Giáo án các môn khối 4 - Tuần 4

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.

 - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5="" ;="" 68="">< x="">< 92="" (với="" x="" là="" số="" tự="">

II. Đồ dùng:

Phiếu bài tập .

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4
 Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010 
 Toán(17)
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
	- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
II. Đồ dùng: 
Phiếu bài tập .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra 
- Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:-YC h/s đọc đề
 Tự làm bài rồi chữa bài.
Kết quả: a) 0; 10; 100
b) 9, 99, 999
+ Bài 2:
 -YC đọc đề
-YC làm bài
 -Chữa bài,hướng dẫn cách tính...
Tự làm bài rồi chữa bài.
a) Có 10 số có 1 chữ số là:
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9
b) Có 90 số có 2 chữ số là:
10; 11; 12; ; 99
+ Bài 3: Làm theo nhóm 2
 Chữa bài
 - Các nhóm làm vào phiếu.
0
- Đại diện nhóm lên dán kết quả.
9
a) 859 0 67 < 859 167
9
b) 4 2 037 > 482 037
2
c) 609 608 < 609 60 
d) 246 309 = 46 309
+ Bài 4: HS làm vào vở.
 Làm bài vào vở.
2 < x < 5 
=> x = 3; 4
+ Bài 5: Làm vào vở.(HS khá giỏi)
- Làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90. vậy x là 70; 80; 90
GV chữa bài cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
 ..................................................................
 Kĩ thuật(4)
 Khâu thường
I- Mục tiêu
-Học sinh biết cách cầm vải, kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.Biết cách khâu , khâu được các mũi khâu thường theo đường dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì khéo léo của đôi tay.
II- Đồ dùng dạy học
Tranh quy trình khâu thường, mẫu khâu thường.
Bộ đồ dùng kĩ thuật 4.
III- Các hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
GV đưa ra mẫu khâu thường
GV bổ xung và kết luận
GV nêu vấn đề: Thế nào là khâu thường?
b)Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ Hướng dẫn cách khâu, thêu cơ bản
Yêu cầu học h/s quan sát hình 1:
GV dùng vảicó thật để hướng dẫn .
Yêu cầu h/s quan sát hình2a,b
GV thực hiện động tác lên kim, xuống kim.
Nêu những điểm cần lưu ý SGV(22)
Gọi h/s lên bảng thực hiện thao tác.
GV kết luận nội dung 1.
+ Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
GV treo tranh quy trình
Nhận xét, hướng dẫn vạch dấu
Gọi h/s đọc nội dung, quan sát hình 5a,b,c.
Hướng dẫn 2 lần thao tác kĩ thuật
Nêu câu hỏi: khâu đến cuối đường vạch dấu ta làm gì?
GV làm mẫu nút chỉ cuối đường khâu.
Tổ chức cho h/s tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
C.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, kết quả thực hành
 - Hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng tiết 5.
- Kiểm tra đồ dùng.
Nghe
Quan sát mặt trái, mặt phải
Hình 3a,b
2 h/s trả lời, 1 em đọc ghi nhớ
Quan sát, nhận xét
Nêu cách cầm vải khi khâu
Nêu cách xuống kim, lên kim
Nghe
2 h/s thực hiện
HS nghe
Quan sát tranh, nêu nhận xét
2 h/s đọc
HS quan sát
2 h/s trả lời
Phải chốt nút chỉ cuối đường khâu
HS quan sát, 1 em đọc ghi nhớ
HS thực hành theo cặp, giúp đỡ nhau khâu thường trên giấy cách đều nhau 1 ô li
 Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Toán(18)
Yến – tạ - tấn
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến - tạ - tấn, mối quan hệ giữa yến - tạ - tấn và ki - lô - gam.
	- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ lớn –> bé).
	- Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ kẻ sẵn như SGK.Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra 
- GV gọi HS lên chữa bài 4b ; bài 5 trang 22 -2 học sinh chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến - tạ - tấn:
a. Giới thiệu đơn vị yến - tạ - tấn:
- GV gọi HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
HS: ki - lô - gam, gam
- Ngoài 2 đơn vị đã học, để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki - lô - gam, người ta còn dùng đơn vị yến.
- Viết bảng: 1 yến = 10 kg
- Cho HS đọc theo cả hai chiều:
1 yến = 10 kg; 10 kg = 1 yến.
? Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
- mua 20 kg gạo.
? Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
- là có 1 yến khoai.
b. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn (tương tự trên)
- Nghe để bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này.
