn dò: ( 2 phút) Nhận xét chung tiết học; 
Dặn học sinh xem lại bài ở nhà
---------------------------------------------------
Hoạt động ngoài giờ lờn lớp
GIÁO DỤC, THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
I/Mục tiờu: * Giỳp HS:
- Hiểu sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng.
- Biết cỏch tự giữ vệ sinh răng miệng cỏ nhõn.
- Cú ý thức thường xuyờn giữ vệ sinh răng miệng luụn sạch sẽ.
II/ Chuẩn bị: Hệ thống cõu hỏi
 Cỏc dụng cụ hướng dẫn HS thực hành
 Một số bài hỏt, bài thơ...cú nội dung giỏo dục vệ sinh răng miệng
III/ Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động mở đầu: HS hỏt tập thể - Nờu lớ do, giới thiệu chương trỡnh hoạt động
* Hoạt động 1: Thảo luận nhúm
- Tỡm hiểu sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng.
Cõu hỏi: 1.Vỡ sao ta phải giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày?
 2. Việc giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày đem lại ớch lợi gỡ cho bản thõn?
 3. Làm cỏch nào để giữ răng miệng luụn sạch sẽ, thơm tho và khụng bị cỏc bệnh về răng miệng?
 4. Nờu cỏch chải răng đỳng và hợp vệ sinh?
* Hoạt động 2: Bỏo cỏo kết quả thảo luận
* Hoạt động 3: Thực hành
-HS biết cỏch giữ vệ sinh răng miệng cỏ nhõn, cú ý thức thường xuyờn giữ vệ sinh răng miệng.
+ HS thực hành chải răng, sỳc miệng...
* Hoạt động 4: Văn nghệ
HS thực hiện một số tiết mục văn nghệ
Nhận xột, đỏnh giỏ
–––––––––––––––––––––––––– 
Thứ tư, ngày 16 tháng 1 năm 2013.
Toán.
Tiết 93: Luyện tập chung.
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết tính diện tích hình tam giác vuông và hình thang.
-Giải toán liên quan dến diện tích và tỉ số phần trăm. HS cần làm được Bài 1, bài 2
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt dộng dạy học:
1-Bài cũ: (5 p) -Nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
-2 HS lên bảng viết công thức.
2-Bài mới:*HĐ1: (2 p)Giới thiệu bài.
*HĐ2:(27p) Hướng dẫn HS L/tập, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu và chấm chữa bài.
Bài 1: Giúp HS cũng cố kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác, cũng cố kĩ năng tính toán trên các số thập phân và phân số.
- HS tính và nêu kết quả. a/ 6 cm2 ; b/ 1,8 m2 ; c/ 1/30 dm2
Bài 2: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
DT hình thang ABED là:
(1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2 )
DT hình tam giác BEC là:
1,2 x 1,3 : 2 = 0,78 (dm2 )
DT hình thang ABED lớn hơn DT hình tam giác BEC là:
2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2 )
 Đ/S: 1,68 dm2 
Bài 3:(HS khá giỏi) HS cũng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và diện tích hình thang; HDHS giải:
a) 	 Diện tích mảnh vườn ... Tố Hữu đã viết: Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. đó chính là niềm tự hào, 
là tiếng reo ca của dân tộc Việt nam về chiến thắng Điện Biên Phủ, “một mốc vàng chói lọi trong lịch sử” như Bác Hồ đã khẳng định. Em biết gì sự kiện này? Diễn biến ra sao? ý nghĩa của diễn biến NTH? các em cùng thầy tìm hiểu qua bài học hôm nay .
HĐ 2 : (12 p) Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của thực dân Pháp.
 Làm việc theo nhóm. -HS đọc SGK và tìm hiểu 2 khái niệm: tập đoàn cứ điểm, pháo đài. 
-GV treo bản đồ hành chính VN, HS lên chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
 -Theo em,vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? (Nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng quân ta giành lại thế chủ động trên chiến trường và kết thúc chiến tranh ở VN)
Kể ra những chứng cứ để khẳng định “Tập đoàn cứ điểm ĐBP là pháo đài kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương những năm 1953-1954? ( Hàng rào với hàng ngàn tấn thép gai, máy bay, pháo súng phun lửa, súng đại liên nhiều nồng, có trang bị máy móc để quan sát tự động và bắn pháo ban đêm)
*HĐ2: (12 p) Chiến dịch Điện Biên Phủ. HS thảo luận nhóm 4 các vấn đề sau.
+Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? ( Quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. Nửa tiệu chiến sĩ hành quân về ĐBP; Hàng vạn tấn vũ khí được chuyển vào trận địa; Gần 3 vạn người từ các địa phương tham gia vận chuyển lương thực thực phẩm... lên ĐBP)
+Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó? (3 đợt: Đợt 1 mở vào ngày 13/3/1954 tấn ccông vào phía bắc của ĐBP ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu địch bị tiêu diệt; Đợt 2 vào ngày 30/3/1954 đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đến 26/4 1954 ta đã kiểm soát phần lớn các cứ điểm phía đông, riêng Đồi A1, C1, địch vẫn kháng cự quyết liệt; Đợt 3 bắt đầu vào ngày 1/5/1954 ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954 Đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30p ngày 7/5/1954 ĐBP thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và bộ chỉ huy của địch.) 
+Vì sao ta dành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? ( Vì có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng; quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường; Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch; ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
+ Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta? ( Chiến thắng ĐBP đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông xuân 1953-1954 của ta, đập tan pháo đài không thể của Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước , kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ.
+ Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?( Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo...
-GV tổ chức cho từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
-1-2 HS trình bày tóm tát diễn biến chiến dịch ĐBP trên sơ đồ.
 2. Củng cố, dặn dò: (5 p) 1 số HS nêu lại ý nghĩa lịch sử.
-GV nhận xét tiết học,dặn HS về nhà học bài.
----------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
- Đánh giá lại tuần học vừa qua 19 và triển khai kế hoạch tuần tới 20.
II. Hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Đỏnh giỏ hoạt động.
- Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các thành viên trong tổ: 
- Lớp trưởng đánh giá, nhận xét:
- GV đánh giá, nhận xét chung:
+ Về nề nếp : Duy trì tốt, vệ sinh sạch sẽ làm kịp thời, HS tự giác.
+ Về học tập: Đa số các em đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, ý thức tham gia xây dựng bài tốt, nhiều em có cố gắng trong hoạt động của lớp. Đầy đủ sách – vở đồ dùng trong học kì II.
+ Tồn tại : Một số em vệ sinh cá nhân còn bẩn, đi học cũn quên sách vở đồ dùng học tập; Các em cần khắc phục trong tuần tới.
HĐ 2: Triển khai hoạt động.
* GV triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần 20.
- Khắc phục những tồn tại trong tuần 19. 
- Triển khai cỏc nhiệm vụ theo thứ tự đỏnh giỏ trong tuần 19: 
+ Học tập; Vệ sinh; Nề nếp; Hoạt động Đội – Sao:
III. Củng cố, dặn dũ. - Nhắc HS thực hiện nghiờm tỳc nhiệm vụ trong tuần sau.
--------------------------------------------
Buổi chiều 
–––––––––––––––––––––––––––––
Luyện Tiếng việt
Luyện tập tả người. (Dựng đoạn mở bài)
I-Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho HS về:
-Nhận biết được 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gán tiếp) trong bài văn tả người ( BT1).
-Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu cho 2 trong 4 đề ở BT2.
II-Đồ dùng: Vở Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5 tập 2
III-Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Giới thiệu bài: ( 3 phút)
2. HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập. ( 25 phút)
 Bài 1. 1HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS nêu lai kiểu mở bài đã học. (2 HS nhắc lại)
GV yêu cầu HS đọc các mở bài để xác định kiểu mở bài nào.
HS làm bài rồi báo cáo kết quả.
GV gọi HS khác nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 Kết quả đúng: a và c mở bài thực tiếp; b mở bài gián tiếp
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập
-GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
-Định hướng cho HS chọn đề văn để viết đoạn mở bài.
-HS nối tiếp nhau nêu đề văn mình chọn để viết.
-HS viết hai đoạn mở bài cho đoạn văn đã chọn.
-HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.Mỗi em đều nêu rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay dán tiếp.
-GV và cả lớp nhận xét,phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
3.Củng cố-dặn dò: (5phút) Nhận xét chung tiết học
-----------------------------------------------
Luyện toán
Luyện tập về hình tròn
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố kiến thức về tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
 - HS khá giỏi giải được 1 số bài toán nâng cao.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: ( 2 phút) GV nêu nhiệm vụ tiết học.
Tổ chức luyện tập: (27 phút)
Giáo viên tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm đối tượng học sinh.
N1:HS làm bài tập số 1, 2,Tiết 2 tuần 19 trang 8 sách thực hành tiếng việt và toán lớp 5.
N2:HS làm bài tập số 1,2,3; Tiết 2 tuần 19 trang 8 sách thực hành tiếng việt và toán lớp 5.
Nhóm 3: Làm bài tập nâng cao. 
Bài 1. Tính nhanh: a. (10,38 + 12,58 + 14,68) - (0,38+ 4,68 + 2,58)
Bài3.Một trại có 195 con bò và chiếm 65% tổng số trâu bò trong trại. Tính số trâu?
HS cả làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ học sinh. 3 HS ở nhóm 1 và 2 làm vào bảng nhóm; 2 HS nhóm 3 lên bảng làm bài nâng cao.
