Giáo án các môn khối 4 - Tuần 19 đến tuần 21

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 19 đến tuần 21

I.Mục tiêu:

- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.

- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km2.

 Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.

- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.

II. Đồ dùng dạy học: SGK + Trực quan biểu thị 1m2

 

doc 55 trang Người đăng huong21 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 19 đến tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2010
 Toán (tiết 91)
 Ki - lô - mét vuông
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km2. 
 Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + Trực quan biểu thị 1m2
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra:
- Mét vuông là gì?
- 1m2=......cm2
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô -mét vuông.
- GV giới thiệu: Ki- lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
-H/s có thể nêu hiểu biết về km2
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông:
+ Ki- lô - mét vuông được viết tắt: km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2.
- Vài em nhắc lại.
 Thực hành:
+ Bài 1 và bài 2:
- Đọc kỹ yêu cầu và tự làm.
- Vài HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
32m249dm2=3249dm2
2000 000m2=2km2
-Nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo
+ Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Tóm tắt và tự giải.
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
? Muốn tìm........
- Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
? Diện tích khu rừng là bao nhiêu km2
Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2
+ Bài 4: GV yêu cầu HS KG đọc kỹ đầu bài.
HS Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Diện tích phòng học là: 40 m2
b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
..
Lịch Sử (Tiết 19)
nước ta cuối thời trần
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập của HS.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
a.Tình hình nước ta cuối thời Trần.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung phiếu ghi các câu hỏi sau:
HS: Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
- ăn chơi ...
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
-Gọi h/s trình bày
-H/s khác nhận xét báo cáo
-G/v kết luận
- khổ cực..
- Nổi dậy đấu tranh..
- Nhà Minh....
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
b.Nhà Hồ thay thế nhà Trần
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
HS: Hồ Quý Ly là 1 vị quan đại thần có tài.
+ Ông đã làm gì?
- Ông đã thực hiện nhiều cải cách.
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Li có hợp với lòng dân hay không? Vì sao?
- Hành động truất quyền vua là họp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi, và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ.
Bài học: Ghi bảng.
3. Củng cố, dặn dò:GV giới thiệu thêm về Hồ Quý Li...
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
HS: 3 em đọc bài học.
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2010
 Toán (Tiết 92)
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kỹ năng:
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki – lô - mét vuông.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
HS: Lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:HSKG
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm cách giải.
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
? Muốn tính.......
- GV nhận xét:
Giải:
a. Diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20 (km2).
b. Đổi 8 000 m = 8 km.
Diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16 (km2)
+ Bài 3: GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4:
? Nêu yêu cầu của bài
? Nêu cách làm
- GV nhận xét:
HS: đọc thầm và làm bài vào vở.
 Giải:
Chiều rộng của khu đất là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất là:
3 x 1 = 3 (km2)
 Đáp số: 3 km2.
+ Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kỹ từng câu của bài toán và quan sát kỹ biểu đồ mật độ dân số để trả lời câu hỏi.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất.
b. Mật độ dân số ở TP Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
 ...................................................................
Kĩ thuật (Tiết 19)
Các chi tiết và dụng cụ của bộ phận lắp ghép mô hình cơ khí
I. Mục tiêu:
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình .
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết.
- Biết lắp giáp một số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ lắp ghép mô hình 
III. Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2- Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
 - GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu
+ HĐ1: Giáo viên hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ 
 - GV lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau:
* Các tấm nền
* Các loại thanh thẳng
* Các thanh chữ U và chữ L
* Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác
* Các loại trục
* ốc và vít, vòng hãm
* Cờ-lê, tua-vít
 - Cho HS nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết
 - Hướng dẫn cách xếp các chi tiết
 - Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ
+ HĐ2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít
* HDẫn cách lắp vít
 - Gọi HS lên thao tác 
 - Giáo viên nhận xét và bổ xung
* Hướng dẫn cách tháo vít
 - Cho HS thực hành cách tháo vít 
 - Để tháo vít em sử dụng cờ - lê và tua - vít như thế nào ?
* Hướng dẫn cách lắp ghép một số chi tiết
 - Yêu cầu học sinh gọi tên và số lượng của mối ghép.
 - Cho học sinh sắp sếp dụng cụ vào hộp
3. Củng cố - Dặn dò:
- Bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết ?
- Chuẩn bị bài sau.
 - Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh lấy bộ đồ dùng
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Học sinh thực hành nhận dạng gọi tên đếm các chi tiết
 - Làm việc theo cặp
 - Học sinh thực hành cách lắp vít
 - Thực hành cách tháo vít
 - Một tay dùng cờ – lê giữ chặt ốc, tay kia dùng tua – vít vặn ngược chiều kim đồng hồ
 - Học sinh thực hành và gọi tên các mối ghép
 - Học sinh sắp sếp dụng cụ
Vài HS nêu.
 Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2010
 Toán (Tiết 93)
Hình bình hành
I. Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành cho HS.
- Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với 1 số hình đã học.
II. Đồ dùng: Bộ đồ dùng học toán
GV vẽ sẵn vào bảng phụ hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra: Chữa bài tiết trước
 - 2 HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:Giới thiệu – Ghi bảng
 Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
HS: Quan sát hình vẽ rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
M
N
P
Q
 Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành:
- GV gợi ý để HS tự phát hiện ra các đặc điểm của hình bình hành.
HS: Lấy thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện và nêu nhận xét.
? Các cặp cạnh đối diện của hình bình hành như thế nào
- Nêu như SGK
- Các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Gọi h/s nêu lại
- Tự nêu.
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn 1 số hình và yêu cầu HS chỉ ra đâu là hình bình hành.
Thực hành:
+ Bài 1:
- GV vẽ hình như SGK
HS: Đọc yêu cầu. Tự nhận dạng hình và trả lời câu hỏi.
- GVchữa bài 
+ Bài 2:
- GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
B
A
C
D
HS: Nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
M
N
P
Q
AB và DC là cặp cạnh đối diện.
AD và BC là cặp cạnh đối diện.
- MN và PQ là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- MQ và NP là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+ Bài 3:(HSKG) Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có hình bình hành.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm.
- HS làm 
- Chữa bài
- Dùng phấn màu để phân biệt hai đoạn thẳng vẽ thêm.
GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập
 .......................................................................................................
 Khoa học (Tiết 37)
Tại sao có gió
I. Mục tiêu:
- HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích tại sao có gió.
- Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
II. Đồ dùng: 
	Hình trang 74, 75 SGK; chong chóng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Hoạt động 1: Mục tiêu: Chơi chong chóng.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Cả nhóm xếp thành 2 hàng quay mặt vào nhau đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. Nhận xét xem chong chóng của mỗi người có quay không? Giải thích tại sao?
HS: Các nhóm chơi chong chóng và tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay.
+ Khi nào chong chóng quay.
+ Khi nào chong chóng quay nhanh quay chậm.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo xem chong chóng của bạn nào quay nhanh, quay chậm và giải thích.
- GV kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió chong chóng không quay.
Hoạt động 2: Mục tiêu : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
- GV chia nhóm, đề nghị các nhóm đọc mục thực hành trang 74 SGK.
-H/s làm thí nghiệm và thảo luận
-Gọi h/s báo cáo kết quả
HS: Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận: 
=> Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
