Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng

I. Mục tiêu:

Giúp Hs biết:

- Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch, công nghiệp và lễ hội của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Mô tả được quy trình làm đường mía.

- Sử dụng tranh ảnh mô tả, tìm thông tin có liên quan.

II. Đồ dùng dạy- học:

Tranh, hình trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu Học Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày tháng 3 năm 2013
CHIỀU:
Tiết 1(lớp 4A): Địa lí
Bài 26: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở 
ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết: 
- Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch, công nghiệp và lễ hội của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Mô tả được quy trình làm đường mía.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả, tìm thông tin có liên quan.
II. Đồ dùng dạy- học:
Tranh, hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Em có nhận xét gì về dân cư của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Kể tên những nghề chính của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung để biết được các hoạt động để phát triển kinh tế cũng như các lễ hội ở nơi đây.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Hoạt động du lịch
- Gọi Hs đọc mục 3/SGK-141.
Hỏi: 
+ Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi:
+ Kể cho nhau nghe tên của những bãi biển mà mình đã từng đến hoặc được nhìn thấy, được nghe thấy, hoặc đọc trong sách.
- Gv giới thiệu về bãi biển Nha Trang trong H.9.
+ Điều kiện phát triển du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung có tác dụng gì đối với đời sống người dân?
- Gv nhận xét.
=> KL: Đồng bằng duyên hải miền Trung không chỉ có các bãi biển đẹp mà còn có nhiều cảnh đẹp và di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới ở đây đã thu hút khách du lịch.
Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp
- Gọi Hs đọc mục 4/142.
Hỏi:
+ Ở vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung có thể phát triển loại đường giao thông nào?
+Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp gì?
- Gv giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu thuyền ở H.10
- Gv nêu: đồng bằng duyên hải miền Trung còn phát triển ngành công nghiệp mía đường.
+ Kể tên các sản phẩm hàng hóa làm từ mía đường?
- Yêu cầu Hs quan sát H.11 và nêu quy trình sản xuất đường mía?
- Cho Hs quan sát hình 12: đê chắn sóng ở khu cảng Dung Quất.
Hỏi:
+ Ở khu vực này phát triển ngành công nghiệp gì?
+ Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những hoạt động sản xuất nào?
- Gv nhận xét.
=> KL: Người dân đi đánh bắt cá ngoài khơi và đến các vùng khác bằng đường biển để trao đổi hoặc đón các tàu thuyền từ nơi khác đến.
Hoạt động 3: Lễ hội
- Gọi Hs đọc mục 5/144.
Hỏi:
+ Kể tên một số lễ hội ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Lễ hội Tháp Bà nhằm mục đích gì?
+ Quan sát H.13 và mô tả Tháp Bà ở Nha Trang?
=> KL: Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung cũng có rất nhiều lễ hội truyền thống góp phần thu hút khách du lịch.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét thái độ, tinh thần của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị cho bài sau.
- Hs trả lời:
+ Dân cư của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung khá đông đúc, chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc Chăm và một số dân tộc khác sống hòa thuận
+ Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, làm muối.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc.
- Hs trả lời: 
+ Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở sát biển. Ở vị trí này các dải đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
- Hs thảo luận nhóm :
+ Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận).
- Hs nghe.
+ Người dân có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc.
- Hs trả lời:
+ Giao thông đường biển.
+ Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
- HS quan sát
+ Bánh kẹo, sữa, nước ngọt.
- HS quan sát và nêu: thu hoạch mía- vận chuyển mía- sản xuất đường thô- sản xuất đường kết tinh- đóng gói sản phẩm.
- HS quan sát
+ Phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.
+ Người dân đồng bằng duyên hải miền Trung có thêm những hoạt động kinh tế mới: phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đóng, sửa chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc.
- Hs trả lời:
+ Lễ rước cá Ông, lễ hội Ka-tê, lễ hội Tháp Bà,...
+ Ca ngợi công đức Nữ thần và cầu chúc một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.
+ Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp, có đỉnh nhọn, được xây từ rất lâu đời.
- Hs nhận xét, bổ sung.
_______________________
Tiết 2(lớp 4A): Luyện Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: BÀI 29
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết đúng và đẹp cho Hs.
- Rèn tính cẩn thận.
