Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 Dạy sáng

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP

 I. Mục tiêu:

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản

- Luyện viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .

 II. Đồ dùng dạy học

Vở bài tập , SGK

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Bài 1 : HS đọc đề , nêu cách làm

 HS tự làm bài

 GV giúp HS yếu : chuyển từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số sau đó chuyển về số thập phân

Bài 2 : HS thảo luận trong bàn rồi tự làm

 Gọi HS nêu cách làm và kết quả

Bài 3 : HS tự làm

 GV chấm một số bài

 GV chữa chung , lưu ý chỗ sai sót cho HS

Bài 4 : HS tự làm bài a.c

 GV chấm một số bài

 GV chữa chung , lưu ý chỗ sai sót cho H

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn: 28/10/2009
Ngày giảng: thứ hai ngày 2/11/2009
 Dạy sáng
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản
- Luyện viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
 II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập , SGK
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài 1 : HS đọc đề , nêu cách làm
 HS tự làm bài 
 GV giúp HS yếu : chuyển từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số sau đó chuyển về số thập phân
Bài 2 : HS thảo luận trong bàn rồi tự làm
 Gọi HS nêu cách làm và kết quả
Bài 3 : HS tự làm 
 GV chấm một số bài
 GV chữa chung , lưu ý chỗ sai sót cho HS
Bài 4 : HS tự làm bài a.c
 GV chấm một số bài
 GV chữa chung , lưu ý chỗ sai sót cho H
 IV. Dặn dò : Về làm bài tập trong SGK.
***************************
Tiết 2 :Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
 I- Mục tiêu
 1. Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo)
 2. Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất)
 II - Đồ dùng dạy – học
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III- Các hoạt động dạy – học
 - Kiểm tra bài cũ
 HS đọc thuộc những câu thơ các em thhích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 - Giới thiệu bài
 Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS từng tranh cãi. Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất để biết ý kiến riêng của ba bạn Hùng, Quý, Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo.
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
 Chia bài làm 3 phần để luyện đọc như sau:
 + Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 (từ Một hôm..đến sống được không?)
 + Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam đến phân giải )
 + Phần 3 (phần còn lại)
 - 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa lỗi, lưu ý nhấn giọng những câu khẳng định và giọng của NV.
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - 1, 2 HS đọc toàn bàI .
 - GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm bàI và cho biết :
 - Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? (HS phát biểu. GV ghi tóm tắt. Hùng: lúa gạo; Quý : vàng; Nam: thì giờ)
 - Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? HS nêu lí lẽ của từng bạn, chú ý chuyển câu hỏi thành câu khẳng định. GV ghi bảng tóm tắt.
 Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
 Nam: có thì giời mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
 - vì sao thấy giáo cho rằng người lao động m ới là quý nhất? HS nêu lí lẽ của thầy giáo. GV nhấn mạnh cách lập luận có tình có lí của thầy giáo:
 +Khẳng định cái đúng của ba HS (lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
 + Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao dộng là quý nhất.
 - Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
(Có thể đặt tên cho bài văn là Cuộc tranh luận thú vị vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ./ có thể đặt tên cho bài văn là Ai có lí? Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: Người lao động là đáng quý nhất./ )
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV mời 5 HS đọc lại bàivăn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo); giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai. chọn đoạn tranh luận của ba bạn. chú ý : kéo dài giọng hoặc nhấn giọng (tự nhiên) những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả rõ nội dung và bộc lộc thái độ. VD:
Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là rất có lí. Nhưng đi đươc mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”
 - Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật; diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của Hùng, Quý, Nam; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
* Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học . Nhắc HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
