Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3

I - Mục tiêu: Giúp HS:

- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng những từ ngữ cần thiết.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm . của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

- Có ý thức làm theo lời khuyên của Bác trong thư.

*HSKT đọc đúng câu, đoạn của bức thư.

II- Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ chép đoạn: Sau 80 năm . của các em.

III- Hoạt động dạy- học

A- Mở đầu (3 - 4'): GV nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 5, về việc chuẩn bị cho giờ học.

 

doc 79 trang Người đăng huong21 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng hoạt động tập thể
 Chào cờ đầu tuần
 ___________________________________________
tập đọc
Tiết 1. Thư gửi các học sinh
I - Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng những từ ngữ cần thiết. 
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm ... của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- Có ý thức làm theo lời khuyên của Bác trong thư.
*HSKT đọc đúng câu, đoạn của bức thư.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ chép đoạn: Sau 80 năm ... của các em.
III- Hoạt động dạy- học 
A- Mở đầu (3 - 4'): GV nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 5, về việc chuẩn bị cho giờ học.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài (1'): GV giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài đọc.
2- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc (10-11')
- 1HSKG đọc toàn bài, cả lớp theo dõi SGK, tìm hiểu cách chia đoạn bài văn. GV nhận xét, chốt cách chia đoạn (2 đoạn).
- HS đọc nối tiếp theo đoạn, GVgiúp HS luyện đọc đúng, giúp HS hiểu đúng nghĩa từ, giải thích thêm nghĩa "cuộc chuyển biến khác thường".
- HS luyện đọc theo cặp, GV theo dõi, uốn nắn HS đọc.
- 2HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b)Tìm hiểu bài (9- 10' )
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 trong SGK. HS khác nhận xét, GV chốt ý, bổ sung (nếu cần).
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh trách nhiệm của người HS.
- HSKG nêu nội dung bài văn. GV chốt. 
- HS tự liên hệ về ý thức học tập của bản thân. GV giáo dục ý thức HS.
c)Đọc diễn cảm và thuộc lòng đoạn thư (10- 11')
- 2HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm toàn bài dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV treo bảng phụ, HS nêu giọng đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
- HS đọc diễn cảm theo cặp, kết hợp nhẩm thuộc lòng đoạn thư.
- 2HS thi đọc diễn cảm (GV lưu ý HS phải thể hiện được tình cảm nhân ái, trìu mến
tin tưởng - nhất là HSKG). 
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người đọc tốt nhất.
- 1-2 HS đọc thuộc lòng đoạn thư trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
3- Củng cố, dặn dò (1- 2')
- HS nêu lại nội dung của bức thư.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
___________________________________________
toán
Tiết 1. Ôn tập: Khái niệm về phân số
I- Mục tiêu
- Biết đọc, viết phân số; biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. Hoàn thành bài 1,2,3,4 trong SGK.
- Rèn kĩ năng đọc, viết phân số.
- Có ý thức học tốt môn học.
*HSKT biết đọc, viết phân số.
II- Đồ dùng dạy- học
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong SGK.
- Bảng nhóm.
II- Hoạt động dạy học 
1- Giới thiệu bài (1')
2- Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số (5-6')
- GV lần lượt dán các tấm bìa lên bảng, hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết và đọc phân số đó.
- HSKG nêu ý nghĩa của các phân số đã tìm được.
- HS đọc lại các phân số trên, nêu tử số và mẫu số của từng phân số. GV củng cố cách đọc, viết phân số.
3- Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi tự nhiên dưới dạng phân số (9-10')
- GV hướng dẫn HS viết 1:3; 4:10; 9:2 dưới dạng phân số và yêu cầu HS nêu cách viết.
- HSKG nêu nhận xét (chú ý 1- SGK). GV nhấn mạnh chú ý 1.
- GV thực hiện tương tự với các chú ý 2, 3, 4.
4- Thực hành (20- 22')
Bài 1(4-5') 
- HS làm miệng: đọc và nêu tử số và mẫu số của phân số. 
- GV rèn kĩ năng đọc phân số.
Bài 2;3(9-10') 
- HS làm bài vào giấy nháp (1HS làm trên bảng nhóm) rồi chữa bài. 
- HS khác nhận xét, chốt bài làm đúng.