- Giáo dục Hs có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Vở thực hành viết đúng, viết đẹp lớp 4 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Yêu cầu Hs viết bảng con các từ: lò dò, chở khách
- Gv nhận xét, chữa lỗi.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1-2’)
- Gv nêu mục tiêu của tiết học.
b. Dạy bài mới: (25-27’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài viết. (5-7’)
- Yêu cầu Hs đọc câu ứng dụng “Ăn ngay ở thẳng”
Hỏi: Em hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng đó như thế nào?
=> Câu ứng dụng có nghĩa là tính thẳng thắn, có gì nói đấy, không lươn lẹo.
- Gọi Hs đọc đoạn văn ứng dụng.
Hỏi: Nêu nội dung chính của đoạn văn ứng dụng?
=> Đoạn văn nói về một cây sồi già bị sét đánh đổ làm các loài chim mất nơi làm tổ. Nhưng mùa xuân đến, từ gốc sồi già nhú lên một mầm non mơn mởn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết bài (18-20’)
- Gv viết mẫu câu ứng dụng và yêu cầu Hs phân tích khoảng cách, độ cao, thế chữ.
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu Hs viết bảng con các từ: sinh sôi, nảy lộc.
- Gv nhận xét, chữa lỗi.
Lưu ý Hs: cách viết chữ “Ă”, viết hoa các chữ cái đầu câu, các dấu thanh viết ở dòng li thứ 2, 
- Yêu cầu Hs viết bài vào vở.
- Gv quan sát, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút cho Hs.
Hoạt động 3: Chấm bài (3-5’)
- Quan sát, chấm bài của một số Hs.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
- Tuyên dương những Hs viết đúng, đẹp, nhắc nhở Hs viết chưa đúng, đẹp.
- Hs viết bảng.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc câu ứng dụng.
- Hs trả lời: câu ứng dụng có nghĩa là tính thẳng thắn, có gì nói đấy, không lươn lẹo.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đoạn văn ứng dụng.
- Hs trả lời: Đoạn văn nói về một cây sồi già bị sét đánh đổ làm các loài chim mất nơi làm tổ. Nhưng mùa xuân đến, từ gốc sồi già nhú lên một mầm non mơn mởn.
- Hs nhận xét.
- Hs phân tích: các con chữ cách nhau nửa thân chữ “o”, khoảng cách giữa các chữ là một con chữ “o”. Con chữ “Ă”, “g”,“h” cao 2 dòng li rưỡi, các con chữ còn lại cao 1 dòng li.
- Hs nhận xét.
- Hs viết bảng con.
- Hs nhận xét.
- Hs thực hành vào vở.
_______________________
Tiết 3(lớp 4A): Tự học
ÔN TẬP: TẬP ĐỌC- CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs nắm được nội dung và ý nghĩa bài tập đọc “Đường đi Sa Pa”
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho Hs.
II. Đồ dùng dạy- học:
- SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức lớp: (1-2’)
2. Dạy ôn tập:
Hoạt động 1: Làm bài tập Tập đọc “Đường đi Sa Pa” (10-12’)
*Bài 1/39:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Gọi Hs đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chữa bài
=> Trên con đường xuyên tỉnh, tác giả bắt gặp cảnh đẹp của những đám mây trắng nhỏ sà vào cửa kính ô tô, những thác trắng xóa, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối, mấy con ngựa đang ăn cỏ.
*Bài 2/39:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Gọi Hs đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> Thị trấn nhỏ miền núi có những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ. Hoàng hôn, áp phiên chợ của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
*Bài 3/39:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Gọi Hs đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> Vẻ đẹp của phong cảnh Sa Pa được miêu tả vào một ngày bất kì, không phụ thuộc theo mùa.
Hoạt động 2: Chính tả- Tr.1 (20-22’)
a. Viết chính tả:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài viết chính tả.
- Gv đọc bài “Đường đi Sa Pa” (từ đầu đến “đuôi cong lướt thướt liễu rủ”)
- Gv quan sát, hướng dẫn Hs viết bài.
b. Làm bài tập chính tả:
*Bài 2/40:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Gọi Hs đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> Mặt trời càng lên tỏ
 Bông lúa chín thêm vàng
 Sương treo đầu ngọn cỏ
 Sương lại càng long lanh
 Bay vút tận trời xanh
 Chiền chiện cao tiếng hót
*Bài 3/40:
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Gọi Hs đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> Từ ngữ chứa tiếng có vần êt: ngồi bệt, mệt mỏi, kết bạn, hết hạn, nghệt mặt.