***************************
Tiết 3: Khoa học
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỂM HIV/AIDS
 I- Mục tiêu
	- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
	- Có thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình họ.
 II- Đồ dùng dạy – học
- Hình trang 36,37 SGK 
- Bộ thẻ các hành vi.
- 5 tấm bìa cho hoạt động đóngvai “Tôi bị nhiễm HIV”
- Giấy và bút màu.
 III- Hoạt động dạy – học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài cũ:
- Trình bày nguyên nhân mắc bệnh HIV/AIDS?
- Cách phòng tránh HIV/AIDS
3. Bài mới
Hoạt động 1: trò chơi tiếp sức“HIv lây truyền hoặc không lây truyền qua.”
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 9 hoặc 10 HS tham gia chơi.
- HS 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng. Cạnh mỗi đội có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có nội dung . Trên bảng treo sẵn hoặc kẻ sẵn 2 bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền”, mỗi đội gắn vào 1 bảng.
- Khi GV hô “bắt đầu”: Người thứ nhất của mỗi đội rút ra một phiếu bất kì, đọc nội dung phiếu rồi đi nhanh, gắn tấm phiếu đó lên cột tương ứng trên bảng của nhóm mình. Người thứ nhất gắn xong rồi đi xuống, người thứ hai lại làm tiếp các bước như người thứ nhất và tiếp đến là người thứ ba,
- Đội nào gắn xong các phiếu trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành chơi
Các đội cử đại diện lên chơi: Lần lượt từng người tham gia chơi của mỗi đội lên dán các tấm phiếu mình rút được vào cột tương ứng trên bảng.
Bước 3: Cùng kiểm tra
- GV cùng HS không tham gia chơi kiểm tra lại từng tấm phiếu hành vi của các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã đúng chưa.
- GV yêu cầu các đội giải thích đối với một số hành vi.
- Nếu có tấm phiếu hành vi đặt sai chỗ, GV nhấc ra, hỏi cả lớp nên đặt ở đâu, sau đó đặt đúng chỗ. Đối với những trường hợp HS không biết đặt ở đâu hoặc không cùng ý kiến về chỗ đặt, GV giải đáp (dựa vào đáp án).
Đáp án “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua”
Các hành vi có nguy cơ
Lây nhiễm HIV
Các hành vi không có nguy cơ
Lây nhiễm HIV
- Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng
- Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng.
- Nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng
- Băng bó vết thương chảy máu mà không dùng găng tay bảo vệ
- Dùng chung dao cạo (trường hợp này nguy cơ lây nhiễm thấp)
- Truyền máu (mà không biết rõ nguồn gốc)
- Bơi ở bể bơi (hồ bơi ) công cộng.
- Bị muỗi đốt.
- Cầm tay
- Ngồi học cùng bàn
- Khoác vai
- Dùng chung khăn tắm
- Mặc chung quần áo
- Nói chuyện, an ủi bệnh nhân AIDS
- Ôm
- Cùng chơi bi
- Uống chung li nước
- Ăn cơm cùng mâm
- Nằm ngủ bên cạnh
- Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
Kết luận:
HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm,
Hoạt động 2: đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV mời 5 HS tham gia đóng vai: 1 HS đóng vai bị nhiễm HIV, 4 HS khác sẽ thể hiện hành vi ứng xử với HS bị nhiễm HIV như đã ghi trong các phiếu gợi ý.
Người số 1: Trong vai ngừơi bị nhiễm HIV, là HS mới chuyển đến.
Người số 2: Tỏ ra ân cần khi chưa biết, sau đó thay đổi thái độ.
Người số 3: Đến gần người bạn mới đến học, định làm quen, khi biết bạn bị nhiễm HIV cũng thay đổi thái độ vì sợ lây.
NGười số 4: Đóng vai GV, sau khi đọc xong tờ giấy nói: “ Nhất định em đã tiêm trích ma tuý rồi. Tôi sẽ quyết định chuyển em đi lớp khác”, sau đó đi ra khỏi phòng.
Người số 5: Thể hiện thái độ hỗ trợ, cảm thông.
- GV cần khuyến khích HS sáng tạo trong các vai diễn của mình trên cơ sở các gợi ý đã nêu.
- Trong khi các HS tham gia đóng vai chuẩn bị, GV giao nhiệm vụ cho các HS khác :
Các bạn còn lại sẽ theo dõi cách ứng xử của từng vai để thảo luận xem cách ứng xử nào nên, cách nào không nê.
Bước 2: Đóng vai và quan sát
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
GV hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
- Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống? (câu này nên hỏi người đóng vai HIV trước)
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nói về nội dung của từng hình
- Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV\AIDS và gia đình họ?
- Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?
Bước 2: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình; cácc nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong môi trường có sự hỗ trợ, thông cảm chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm; không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi: Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV\AIDS?
(Gợi ý:HS có thể tìm hiểu, học tập để biết HIV\AIDS, các đường lây nhiễm và cách phòng tránh, (hình 4 trang 37 SGK)
