Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4, 5, 6

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4, 5, 6

I- Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được cách đọc diễn cảm bài văn.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn.

- Thêm yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh.

II- Đồ dùng dạy- học

- Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III- Hoạt động dạy- học

A- Kiểm tra bài cũ(3 - 5')

- GV yêu cầu 2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân (phần 1,2), trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch.

B- Bài mới

 

doc 71 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 4, 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Buổi sáng hoạt động tập thể
Chào cờ đầu tuần
 ________________________________________
tập đọc
Tiết 7. Những con sếu bằng giấy 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cách đọc diễn cảm bài văn.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn.
- Thêm yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
III- Hoạt động dạy- học 
A- Kiểm tra bài cũ(3 - 5')
- GV yêu cầu 2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân (phần 1,2), trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1' )
2- Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc (10-11')
- 1 HSG đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi sau đó quan sát tranh minh hoạ.
- GV nêu cách chia đoạn bài văn.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn (3 lần). Cả lớp và GV NX, chỉnh sửa cách đọc đúng, phát âm, ngắt nghỉ, đặc biệt các tên địa lí nước ngoài, kết hợp tìm hiểu những từ ngữ khó trong bài.
b)Tìm hiểu bài (9- 10' )
- GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn rồi trả lời các câu hỏi cuối bài theo đối tượng HS bằng các hình thức khác nhau, khuyến khích HS tự hỏi- HS khác trả lời.
- GVchốt ý, giảng giải thêm.
- 1 HSKG nêu nội dung chính của bài. GVnhấn mạnh nội dung, cho HS tự liên hệ. GV NX, giáo dục ý thức HS.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (10- 11')
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn kịch.
- HS đọc diễn cảm theo nhóm.
- 2 tốp HS có cùng trình độ thi đọc diễn cảm. Cả lớp nhận xét, bình chọn tốp đọc người đọc tốt nhất.
3- Củng cố, dặn dò(1- 2')
- HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói.
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà.
___________________________________________________
toán
Tiết 16. Ôn tập và bổ sung về giải toán
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Qua ví dụ cụ thể làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ và nắm được cách giải bài toán thể
loại này.
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Có ý thức học tốt môn học.
II- Đồ dùng
- Băng giấy kẻ bảng ở ví dụ 1.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- HS nêu cách chuyển một hỗn số thành một phân số. Cho ví dụ.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1')
2- Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ(4-5')
- GV nêu ví dụ trong SGK. HS tự tìm quãng đường đi được trong 1giờ, 2giờ, 3giờ.
- GV ghi kết quả vào bảng (đính băng giấy đã chuẩn bị).
- HS quan sát bảng nêu NX, GV chốt ( như phần NX trong SGK).
3- Giới thiệu bài toán và cách giải(9-10')
- GV nêu bài toán, HS phân tích đề sau đó tóm tắt và tự giải bài toán vào giấy nháp (1 HS giải bảng lớp). Cả lớp và GV NX, chốt ý bài giải đúng.
- GV giúp HS phân tích để nhận ra bước Rút về đơn vị.
- GV khuyến khích HS KG tìm ra cách giải 2 (Tìm tỉ số).
- HS giải theo cách 2. GV lưu ý cách trình bày như SGK.
4- Thực hành
Bài 1(7-8')
- HS đọc yêu cầu của bài rồi làm bài cá nhân (một HS làm trên bảng nhóm).
- Cả lớp và GVNX, chốt bài làm đúng. GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải bằng cách Rút về đơn vị.
Bài 2(7-9')
- HS tự làm bài, chữa bài.
- Cả lớp và GV chốt kết quả đúng, khuyến khích HSKG giải cách 2. GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải.
Bài 3(9-10')
- HS nắm yêu cầu, nêu cách giải bài toán sau đó tự giải. HSTB làm ít nhất một phần. 
- GV chốt bài làm đúng, củng cố phương pháp và kĩ năng giải.
5- Củng cố, dặn dò (1-2')
- HS nhắc lại 2 phương pháp giải bài toán.
- GV NX tiết học. Dặn dò HS về nhà giải cách hai đối với các bài 2,3 (với những HS chưa hoàn thành).
____________________________________________________
Khoa học