Từ ngữ chứa tiếng có vần êch: trắng bệch, mếch lòng, kệch cỡm, hếch mắt, ngốc nghếch.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức ôn tập.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét
- Hs đọc.
- Hs thực hiện vào vở.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm.
- Hs nhận xét.
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
CHIỀU:
Tiết 1(lớp 5E): Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam cực:
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Quả địa cầu
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Dân cư châu Mĩ có những đặc điểm gì?
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1-2’)
Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về dân cư cùng các hoạt động kinh tế của châu Mĩ và một đất nước rất phát triển thuộc Châu Mĩ là Hoa Kì.
b. Dạy bài mới: (25-27’)
Hoạt động 1: Châu Đại Dương
- Gọi Hs đọc mục 3/123.
*Vị trí địa lí và giới hạn:
Hỏi:
+ Châu Đại Dương gồm những phần  ... ủa HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi: 
+ hạm Ngọc Đa sinh ra và lớn lên ở đâu?
+ Nêu những dẫn chứng cho thấy sự gan dạ của Phạm Ngọc Đa.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Từ các cảng biển ở Hải Phòng đã xuất phát những con tàu chuyên chở vũ khí chi viện cho miền Nam. Trong mỗi chuyến đi, sự hi sinh là điều không tránh khỏi nhưng các chiến sĩ vẫn ra đi “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Các chiến sĩ tàu 41 là một tấm gương sáng về tinh thần quả cảm, sự thông minh
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Nơi xuất phát đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Gv đọc bài.
Hỏi:
+ Đường Hồ Chí Minh trên biển xuất phát ở đâu?
+ Ở những bến này có các con tàu chuyên chở gì?
+ Từ năm 1961-1963, đường Hồ Chí Minh trên biển có bao nhiêu chuyến tàu?
=> KL: Từ các bến ở Hải Phòng là nơi xuất phát đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại.
Hoạt động 2: Tàu 41.
Hỏi:
+ Tàu 41 xuất phát từ cảng nào của Thành phố Hải Phòng? Tàu làm nhiệm vụ gì?
+ Các thủy thủ tàu 41 đã gặp những khó khăn như thế nào trên đường đi và khi cập bến Phước Hải (Vũng Tàu)?
+ Lúc tàu bị mắc cạn, các chiến sĩ đã lo lắng điều gì?
+ Chính trị viên Đặng Văn Thanh và bác thợ máy Năm Sao đã làm gì để bảo vệ an toàn cho tàu?
+ Qua câu chuyện về tàu 41, em học tập được ở các chiến sĩ Hải quân điều gì?
+ Chính trị viên Đặng Văn Thanh được Nhà nước phong tặng danh hiệu gì?
=> KL: Các thủy thủ tàu 41 đã nêu một tấm gương sáng về lòng dũng cảm, táo bạo và mưu trí.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng.
+ Chúng bắt Đa phải khai hầm bí mật nhưng Đa kiên quyết không khai. Chúng lấy dao hặt cánh tay phải rồi cắt bắp đùi. Đa hét lên: “Hầm bí mật để che giấu cán bộ, tao không chỉ cho chúng mày!”
- Hs nhận xét.
. 
- Hs đọc bài.
- Hs trả lời:
+ Bến Đồ Sơn, bến Bính Động.
+ Chở vũ khí chi viện cho miền Nam đánh Mĩ.
+ Có 23 chuyến vận tải hơn 1000 tấn vũ khí.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời:
+ Xuất phát từ cảng Bính Động chở 18 tấn vũ khí vào bến mới Bà Rịa (Vũng Tàu).
+ Trên đường đi:gặp mưa bão, gió to, sóng lớn, cháo không nấu được mà ăn, nước đổ vào nồi lại hắt ra. Bão tan thì gặp gió dữ, ngược gió, ngược sóng. Về gần đến bến Phước Hải thì mắc cạn.
+ Làm thế nào để chuyển được 18 tấn vũ khí vào bờ an toàn? Con đường tiếp tế trên biển có còn giữ được bí mật nữa hay không?
+ Trời gần sáng, chính trị viên Đặng Văn Thanh và bác Năm Sao cài kíp nổ vào khối bộc phá để nếu bị lộ sẽ cho tàu nổ xóa hết dấu vết. Khi thấy máy bay trinh sát của địch, 2 người vờ làm dân chài để tránh sự chú ý của địch.