* Lưu ý: GV có thể nêu thêm con voi nặng hai tấn, con trâu nặng 3 tạ, con lợn nặng 6 yến.
2. Thực hành:
+ Bài 1: HS nêu yêu cầu
 -YC làm bài
- Chữa bài
 Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm.
+ Bài 2: GV có thể hướng dẫn HS làm chung 1 câu, VD như: 5 yến =  kg
- Nêu lại mối quan hệ giữa yến và ki - lô - gam:
1 yến = 10 kg => 5 yến = 1 yến x 5
= 10 kg x 5
= 50 kg
Vậy 5 yến = 50 kg.
Với bài: 5 yến 3 kg =  kg, GV hướng dẫn HS làm như sau:
5 yến 3 kg = 50 kg + 3 kg = 53 kg.
- làm bài vào vở.
+ Bài 3:- H/s nêu y/c và làm bài
 Chữa bài
 18 yến +26 yến=44 yến
512 tấn : 8= 64 tấn
 Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
+ Bài 4: (Dành cho HSKG)
 - Gọi h/s nêu y/c và tóm tắt bài
 - Y/ c làm bài
 - Chấm bài
-Tự nêu bài toán rồi làm.
Bài giải:
3 tấn = 30 tạ
Chuyến sau xe đó chở được số muối là:
30 + 3 = 33 (tạ)
Số muối 2 chuyến xe đó chở được là:
30 + 33 = 63 (tạ)
Đáp số: 63 tạ
- GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Thu vở chấm bài cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Khoa học(7)
 Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
I. Mục tiêu:
	- HS biết được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
- Nói tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
- GDHS ăn đủ chất
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 16, 17, các tranh ảnh sưu tầm các loại thức ăn. 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
? Kể tên 1 số loại vi – ta – min mà em biết
-1 H/s nêu.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu 
2. Các hoạt động dạy học:
* HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
+ Mục tiêu:Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn...
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm.
 Thảo luận theo các câu hỏi.
? Tại sao ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn
 Bước2:Gọi đại diện nhóm trình bày
-Ăn đủ chất và ăn đỡ chán.....
* HĐ2: Làm việc với SGK thảo luận tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Mục tiêu:Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít....
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc thep cặp.
Bước 3: HS làm việc cả lớp.
- HS đọc SGK trang 17.
- 2 em thay nhau hỏi và trả lời.
Hãy nói tên nhóm thức ăn:
- Cần ăn đủ:
- Ăn vừa phải:
- Ăn có mức độ:
- Ăn ít:
- Ăn hạn chế:
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả dưới dạng đố nhau.
- HS1 hỏi, HS2 trả lời và ngược lại.
- GV kết luận (SGV)
* HĐ3: Trò chơi “Đi chợ”
+ Mục tiêu:Biết lựa chọn thức ăn phù hợp
+ Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
Bước 2: HS chơi.
 Chơi như đã hướng dẫn.
Bước 3: Từng HS tham gia chơi.
 Từng HS tham gia chơi.
- GV nhận xét, bổ sung.
HS đọc ghi nhớ
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về nội dung của tháp dinh dưỡng.
- Thực hiện theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập đọc(8):
Tre Việt Nam
 (Nguyễn Duy)
I. Mục đích yêu cầu :
1. Biết đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ lục bát, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
2. Cảm và hiểu được ý nghĩa bài thơ: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
3. Học thuộc lòng khoảng 8 dòng thơ .
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa trong bài, băng giấy 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :
-Gọi h/s đọc bài
-1 - 2 em đọc bài “Một người chính trực” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
-HS đọc bài
-Chia đoạn
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và kết hợp giải nghĩa các từ khó.
- Đọc nối tiếp nhau theo đoạn 2 – 3 lần.
-Đọc chú giải
 - Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm
? Đọc thầm và tìm những câu thơ nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam
-Tre xanh bờ tre xanh.
Tre có từ rất lâu, từ bao giờ không ai biết, tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa.
? Đọc thầm và tìm hình ảnh nào của Tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
  cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
? Những hình ảnh nào của tre tượng trưng cho tính cần cù
- ở đâu bạc màu
Rễ siêng ..cần cù.
? Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam
- Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn: Lưng trần phơi nắng phơi sương .cho con.
 Tre có tính cách như người: biết yêu thương, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ, thành, tạo nên sức mạnh sự bất diệt.
? Những hình ảnh nào của Tre tượng trưng cho tính ngay thẳng
 Tre già, thân gẫy, cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. Măng luôn luôn mọc thẳng. Nòi tre . cong. Búp măng non đã mang dáng vẻ thẳng tròn của tre.