- GV yêu cầu HSKT nhắc lại vị trí của tử số và mẫu số.
- GV rèn kĩ năng viết phân số.
Bài 4(6-7') 
- HS làm bài vào vở. GV chấm, tổ chức cho HS chữa bài, GV chốt bài làm đúng, củng cố kiến thức về phân số.
5- Củng cố, dặn dò (1')
- GV nhận xét tiết học, chốt kiến thức bài học. Dặn dò về nhà. 
__________________________________________
Khoa học
Tiết1. Sự sinh sản
I- Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố mẹ của mình. Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, báo cáo kết quả.
- Thêm yêu thương, tôn trọng những người sinh ra mình.
II- Đồ dùng dạy- học.
- Tranh vẽ SGK; bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai?"
III- Hoạt động dạy- học.
1- Giới thiệu bài (1')
2- Các hoạt động
a)Hoạt động 1(14-15'): Trò chơi "Bé là con ai?" 
*Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
*Cách tiến hành:
- GV phát cho HS những tấm giấy màu đã chuẩn bị và yêu cầu HS vẽ 1 em bé và 1 người mẹ hoặc 1 người bố của em bé đó (chú ý chọn những đặc điểm vẽ giống nhau).
- HS vẽ theo cặp, GV hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng.
- GV thu phiếu và tráo đều, phổ biến cho HS cách chơi.
- HS chơi trò chơi. GV theo dõi, hướng dẫn thêm (nếu cần).
- GV tổng kết, tuyên dương các cặp thắng cuộc.
- HS trả lời câu hỏi: 
	+ Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé?
 + Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?
- HSKG nêu kết luận. GV chốt ý.
b)Hoạt động 2(14-15'): Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
*Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ 1,2,3 (SGK), đọc lời thoại sau đó
 liên hệ đến gia đình mình. HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản.
- 1 HSKG nêu kết luận. GV chốt ý.
3- Củng cố, dặn dò(1- 2')
- HS đọc mục Bạn cần biết (SGK).
- GV nhận xét giờ học, nhắc nhở về nhà.
Buổi chiều đạo đức
Tiết 1. Em là học sinh lớp 5
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện xứng đáng là HS lớp 5. II- Tài liệu và phương tiện
- Các bài hát về chủ đề Trường em, mi- crô không dây, giấy trắng, bút màu, các truyện nói về HS lớp 5 gương mẫu.
III- Hoạt động dạy học
1- Khởi động(2'): HS hát tập thể bài Em yêu trường em.
2- Các hoạt động.
a)Hoạt động 1(7-8'): Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào mình là HS lớp 5.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK, thảo luận lớp theo các câu hỏi định hướng do GV đặt ra.
- HS nêu ý kiến, GV kết luận. HS đọc ghi nhớ SGK.
b)Hoạt động 2(6-7'): Làm bài 1 (SGK)
*Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
*Cách tiến hành:
- 1HS nêu yêu cầu sau đó cả lớp thảo luận theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
c)Hoạt động 3(7-8'): Tự liên hệ (bài 2)
*Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
*Cách tiến hành:
- HS tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- HS thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày trước lớp.
- HS và GV nhận xét, kết luận. GV giáo dục ý thức HS. GV lưu ý HSKG biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
d)Hoạt động 4(8-9'): Chơi trò chơi "Phóng viên".
*Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
*Cách tiến hành:
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS chơi trò chơi. GV tổng kết.
3- Củng cố, dặn dò(1')
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS.
__________________________________________
Rèn luyện bồi dưỡng tiếng việt
Luyện viết: "Thư gửi các học sinh"
I- Mục tiêu 
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của bài.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Có ý thức luyện viết, giữ vở sạch sẽ.
*HSKT chép đúng đoạn viết.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ chép một số bài tập chính tả.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài (1')
2- Hướng dẫn HS nghe viết (22-25')
- HSKG đọc đoạn viết, cả lớp theo dõi SGK.
- 1HS nêu nội dung đoạn viết. Cả lớp và GV nhân xét, bổ sung.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những tiếng, từ dễ viết sai.
- HS luyện viết những tiếng, từ khó ra giấy nháp (siêng năng, 80 năm giời nô lệ, hoàn cầu, tựu trường, ...). GVgiúp HS phân biệt, so sánh hiện tượng chính tả mà các em mắc phải.
- GV đọc bài cho HS viết sau đó soát lỗi.
- GV chấm bài, nêu nhận xét. HS tự chữa lỗi.
3- Bài tập (10-11')
- GV treo bảng phụ chép bài tập sau:
	*Tìm từ chứa các tiếng sau để phân biệt chính tả giữa:
a) nương / lương b) trung / chung c) sôi / xôi
- HS làm bài theo nhóm đôi sau đó đại diện phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV giúp HS phân biệt những trường hợp chính tả dễ nhầm lẫn.
- Một số HS đọc từ tìm được trước lớp, GV rèn kĩ năng đọc đúng.
4- Củng cố, dặn dò (1-2')
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về nhà.
____________________________________________
Thể dục
Tiết 1. Giới thiệu chương trình- Tổ chức lớp
Đội hình đội ngũ. Trò chơi "Kết bạn"
I- Mục tiêu 
- Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 5; một số quy định về nội quy, yêu cầu tập luyện; biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn. Ôn đội hình đội ngũ (cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp). Chơi trò chơi "Kết bạn".
- Rèn kĩ năng thực hiện các động tác chào, báo cáo; biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
- Tự giác, kỉ luật trong tập luyện.
II- Địa điểm, phương tiện
- Trên sân trường. Chuẩn bị 1 còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu: 6-10'
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản:18-22'
- Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5. GV nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỉ luật.
- Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện.
- Biên chế tổ tập luyện; chia lớp thành 3 tổ.
- Chọn cán sự thể dục lớp.
- Ôn đội hình đội ngũ: GV làm mẫu cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp tập luyện.
* Trò chơi "Kết bạn"
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi.
- Một nhóm HS lên làm mẫu sau đó cả lớp chơi thử 1 lần, chơi chính thức 2-3 lần.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
3- Phần kết thúc: 4-6'
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học, dặn dò về nhà.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng toán
Tiết 2. Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính chất cơ bản ... kịch.
- Hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn: Hừm! Thằng nhỏ...Giấy tờ đâu, đưa coi!
- HS đọc diễn cảm theo nhóm.
- 2 tốp HS có cùng trình độ thi đọc diễn cảm. Cả lớp và GV NX, bình chọn tốp đọc người đọc tốt nhất.
3- Củng cố, dặn dò (1- 2')
- 1HS nêu lại ND, ý nghĩa của trích đoạn kịch.
- GV NX tiết học, dặn dò VN.
_______________________________________________
Buổi chiều rèn luyện bồi dưỡng tiếng việt
Luyện viết: Sắc màu em yêu
I- Mục tiêu 
- HS nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Có ý thức luyện viết, giữ vở sạch sẽ.
II- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài (1')
2- Hướng dẫn HS nghe viết(22-25')
- HSK đọc bài viết, cả lớp theo dõi SGK.
- 1HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa của bài.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những tiếng từ dễ viết sai.
- HS luyện viết những tiếng, từ khó ra giấy nháp. GVgiúp HS phân biệt, so sánh hiện tượng chính tả mà các em mắc phải.
- GV đọc bài cho HS viết sau đó soát lỗi.
- GV chấm bài, nêu NX. HS tự chữa lỗi.
3- Bài tập(10-11')
a) Chỉ ra các tiếng có âm chính dược viết bằng hai chữ cái trong những câu thơ sau:
	Em yêu màu vàng
 Lúa đồng chín rộ.
b) Nêu cấu tạo vần của từng tiếng ở hai dòng thơ trên.
- HS làm bài cá nhân sau đó phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV NX, bổ sung. GV chốt bài làm đúng; củng cố kiến thức về cấu tạo vần.
4- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS về nhà.
_______________________________________________
___________________________________________________
TUẦN 3: Thứ 2 ngày 21 thỏng 9 năm 2009
 Tiết 1: Toỏn*: Luyện tập chung về phân số
I- Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về PS.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số, giải toán có liên quan.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép đề bài một số bài toán.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học chủ yếu
a- Giới thiệu bài (1')
b- Thực hành
Bài 1(7-8'): Tính.
a) 	 b)	 c)
- HS tự làm bài (3 HS nối tiếp nhau làm trên bảng nhóm), chữa bài.
- GV củng cố, rèn kĩ năng về công, trừ, nhân, chia PS, thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 2(8-9'): So sánh các PS sau:
a)	 b)	 c)	 d)	 e)
- HS tự làm bài, chữa bài.