- Tuyên truyền vận động mọi người trong cộng đồng không phân biệt đối xử với người nhiểm HIV/AIDS.
*******************************
Tiết 4: HĐNG
GDPTTNBM: BÀI 1
 I/ Mục tiêu: 
 	-Học sinh hiểu được sự nguy hiểm của bom mìn, vật liệu chưa nổ; nguyên nhân dẫn đến tai nạn và cách phòng tránh.
 II/ Đồ dùng dạy học:
- Sách HS và sách giáo viên.
 III/ Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Cho HS chơi trò chơi
2. Đọc thông tin và thảo luận: 
- Gv chia nhóm HS Thảo luận câu hỏi nêu trong bài.
- Hs thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
- Gv nhận xét chốt lại ghi bảng: Hiện nay ở Quảng Trị vẫn còn sót lại nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ. Hàng năm vẫn còn nhiều người bị tai nạn bom mìn, đặc biệt là trẻ em. Các em phải cảnh giác khi lao động, đi lại vui chơi.
3. Hoạt động 2:Tập làm tuyên truyền viên.
- Gv nêu tình huống ch ... ay nó.
Bài tập 3
	- HS đọc YC BT.
- GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước sau:
+ Bước 1: Phát hiện danh từ lặp lại nhiều lần trong câu chuyện (chuột)
+ Bước 2: Tìm đại từ thích hợp để thay thế cho từ chuột (là từ nó – thường dùng để chỉ vật)
- GV nhắc HS chú ý: Cần cân nhắc được để tránh thay thế từ chuột bằng quá nhiều từ nó, làm cho từ nó bị lặp nhiều, gây nhàm chán.
- HS làm cá nhân.
- HS đọc bàI làm – HS khác NX _ GV chốt bàI làm đúng :
- Lời giải:
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chiu qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụn nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ.
- GV nhận xét tiết học ; nhắc HS về nhà xem lại BT2, 3 (phần Luyện Tập) 
***************************
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
 I. Mục tiêu
- Nêu được lí lẻ, dẫn chứng và buớc đầu biết diển đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản. 
 II. Đồ dùng dạy – học
 -Vở BT .
 III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 
 - Kiểm tra bài cũ
HS làm lại BT3, tiết TLV trước.
 - Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
- Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, HS cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. GV ghi tóm tắt lên bảng lớp: 
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm: Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhât vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật . ( VD : Đất tôI cung cấp chất màu nuôI cây.)
+Để bảo vệ ý kiến của mình ,các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên, tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh sáng). GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
- GV có thể tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có (gạch chân lí lẽ, dẫn chứng mở rộng
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán thì dù vẫn có đát, cây cối cũng héo khô, chết rũ Ngay cả đất, nếu không có nước cũng mất chất màu.
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.Thiếu đất, thiếu nước, cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí, cây sẽ chết ngay
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Cũng như con người, có ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người.
Cả bốn nhân vật
Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời
Bài tập 2
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm t huyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV nhắc HS :
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai trăng- đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài tập rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
+yêu cầu đặt ra là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người, cần trả lời một số câu hỏi như: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm gì cho cuộc sống đẹp như thế nào?
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện. Nhưng đèn điện không phải không có nhược điểm so với trăng.
- Cách tổ chức hoạt động:
+ HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
+ Một số HS phát biểu ý kiến của mình. VD về một bài thuyết trình:
Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Trăng soi sáng muôn nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp thơ mộng. Trăng gợi cảm hứng sáng tác cho bao nhà thơ, hoạ sĩTuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo mà khinh thường đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng, người ta vẫn càn đèn để đọc sách, làm việc ban đêm. Bởi vậy, cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người.
- HS khác NX – GV NX bàI thuyết trình , tuyên dương bàI làm tốt
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm ,cá nhân thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.