 Hoạt động 3: Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự c ... 2:Mục tiêu: Thực hành các cách phát ra âm thanh.
 -HS đọc SGK và thảo luận nhóm
HS: Làm việc theo nhóm.
- Tìm cách tạo ra âm thanh với các vật cho trên H2 trang 82 SGK.
VD: Cho sỏi vào ống để lắc
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Thảo luận về các cách làm để phát ra âm thanh.
Hoạt động 3: Mục tiêu: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm gõ trống theo hướng dẫn ở trang 83.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Làm việc cá nhân 
- Để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
=> Kết luận: Âm thanh do các vật rung động phát ra.
. Hoạt động 4: Trò chơi “Tiếng gì ở phía nào thế?”
- GV nêu cách chơi và luật chơi.
- Cả lớp chơi trò chơi.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố - dặn dò:Cho h/s đọc ghi nhớ
	- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.
 .........................................................
 Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011 
Toán (Tiết 104)
Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Biết quy đồng mẫu số hai phân số, trong đó mẫu số của một phân số được chọn làm mẫu số chung.
	- Củng cố về cách quy đồng mẫu số hai phân số.
II. Các hoạt động dạy- học:	
1. Kiểm tra bài cũ:
2 HS lên chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
 Hướng dẫn HS cách tìm mẫu số hai phân số và 
? Em có nhận xét gì về 2 mẫu số của 2 phân số trên
- Quy đồng mẫu số hai phân số:
và 
HS: Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 2 mẫu số 6 và 12 để nhận ra 6 x 2 = 12 hay 12 : 6 = 2. Tức là 12 chia hết cho 6.
- Chọn 12 là mẫu số chung.
HS: Tự quy đồng mẫu số để có:
 = và giữ nguyên phân số .
=> Như vậy quy đồng mẫu số 2 phân số
và được phân số và 
=> Rút ra cách làm:
* Xác định mẫu số chung.
* Tìm thương của mẫu số chung và mẫu số của phân số kia.
* Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia giữ nguyên phân số có mẫu số là mẫu số chung.
Thực hành:
+ Bài 1:
? Nêu yêu cầu của bài
- Chữa bài 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài:
a. và
 ? Nêu cách làm
Cho h/s quy đồng
b. và
=;giữ nguyên phân số kia
+ Bài 3:(Dành cho HSKG)
 -H/d h/s làm bài
-Làm bài
 _Chữa bài
 =
3.Củng cố-dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
 ..................................................... 
 Địa lí (Tiết 21)
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này học sinh biết
- Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước
- Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.
- Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh bản đồ
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá, tôm.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra :
- Nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ntn ?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
 - Cho HS quan sát bản đồ 
 - Đồng bằng Nam Bộ trồng các cây gì ? Cây nào trồng nhiều nhất 
Vựa lúa, vựa cây trái lớn nhất cả nước.
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
 - Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện nào để thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước.
 - Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
+ HĐ2: Làm việc theo nhóm
B1: HS dựa tranh ảnh trả lời câu hỏi : Kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ
B2: Các nhóm trình bày kết quả
-Kể tên các trái cây của ĐBNB?
 - Giáo viên kết luận
 Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước
+ HĐ3: Làm việc theo nhóm
B1: Các nhóm thảo luận câu hỏi
 - Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản
 - Kể tên loại thuỷ sản được nuôi nhiều 
 - Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ?
B2: HS báo cáo kết quả
 - GV nhận xét và bổ sung
Vẽ sơ đồ: GVHDHS
- Vẽ sơ đồ xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người
- GD bảo vệ môi trường....
3. Củng cố – Dặn dò
- Gọi học sinh đọc nội dung bài.
- Nhận xét giờ học
 - Vài em trả lời
- Học sinh quan sát bản đồ
 - Học sinh nêu
-Đọc thầm bài
- Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động
- Lúa gạo và cây trái đã cung cấp nhiều nơi trong nước và xuất khẩu
 - Gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa, xay sát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc,biển nhiều tôm cá....
 - Cá tra, cá ba sa, tôm.....
-Thuỷ sản được tiêu thụ nhiều nơi trong nước và thế giới.
................................................................ 
 Toán*
Luyện tập 
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
Củng cố về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo qua làm 1 số bài tập có liên quan.
Vận dụng làm bài tập nhanh ,đúng.