- GV khuyến khích HSKG so sánh bằng các cách khác nhau.
*Với bài 1,2 HSTB làm ít nhất 1/2 lượng bài.
Bài 3(7-9'): Một cửa hàng có một bao đường nặng 42 kg, Ngày đầu bán bao đường, ngày hai bán số đường còn lại. Hỏi sau hai ngày cửa hàng bán còn lại bao nhiêu ki lô gam đường? (GV treo bảng phụ)
- HS tự làm bài, chữa bài.
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 4(7-8'): Dành cho HSKG.
	Một hình chữ nhật có chu vi 140cm. Tính diện tích hình chữ nhật, biết rằng nếu kéo dài chiều rộng thêm chiều rộng và giữ nguyên chiều dài thì hình chữ nhật thành hình vuông.
- GV hướng dẫn HS lập luận để đưa bài toán về dạng toán tổng-tỉ sau đó tự giải.
- GV chốt bài giải đúng, củng cố dạng toán.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
 ______________________________________________
 Tiết 2: Tiếng Việt*: Ôn luyện: Từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa thông qua các bài tập.
- Rèn kỹ năng tìm từ đòng nghĩa; dùng từ đồng nghĩa thích hợp trong văn cảnh.
- HS có ý thức dùng từ đồng nghĩa trong giao tiếp.
*HSKT làm bài theo khả năng.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ chép một số bài tập; bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
a- Giới thiệu bài (1')
b- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(9-10'): Khoanh tròn vào từ không đồng nghĩa với các từ trong mỗi nhóm dưới đây:
	a) Tổ quốc, quốc thể, đất nước, giang sơn.
	b) quê hương, quê mẹ, quê quán, làng quê.
	c) long lanh, lóng lánh, lấp ló, lấp lánh.
- GV treo bảng phụ chép bài tập, HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
- GV củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa. GV khuyến khích HSKG nêu nghĩa chung
của nhóm từ đồng nghĩa.
Bài 2 (9-10'): Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn cho mỗi câu sau:
a) Tôi tự hào mang (quốc thể, quốc tịch, quốc ngữ) Việt Nam.
b) Việt Nam là (quê hương, quê quán, làng quê) của tôi.
c) Đó là một (giang sơn, đất nước, non sông) nằm bên bờ biển Đông xinh đẹp.
d) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hòa, hiền hậu) giữa hai bờ xanh ngát lúa ngô.
e) Sáng nay, em mới (tậu, sắm, mua, có) một cây bút chì.
- GV treo bảng phụ chép bài tập, HS làm bài cá nhân sau đó nêu ý kiến. GV chốt bài làm đúng, khuyến khích HSKG giải thích lí do chọn từ của mình.
- GV rèn kĩ năng dùng từ đồng nghĩa cho phù hợp, củng cố về từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Bài 3 (11-12'): Điền vào chỗ trống 2 từ đồng nghĩa với từ đã cho, đặt 5 câu trong đó mỗi nhóm dùng một từ.
	- Mênh mông:.......	 - Chót vót:.........	 - Lấp lánh:.......
	- Vắng vẻ:..............	 - Đông vui:........	 - Mơ ước:.........
- HS làm bài cá nhân sau đó chữa bài. GV chốt bài làm đúng, khuyến khích HSKG tìm thêm từ đồng nghĩa với từ đã cho, đặt câu văn sinh động.
- GV củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, rèn kĩ năng dùng từ đặt câu.
Bài 4 (Dành cho HSKG): Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau:
 Mình về với Bác đường xuôi
 Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
 Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời
 áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. (Tố Hữu)
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn thơ sau đó làm bài, chú ý cách dùng từ đồng nghĩa trong viết văn.
3- Củng cố dăn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học, nhắc học sinh vận dụng kiến thức vào giao tiếp.
________________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 22 thỏng 9 năm 2009
Tiết 3: Tiếng Việt*:
Ôn luyện văn tả cảnh
I- Mục tiêu 
- HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh theo cấu tạo đã học.
- Tích cực làm bài.
*HSKT nói được một đoạn văn tả cảnh theo yêu cầu của đề.
II- Đồ dùng dạy - học
- Dàn ý cho bài văn tả cảnh (đã thực hiện ở tiết trước).
III- Hoạt động dạy- học
a- Giới thiệu bài (1')
b- Luyện tập
Bài 1(12-13'): Lập dàn bài chi tiết cho bài văn tả cảnh một buổi sáng (trưa hoặc 
chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- Trên cơ sở GV nhận xét dàn bài HS đã lập ở tiết 2, HS chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý của mình.
- Một số HS đọc dàn ý trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý, cho điểm.