Tre được tả trong bài có tính cách như người: Ngay thẳng, bất khuất.
? Đọc lướt tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng mà em thích. Giải thích vì sao?
- Tự nêu.
? Đọc 4 câu thơ cuối và cho biết đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì
-Nêu nội dung và ý nghĩa của bài
- Thể hiện sự kế thừa, kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già - măng mọc.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
-H/s đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu d/c.
- Gọi h/s đọc diễn cảm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học, hỏi về ý nghĩa bài thơ.
- Về nhà tập đọc và đọc trước bài sau.
- HS nối nhau đọc bài thơ.
- Đọc từng đoạn theo cặp
- 1 vài em thi đọc diễn cảm.
- Nhẩm học thuộc lòng những câu thơ em thích.
Địa lý(4)
hoạt động sản xuất của người dân 
ở hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
	- HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 -Nhận biết được những khó khăn của giao thông miền núi .
	- Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.(HSKG)
II. Đồ dùng dạy học: 
	 Tranh ảnh về 1 số mặt hàng thủ công, ruộng bậc thang.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra 
? Nêu tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn
? Kể về trang phục, lễ hội chợ phiên của họ
 - 2h/s trả lời
- cả lớp nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.Nội dung.
a) Trồng trọt trên đất dốc:
* HĐ1: Làm việc cả lớp:
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu?
 -  trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy hoặc ruộng bậc thang.
- Trồng lanh để dệt vải.
- Trồng rau
- Trồng cây ăn quả: đào, lê, mận.
- Quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
- Quan sát H1 và trả lời.
? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu
- ở sườn núi.(QS tranh)
? Tại sao phải làm ruộng bậc thang
- Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang
- Trồng lúa nước.
b). Nghề thủ công truyền thống:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
 Thảo luận nhóm dựa vào quan sát tranh ảnh để trả lời.
? Kể tên 1 số sản phẩm nổi tiếng thủ công của 1 số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn
 dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc tạo ra những sản phẩm như khăn, mũ, túi, tấm thảm, 
- GV nói về hàng thổ cẩm
 bán cho khách trong nước và khách nước ngoài.
c). Khai thác khoáng sản:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
 Quan sát H3 và đọc SGK trả lời câu hỏi:
? Kể tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn
? ở Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất
- A- pa – tít, đồng, chì, kẽm, 
- A – pa – tít được khai thác nhiều nhất.
? Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân
- Quan sát H3 và nêu quy trình.
Quặng a – pa – tít được khai thác ở mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất) đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân.
? Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý
 Tự trả lời.
? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân còn khai thác gì
- mây, gỗ, nứa để làm nhà, đồ dùng; măng, mộc nhĩ, nấm hương làm thức ăn; quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
Tổng kết bài:
 Đọc ghi nhớ.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục(7):
Đi đều, vòng phải, vòng trái.Trò chơi:"Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
 I. Mục tiêu:
 -Ôn một số động tác về ĐHĐN.Y/ cầu thực hiện đúng , động tác
 -Chơi trò chơi đúng luật , an toàn.
 -Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng
 II. Địa điểm -phương tiện
 Sân tập còi...
III. Nội dung -phương pháp
Nội dung
ĐL
GV
HS
 A.Phần mở đầu
 Tập hợp
 khởi động
B.Phần cơ bản
 a,Ôn ĐHĐN
 -Ôn tập hợp, dóng hàng,đi đèu...
 b,Trò chơi chạy đỏi chỗ vỗ tay nhau
C.Phần kết thúc
 Thả lỏng cơ bắp
Xuống lớp
3-5'
22'-24'
3-4'
 Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu
 Cho HS khởi động xoay khớp
 Kiểm tra quay ,phải trái..
 -GV hô cho HS tập 1-2 lần
 -Chia tổ luyện tập
 _Quan sát sửa sai
 _Từng tổ biểu diễn
 _Nhận xét tuyên dương
- Nêu tên trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi
-HS chơi thử
-Cả lớp chơi
-Nhận xét tuyên dương
Cho HS tập thả lỏng cơ bắp
Nhận xét giờ -dặn dò về nhà ôn ĐHĐN 
 *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 *
 * * * 
 * * *
 * * * 	
 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
Toán(19)
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nhận biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề – ca – gam, héc - tô - gam, quan hệ của đề – ca – gam, héc - tô - gam và gam với nhau.
 - Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
 -Vận dụng trong cuộc sống
II. Đồ dùng: 	
Bảng kẻ sẵn cột như SGK.Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :	
-Thực hiện : 45 tạ x 5 = ?
- Nhận xét .
- H/s làm bảng con.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu
2. Giới thiệu đề – ca – gam và héc - tô - gam: 
a. Giới thiệu đề – ca – gam:
? Em nào nêu những đơn vị đo khối lượng đã được học
-  tấn, tạ, yến, kg, g.
? 1 kg = g
 1 kg = 1 000 g
 Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam, người ta dùng đơn vị đề – ca – gam. Đề – ca – gam viết tắt là: dag
1 dag = 10 g
Nêu lại để ghi nhớ cách đọc, ký hiệu và độ lớn của dag, mối quan hệ, 
b. Giới thiệu hec - tô - gam (tương tự như trên)-1hg chính là 1 lạng
1hg=10dag
1hg=100g
2. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng:
? Hãy nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học
- Nêu theo thứ tự sau đó GV viết vào bảng kẻ sẵn.
? Những đơn vị bé hơn kg là những đơn vị nào
-  là hg, dag, g ở bên phải cột kg.
? Những đơn vị lớn hơn kg là những đơn vị nào
-  yến, tạ, tấn ở bên trái cột kg.
? Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag
 10 g = 1 dag.
- GV viết vào cột dag: 1 dag = 10 g
? Bao nhiêu đề – ca – gam thì bằng 1 hg
 10 dag = 1 hg
- GV ghi vào cột hg: 1 hg = 10 dag.
- GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng.
? Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn liền sau nó
  gấp 10 lần.
? Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn liền nó
  kém 10 lần.
- GV cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng để ghi nhớ.
HS đọc bảng...
3. Thực hành:
+ Bài 1: Nêu y/c và làm bài
 -Chữa bài 4dag=40g
 7kg=7000g
 2kg30g=2030g
 Nêu yêu cầu và tự làm.
+ Bài 2: Gọi h/s nêu y/c và làm bài
 -Củng cố cộng trừ nhân chia số đo KL.
Tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 3: GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính:
8 tấn 8 100 kg
8 tấn = 8 000 kg
Vì 8 000 kg < 8 100 kg 
nên: 8 tấn < 8 100 kg.
-Dựa vào mẫu đó để làm các bài tương tự.
+ Bài 4:( HS KG )làm vào vở.
 Chấm chữa bài
-Đọc đề bài và tự làm vào vở.
1 HS lên bảng giải.
Giải:
4 gói bánh cân nặng là:
150 x 4 = 600 (g)
2 gói kẹo cân nặng là:
200 x 2 = 400 (g)
Số kilôgam bánh và kẹo nặng:
600 + 400 = 1 000 (g)
 1000g=1kg
Đáp số: 1 kg.
- GV chấm bài, nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
Về nhà học bài và làm bài tập.Vận dụng trong c/s...
 Thể dục(8):
Đi đều, vòng phải, vòng trái.Trò chơi:"Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
 I. Mục tiêu:
 -Ôn một số động tác về ĐHĐN.Y/ cầu thực hiện đúng , động tác
 -Chơi trò chơi đúng luật , an toàn.
 -Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng
 II. Địa điểm -phương tiện
 Sân tập còi...
III. Nội dung -phương pháp
Nội dung
ĐL
GV
HS
 A.Phần mở đầu
 Tập hợp
 khởi động
 B.Phần cơ bản
 a,Ôn ĐHĐN
 -Ôn tập hợp, dóng hàng,đi đèu...
 b,Trò chơi chạy đỏi chỗ vỗ tay nhau
C.Phần kết thúc
 Thả lỏng cơ bắp
Xuống lớp
3-5'
22'-24'
3-4'
 Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu
 Cho HS khởi động xoay khớp
 Kiểm tra quay ,phải trái..
 -GV hô cho HS tập 1-2 lần
 -Chia tổ luyện tập
 _Quan sát sửa sai
 _Từng tổ biểu diễn
 _Nhận xét tuyên dương
-Nêu tên trò chơi
-Hướng dẫn cách chơi
-HS chơi thử
-Cả lớp chơi
-Nhận xét tuyên dương
Cho HS tập thả lỏng cơ bắp
Nhận xét giờ -dặn dò về nhà ôn ĐHĐN 
 *
 * * * *
 * * * *
 * * * *
 *
 * * * 
 * * *
 * * * 	
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4-tuan4.doc