+ Lòng dũng cảm, táo bạo và mưu trí.
+ Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Hs nhận xét, bổ sung.
Thứ ngày tháng 3 năm 2013
CHIỀU:
Tiết 1(lớp 5E): Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này giúp Hs biết:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Sách giáo khoa Đạo đức 5.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi: 
+ Em biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, có nhiều hoạt động tích cực nhằm thiết lập hòa bình và công bằng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là một nước thành viên của Liên Hợp Quốc. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về tổ chức này.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Trò chơi “Phóng viên”
- Gv hướng dẫn Hs chơi trò chơi.
- Gọi 1 Hs đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp các vấn đề liên quan đến Liên Hợp Quốc:
+Liên Hợp Quốc thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc ở đâu?
+ Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào?
+ Kể một vài hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc?
- Tổ chức cho Hs chơi.
=> KL: Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. 
Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
- Gv hướng dẫn các nhóm trưng bày tranh, ảnh, bài báo nói về Liên Hợp Quốc.
- Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi 
- Gv khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Em hiểu gì về Liên Hợp Quốc?
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- Hs tham gia chơi.
- Hs chú ý.
- Cả lớp quan sát.
Tiết 2(lớp 5E): Luyện Toán
Bài 29: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN, PHÂN SỐ,
 SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho Hs về số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán quyển 5 tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi: Quy đồng mẫu số các phân số sau: 
 23; 12 ; 35 
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố thêm kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân.
b. Luyện tập: (25- 27’)
*Bài 1/40:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét.
=> KT: cách tìm giá trị của một chữ số trong một số.
*Bài 2/40:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: các dấu hiệu chia hết cho 9, 3, 5 và 9, 3 và 5.
*Bài 3/40:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài.
=> KT: cách nhận biết phân số.
*Bài 4/41:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài
=>KT: cách quy đồng mẫu số các phân số.
*Bài 5/42:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs đọc bài làm.
- Gv nhận xét, chữa bài:
=>KT: cách rút gon, so sánh phân số.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Gv nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Yêu cầu Hs về nhà ôn lại kiến thức.
- Hs trả lời:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm: 
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài.
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
- Hs đọc đề bài. 
- Hs làm bài.
- Hs đọc bài làm:
- Hs nhận xét.
__________________________
Tiết 3(lớp 5E): 
ÔN TẬP LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Ngày 30 - 4 -1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
- Ngày 26 - 4 – 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.
II. Đồ dùng dạy- học:
- SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Hỏi:
+ Hãy nêu nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri?
+ Nêu vị trí và giới hạn của châu Mĩ?
- Gv nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1- 2’)
- Nêu mục tiêu của bài học.
b. Dạy bài mới: (25- 27’)
Hoạt động 1: Ôn lịch sử “Tiến vào Dinh Độc Lập.
Hỏi:
+ Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri?
+ Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
+ Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
+ Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử này?
=> KL: + Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
+ Đánh tan quân lâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam , Bắc được thống nhất.
Hoạt động 2: Ôn Địa lí “Châu Mĩ” (tiếp theo).
Hỏi:
+ Dân cư châu Mĩ có những đặc điểm gì?
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì?
=> KL: châu Mĩ có các nền kinh tế phát triển khác nhau. Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
3. Củng cố- dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tinh thần học tập của Hs.
- Yêu cầu Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời:
+ Hiệp định Pa-ri quy định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. 
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ.
- Hs nhận xét.
- Hs trả lời:
+ Sau Hiệp định Pa- ri, Mĩ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Sài Gịn sau thất bại lin tiếp lại khơng được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang, lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.
+ Xe tăng 843, của đồng chí Bùi Quang Thận bị kẹt lại ở cổng phụ. Xe tăng 390, do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc Lập. Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Chỉ huy của lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
+ Vì lúc đó quân đội chính quyền Sài Gòn tan rã. Mĩ tuyến bố thất bại rút khỏi Việt Nam.
+ Là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đánh thắng Đế quốc Mĩ và bè lũ tai say ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khẳng định một điều: một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu biết đoàn kết, có đường lối đúng, quyết tâm cao thì vẫn cóthể chiến thắng bất cứ kẻ thù nào.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời:
+ Phần lớn dân cư châu Mĩ hiện nay là người nhập cư từ các châu lục khác đến. Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất. Còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển.
+ Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị, 
- Hs nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 lop 45.doc