Bài 2(15-16'): Dựa vào dàn ý đã lập ở bài 1, hãy trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS trình bày bài trong nhóm đôi, HS nghe và chỉnh sửa cách dùng từ, viết câu cho bạn. GV theo dõi, uốn nắn HS.
- HS thi trình bày bài văn trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người có bài văn hay nhất, đủ ý nhất.
3- Củng cố, dặn dò (1-2')
- GV thu bài, nhận xét tiết học, nhắc nhở HS về nhà.
______________________________________________
Chiều thứ 4 ngày 23 thỏng 9 năm 2009
 Tiết 2: Toỏn*: Luyện tập về hỗn số
I- Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về hỗn số.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy-học:
- Bảngphụ chép mộ số đề bài.
- Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học
a- Giới thiệu bài(1')
b- Thực hành
Bài 1(7- 9'): Chuyển các hỗn số thành các PS rồi thực hiện phép tính.
a) b) c) d) 	 e)
- HS làm bài cá nhân rồi chữa bài (một số HS làm trên bảng nhóm).
- GV chốt kết quả đúng; củng cố, rèn kĩ năng về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số, thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 2(5-6'): Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài cá nhân, chữa bài, giải thích cách điền dấu. HSKG tìm cách so sánh khác.
- GV củng cố cách so sánh hỗn số bằng các cách khác nhau.
Bài 3(4-5'): Viết các số đo dưới dạng hỗn số. 
5m 7dm =	 4m 75cm =	 5kg 250g =	 3kg 6g = 
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố cách chuyển đổi số có 2 đơn vị đo thành số có 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số.
Bài 4(9-10'): Một hình chữ nhật có chu vi 8m72cm. Chiều dài hơn chiều rộng m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (GV dùng bảng phụ)
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải.
Bài 5(5-6'): Dành cho HS KG.
 	Tính: 
- GV hướng dẫn HS làm (nếu cần)
3- Củng cố, dặn dò(1-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
 _________________________________________________
 Tiết 3: Luyện viết
Bài 3
I- Mục tiêu 
- HS viết đúng chính tả, đúng kĩ thuật chữ bài 3 trong vở luyện viết 5 (tập 1). 
- Rèn kĩ năng viết đúng kĩ thuật, viết đẹp.
- Có ý thức luyện viết chữ cho đúng, đẹp; giữ vở sạch sẽ. 
*HSKT viết đúng kĩ thuật, đúng chính tả bài viết.
II- Đồ dùng dạy- học
- Vở Luyện viết 5 - Tập 1.
III- Hoạt động dạy học 
1- Giới thiệu bài (1') 
2- Hướng dẫn HS luyện viết (26-27')
- Một số HS đọc bài viết, cả lớp theo dõi trong vở.
- HS đọc thầm bài viết. HSKG nêu nội dung bài. 
- Cả lớp và GV chốt ý đúng, bổ sung (nếu cần).
- HS quan sát, nhận xét chữ mẫu, GV lưu ý về kĩ thuật các chữ viết hoa ; kĩ thuật nối chữ kh, th, ph, nh.
- HS nêu nhận xét chính tả bài viết .GV nhắc HS chú ý các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu và vần khó, dễ lẫn nhận xét về cách trình bày.
- GV cho HS luyện viết một số từ ngữ trên. GV kết hợp giúp HS phân biệt chính tả và rèn kĩ thuật viết chữ cho HS.
- HS viết bài sau đó soát lỗi. 
- GV chấm một số bài, nêu nhận xét, hướng dẫn HS chữa lỗi.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS luyện viết thêm ở nhà.
__________________________________________________________________________
Chiều thứ 5 ngày 24 thỏng 9 năm 2009
Tiết 1: Toỏn*
Ôn luyện kiến thức đã học về phân số
I- Mục tiêu
- Củng cố cách so sánh phân số.
- Rèn kĩ năng so sánh phân số, giải toán có liên quan.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dựng:
II- Hoạt động dạy- học
1-Kiểm tra:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài')
b- Thực hành
Bài 1: Sắp xếp các PS sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 	 
- GV củng cố về so sánh PS, rèn kĩ năng sắp xếp các PS, lưu ý HS cách làm nhanh nhất.
Bài 2: Tìm x: 	a) =	 b) = 
Bài 3: Vườn cây ăn quả của một trang trại có 150 cây, trong đó có số cây nhãn, số cây cam. Hỏi vườn cây đó có:
a) Bao nhiêu cây nhãn?
b) Bao nhiêu cây cam?
- GV củng cố về giải toán liên quan đến tìm giá trị PS của một số.
Bài 4: Dành cho HSKG.
	Cho phân số có tổng tử số và mẫu số là 136. Tìm phân số đó biết rằng phân số có thể rút gọn thành .
3- Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà. 
 ______________________________________________________ 
 Tiết 3: Hoạt động ngoại khúa: Học “An toàn giao thụng”
Bài 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (Tiếp)
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an t1-3.doc