 - Dặn HS về nhà luyện đọc lại những bài tập đọc; HTL những đoạn văn, bài thơ có yêu cầu thuộc lòng trong 9 tuần đầu SGK Tiếng Việt 5 , tập một để lấy điểm kiểm tra trong tuần ôn tập 
************************************
Tiết 4: Địa lí
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
 I.Mục tiêu
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết được một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng số liệu về mật độ dân số của một số nước Châu á (phóng to)
- Lược đồ mật độ dân số Việt Nam (phóng to).
- Các hình minh hoạ trang SGK.
	- Phiếu học tập của HS.
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 	1. Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
	- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
	- GV giới thiệu bài:
	+ Hỏi HS: Hãy nêu những điều em biết về các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
	+ Nêu: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố dân cư của nước ta.
 2. Bài mới
	Hoạt động 1: 54 dân tộc anh em trên đất nước việt nam
	- GV yêu cầu HS đọc SGk, nhớ lại kiến thức đã học ở môn Địa lí 4 và trả lời các câu hỏi:
	+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
	+ Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
 - GV yêu cầu HS đọc SGk, nhớ lại kiến thức đã học ở môn Địa lí 4 và trả lời các câu hỏi:
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 + Dân tộc nào có đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
 + Kể tên một số dân tộc ít người và địa bàn sinh sống của họ? (GV gợi HS nhớ lại kiến thức lớp 4 bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, một số dân tộc ở Tây Nguyên,...)
 + Truyền thuyết Con rồng cháu tiên của nhân dân ta thể hiện điều gì?
 - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung câu trả lời cho HS.
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi giới thiệu về các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
 + Chọn 3 HS tham gia cuộc thi.
 + Phát cho mỗi HS một số thẻ từ ghi tên các dân tộc Kinh, Chăm và một số các dân tộc ít người trên cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
 + Yêu cầu lần lượt từng HS vừa giới thiệu về các dân tộc (tên, địa bàn sinh sống) vừa gắn thẻ từ ghi tên dân tộc đó vào vị trí thích hợp trên bản đồ Việt Nam.
 - GV tổ chức cho HS cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
 - Tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
 Hoạt động 2: Mật độ dân số việt nam
 - GV hỏi: Em hiểu thế nào là mật độ dân số?
 - GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên.
 - GV giảng: Để biết mật độ dân số người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
Ví dụ: Dân số của huyện A là 52000 người, diện tích tự nhiên là 250km2. Mật độ dân số của huyện A là bao nhiêu người trên 1km2?
 - GV chia bảng thống kê mật độ của một số nước châu á và hỏi: Bảng số liệu cho ta biết điều gì?
 - GV yêu cầu:
 + So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước châu á.
 + Kết quả so sánh trên chứng tỏ điều gì về mật độ dân số Việt Nam
 - GV kết luận: Mật độ dân số nước ta là rất cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thế giới.
 Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư ở Việt nam
 - GV treo lược đồ mật độ dân số Việt Nam và hỏi: Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp chúng ta nhận xét về hiện tượng gì?
 - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng xem lược đồ và thực hiện các nhiệm vụ sau: 
 + Chỉ trên lược đồ và nêu:
. Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người /km2
. Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000người/km2?
. Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 người/km2?
. Vùng có mật độ dân số dưới 100người/km2?
 + Trả lời các câu hỏi:
. Qua phần phân tích trên hãy cho biết: Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? . Vùng nào dân cư sống thưa thớt?
. Việc dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vùng ven biển gây ra sức ép gì cho dân cư các vùng này? (Gợi ý: dân cư có đủ việc làm hay không?)
. Việc dân cư sống thưa thớt ở cùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế của vùng này? (Gợi ý họ có đủ lao động để tham gia sản xuất không?)
. Để khắc phục tình trạng mất cân đối giữa dân cư các vùng, Nhà nước ta đã làm gì?
 - GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến trước lớp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu HS cả lớp làm nhanh bài tập sau: Đánh mũi tên vào sơ đồ (1) sao cho đúng:
 - GV gọi HS trình bày kết quả bài làm trước lớp.
 - GV nhận xét, chữa bài cho HS
 - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 T9.doc