 II. Đồ dùng dạy học: Sách Luyện giải toán 4
 III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra:
2.Bài mới: 
Bài 1: bài 1 - trang 30
 - Cho HS đọc đề bài 
 -Yêu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét 
 Củng cố cho HS môí quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- 1 HS đọc
- Làm nháp – 2 HS lên bảng làm 
a) 1km2 = 1000 000 m2
 3km2 = 3000 000 m2
 10km2 = 10 000 000 m2
 1 000 000m2 = 1km2
.....................................................
Bài 2: 1 - trang 31
- Cho HS đọc đề bài 
 -Yêu cầu HS tự làm.
 - Cho HS chữa bài, nhận xét 
- 1 HS đọc và nêu 
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ
a) 3m2 24dm2 = 324dm2
 2m2 1dm2 = 201dm2
 1m2 2345cm2 = 12345cm2
 1m2 45cm2 = 10045cm2
 ...............................
 Bài 3 : bài 2- trang 31 
- Cho HS đọc y/c bài tập
- Y/c HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài, nhận xét- Củng cố cách tính
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
.3. Củng cố, dặn dò : 
- Hệ thống kiến thức
- Nhận xét giờ
- 1 HS đọc 
- Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng phụ. 
a) Khoanh vào phương án D
b) Khoanh vào phương án C
 .........................................................................
 Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011 
 Toán ( 105)
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố và rèn kỹ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
-H/S khá giỏi bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + Vở ghi
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: H/s đọc y/c bài
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài vào vở.
- GV cùng nhận xét và chữa bài.
- Củng cố lại cách quy đồng
+ Bài 2: H/s đọc y/c bài
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a. và 2 viết được là và quy đồng mẫu số thành giữ nguyên .
b. 5 và viết được là và 
 và quy đồng mẫu số thành 
 giữ nguyên 
* và quy đồng mẫu số với MSC là 18 thành:
+ Bài 3: GV hướng dẫn HS KG làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số theo mẫu.
-Chữa bài
HS: Tự quy đồng theo mẫu.
+ Bài 4: Đọc y/c bài
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
 và với MSC là 60 được 
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 5: (Dành cho HSKG)
- GV cho HS quan sát bài tập phần a sau đó tự tính phần b.
b. 
c.
GV chấm,chữa bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập
- Dặn chuẩn bị bài sau
................................................................
Khoa học (Tiết 42)
Sự lan truyền âm thanh
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới tai.
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
- Nêu ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hai ống bơ, vài vụn giấy .
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Dạy bài mới:Giới thiệu- Ghi bảng
 Hoạt động 1:Mục tiêu: 
Tìm hiểu về các sự lan truyền âm thanh.
 -Y/c học sinh quan sát H1 và làm theo y/c
? Tại sao gõ trống tai ta nghe được tiếng trống.
HS: Trả lời.
- Quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống?
HS: Tiến hành các thí nghiệm, gõ trống quan sát các giấy nảy. 
- Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào? 
- Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí.
Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động.
- Khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động.
Nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
Hoạt động 2:Mục tiêu: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất rắn. 
-Y/c học sinh làm thí nghiệm...
HS: Tiến hành thí nghiệm hình 2 trang 85 SGK.
? Qua thí nghiệm trên các em có nhận xét gì
- Âm thanh có thể truyền qua nước qua thành chậu đ qua chất lỏng và chất rắn.
? Tìm thêm dẫn chứng tương tự
VD: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh. 
- áp tai xuống đất nghe vó ngựa từ xa .
Hoạt động 3:Mục tiêu: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
- GV có thể đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp sau đó cho 1 số HS trình bày.
HS: Có thể làm thí nghiệm để thấy âm thanh yếu đi khi đi ra xa trống.
Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại.
- GV hướng dẫn cách chơi. HS: Tự chơi trò chơi để nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi.
3.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét gìơ
- Dặn dò về nhà
 ............................................................
 Giáo dục tập thể (21) 
 Sơ Kết Tuần 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học: Nam, Tiến
- Còn quên dụng cụ học tập: Hưng
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
	- Duy trì nề nếp lớp
 - Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4-tuan19-21.doc