GV tổ chức chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
Bài 1:a. d = 0,5 C = 0,5 x 3,14 = 1,57 (dm)
 b. r = C = (m)
Bài 2. a. Chu vi bánh xe là: 0,7 x 3,14 =2,198 (m)
Xe đạp đi được số m là: 2,198 x 5 =10,99 (m)
Bài 3. Đó vui. Chu vi hình tròn bé là: 1 x 2 x 3,14 = 6,28 (cm)
 Bán kính hình tròn lớn là: 1 x 2 = 2 (cm)
 Chu vi hình tròn lớn là: 2x 2 x 3,14 = 12,56 (cm)
 Chu vi hình tròn lớn gấp chu vi hình tròn bé số lần là: 12,56 : 6,28 = 2 (lần) 
Bài nâng cao: Bài 1. Tính nhanh: a. (10,38 + 12,58 + 14,68) - (0,38+ 4,68 + 2,58)
 = 10,38+ 12,58 + 14,68 - 0,38- 4,68 - 2,58 = 10,38 - 0,38 + 12,58 - 2,58+ 14,68 - 4,68
 = 10 + 10 +10 = 30.
Bài 2 Giải:
Tổng số trâu và bò của trại là: 195 : 65 x 100 = 300 (c0n)
Số trâu trong trại là: 300 - 195 = 105 (con).
ĐS: 105 con.
3.Củng cố-dặn dò: (2 phút) Nhận xét chung tiết học
Kể chuyện.
Chiếc đồng hồ.
I-Mục tiêu:
-Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện Chiếc đồng hồ.
-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ,Bác hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết và quan trọng;do đó cần làm tốt nhiệm 
vụ được phân công,không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa truyện trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: ( 3 phút) Giới thiệu câu chuyện.
Đến thăm một hội nghị, Bác Hồ đã kể câu chuyện Chiếc đồng hồ. Chiếc đồng hồ có liên quan gì đên nội dung hội nghị? Bác hồ kể nhằm mục đích gì? Câu chuyện Chiếc đồng hồ hôm nay cô kể sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa sâu sắc về câu chuyện Bác đã kể.
2. HĐ2: ( 8 phút) GVkể chuyện
-GVkể lần 1,HS nghe.
-GV kể lần 2-vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
3. HĐ3: ( 25 phút) Hướng dẫn HS kể: một HS đọc to các yêu cầu của giờ kể chuyện.
Kể chuyện theo cặp: Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện( kể theo 2 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể chuyện trước lớp
 -4 em thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh.
 -2 HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện. 
 -GV nhận xét bổ sung chấm điểm.
c. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
4. Củng cố, dặn dò:(3 phút)-Nhận xét tiết học; Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
---------------------------------------
Hoạt động tập thể
Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Bài 1: Rửa tay 
I-Mục tiêu: 
Kiến thức: Giải thích vì sao phải rửa tay.
Kĩ năng: Làm mẫu cho các em nhỏ hơn tuổi hơn để các em biết rửa tay.
Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản thân và các em nhỏ
II-Đồ dùng: Bột mì, bộ tranh VSCN số 2, chậu đựng nước, gáo, xà phòng, khăn sạch.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1 : Trò chơi : Tại sao phải rửa tay thường xuyên ?
Bước 1: GV sử dụng tranh số 2 để HD học sinh chơi
Bước 2: Chia lớp thành các nhóm để các em chơi trò chơi như GV hướng dẫn.
Bước 3: Kết thúc trò chơi GV cho HS thảo luận trả lời câu hỏi:
Mầm bệnh từ bạn Kiên đã truyền sang bạn Huy, Linh, Tùng bằng cách nào?
Trên thực tế có thể nhìn thấy mầm bệnh bằng mắt thường được không?
Điều gì xẩy ra nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng ta? ( Làm cơ thể chúng ta mắc bệnh)
Chúng ta nên làm gì để mầm bệnh không xâm nhập cơ thể? (Nên rửa tay)
Nên rửa tay khi nào? ( trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, sau khi chơi bẩn...)
Kết luận.
HĐ2: Thực hành hướng dẫn các em nhỏ rửa tay.
Bước 1: chia lớp thành các nhóm chuẩn bị đồ dùng thực hành rửa tay.
Bước 2: Từng cặp học sinh lên đóng vai: 1 người rửa tay đúng cách, người kia đóng vai em nhỏ làm theo hướng dẫn.
Bước 3: Các nhóm thực hành.
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét kết quả thực hành của bạn.
HĐ3: Đóng vai
Bước 1: GV đưa ra tình huống
Bước 2 : Các nhóm thả luận.
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Kết luận: Các em không chỉ có trách nhiệm tự giữ tay cho mình 
IV.Củng cố-dặn dò: (5phút) Nhận xét chung tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 19(1).doc