Tiết 7. Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I- Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- Xác định bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
- Rèn kĩ năng so sánh phân số, giải toán có liên quan.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dựng:
II- Hoạt động dạy- học
1-Kiểm tra:
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài')
b- Thực hành
Bài 1: Sắp xếp các PS sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 	 
- GV củng cố về so sánh PS, rèn kĩ năng sắp xếp các PS, lưu ý HS cách làm nhanh nhất.
Bài 2: Tìm x: 	a) =	 b) = 
Bài 3: Vườn cây ăn quả của một trang trại có 150 cây, trong đó có số cây nhãn, số cây cam. Hỏi vườn cây đó có:
a) Bao nhiêu cây nhãn?
b) Bao nhiêu cây cam?
- GV củng cố về giải toán liên quan đến tìm giá trị PS của một số.
Bài 4: Dành cho HSKG.
	Cho phân số có tổng tử số và mẫu số là 136. Tìm phân số đó biết rằng phân số có thể rút gọn thành .
3- Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà. 
 ______________________________________________________ 
 Tiết 3: Hoạt động ngoại khúa: Học “An toàn giao thụng”
Bài 2: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (Tiếp)
____________________________________________________________________
TUẦN 4: Thứ 2 ngày 28 thỏng 9 năm 2009
 Tiết 1: Toỏn*: Luyện giải toán 
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố các kiến thức và rèn kĩ năng về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của chúng, giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép đề bài một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy học
a- Giới thiệu bài(1')
b- Thực hành
Bài 1(9- 10'): Vườn hoa của nhà trường hình chữ nhật có chu vi 160 m và chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích vườn hoa đó? 
- GV treo bảng phụ, HS đọc bài, tự làm bài rồi chữa bài. 
- GV củng cố, dạng toán tổng-tỉ và cách tính diện tích hình chữ nhật. 
Bài 2(8-9'): Một ô tô trong 3 giờ đi được 126km. Hỏi trong 2 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
- HS tự tóm tắt bài toán rồi giải sau đó chữa bài.
- GV củng cố cách giải bài toán bằng cách Rút về đơn vị. 
Bài 3(8-9'): Biết rằng trong nửa giờ xe đạp đi được 8km ô tô đi được 24km. Hỏi trong 2 giờ quãng đường ô tô đi được gấp mấy lần quãng đường xe đạp đi được?
- HS tự tóm tắt bài toán rồi giải sau đó chữa bài. 
- GV chốt bài làm đúng, củng cố cách giải bằng cách Tìm tỉ số, khuyến khích HSKG giải bằng 2 cách.
Bài 4(6-7'): Tìm hai số biết rằng hai số đó có tổng là 72 và số thứ nhất bằng số thứ hai (Dành cho HSKG).
- GV treo bảng phụ, HS nêu hướng giải, dạng toán sau đó làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV chốt bài làm đúng, củng cố về dạng toán tổng- tỉ. Khuyến khích HS nêu cách giải 2.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
_____________________________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt*: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa thông qua các bài tập.
- Rèn kĩ năng dùng từ dồng nghĩa thích hợp trong văn cảnh.
- HS có ý thức dùng từ đồng nghĩa trong giao tiếp.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng nhóm chép bài tập 2,3.
III- Hoạt động dạy- học
a- Giới thiệu bài (1')
b- Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(8-9'): Gạch dưới những từ khác nghĩa với các từ còn lại trong mỗi nhóm sau:
	a. thợ điện, thợ xây, thợ may, làm thợ.
	b. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, sách vở.
	c. tiểu thương, nhà tư sản, thương mại.
	d. đồng bào, đồng hương, đồng ruộng, đồng nghiệp.
- HS làm bài cá nhân sau đó chữa bài.
- GV củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, rèn kĩ năng xác định nghĩa từ.
Bài 2(8-9'): Chọn các từ đồng nghĩa thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 Ban mai thật (a) .......(trong lành/ trong suốt) và (b) ........(dễ chịu/như ý). Cô bé thơ thẩn dạo chơi dưới những tán bàng (c) .........(xanh mượt/xanh xao), say sưa ngắm những chùm bàng (d) ..........(xanh đục/xanh non) đang (đ) ............(lấp lánh/lấp ló) trong vòm lá. Làn gió (e) .......(bất chợt/bất thường) từ cánh đồng thổi tới mát rượi. Nghe (g) ....... (râm ran/thì thầm) trong gió có mùi hương lúa chín. 	 	 Theo Nguyễn Thị Huệ
- GV treo bảng nhóm có chép đầu bài. HS nắm yêu cầu rồi làm bài theo nhóm đôi, đại diện nhóm nêu ý kiến. Cả lớp và GV NX, chốt kết quả đúng.
- GV rèn kĩ năng dùng từ đồng nghĩa thích hợp trong văn cảnh.
Bài 3(7-8'): Khoanh vào chữ đặt trước câu có thể thay thế từ trong ngoặc đơn cho từ được gạch dưới:
	a) A. Nhà em có năm người.
 	 B. Nhà em ở bên đường.	 (gia đình)
	b) A.Trường em ở trên đồi cao.
 	 B. Trường quy định tất cả phải mặc đồng phục. (nhà trường)
	c) A. Minh luôn giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
 B. Tuấn luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập.	 	 (đỡ đần)
- GV treo bảng nhóm, làm rõ thêm yêu cầu của đầu bài. HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV rèn cho HS kĩ năng lựa chọn từ đồng nghĩa sử dụng cho thích hợp.
Bài 4(8-9'): (Dành cho HSKG): Tìm các thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với các thành ngữ, tục ngữ sau:
	a) Chịu thương chịu khó.
	b) Đồng tâm hiệp lực.
	c) Chân lấm tay bùn.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, phát biểu ý kiến. GV NX, chốt bài làm đúng. Khuyến khích các em giải nghĩa, đặt câu với một trong các thành ngữ, tục ngữ đó.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS về nhà.
_____________________________________________________
 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
- Phiếu học tập (bảng SGK- trang 16).
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Các hoạt động
a)Hoạt động 1 (14-15'): Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS nêu được một số đặc đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. 
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 16,17 thảo luận nhóm 4, hoàn thành bảng trong phiếu học tập (GV phát phiếu học tập cho HS).
- HS các nhóm làm việc. Các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng, đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. GV chốt ý.
b)Hoạt động 2(10-13'): Trả lời câu hỏi: Ai?Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
*Mục tiêu: Củng cố cho HS thêm hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở trên. HS xác định được bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm dựa vào tranh ảnh đã sưu tầm được xác định xem người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời và nêu những đặc điểm giai đoạn đó.
- Các nhóm làm việc. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác có thể hỏi hoặc nêu ý kiến khác.
- GV cho HS thảo luận cả lớp: Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?Biết được điều đó có lợi gì?
- HS nêu ý kiến. GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. Giáo dục ý thức HS.
3- Củng cố, dặn dò(1- 2')
- HS KG nhắc lại nội dung c ...  kĩ năng tính toán, giải toán.
- HS tự giác, tích cực làm bài. 
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép bài tập luyện thêm cho HSKG.
- Mọt số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- HS giải bài tập 4 trang 31(SGK).
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(8-9')
- HS làm bài cá nhân (2 HS làm trên bảng nhóm).
- Cả lớp và GV chốt bài làm đúng, củng cố cách so sánh phân số rồi sắp xếp theo thứ tự.
Bài 2(8-9')
- HS làm bài cá nhân (2 HS làm trên bảng nhóm).
- GV chốt kết quả đúng, củng cố kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số, thứ tự thực hiện phép tính.
Bài 3(7-8')
- HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm, NX, củng cố dạng toán tìm giá trị phân số của 1số, rèn kĩ năng giải. 
Bài 4(6-7')
- HS làm bài cá nhân (1 HS làm trên bảng nhóm), chữa bài.
- GV củng cố dạng toán hiệu- tỉ.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG:
	Bốn bạn Thể, Thao, Cường, Mạnh góp tiền mua một quả bóng. Thể góp số tiền bằng 1/2 số tiền ba bạn kia góp. Thao góp số tiền bằng 1/3 số tiền ba bạn kia góp. Cường góp số tiền bằng 1/4 số tiền bốn bạn kia góp. Mạnh góp 6500 đồng. Hỏi quả bóng giá bao nhiêu tiền?
- HS xác định dạng toán, tự làm bài, chữa bài. GV chốt kết quả đúng, củng cố dạng toán.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, dặn dò về nhà.
________________________________________________________
Tập làm văn
 Tiết 12 . Luyện tập tả cảnh
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát tả cảnh sông nước
- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương.
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm.
- Những ghi chép sau khi quan sát cho bài văn tả cảnh sông nước.
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1(12-14')
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn sau đó làm việc theo nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm nêu câu trả lời. Nhóm khác NX, bổ sung.
	+ Với câu hỏi 1, GV có thể đưa câu hỏi bổ sung: Câu văn nào trong đoạn văn nói rõ đặc điểm đó?
	+ Với câu hỏi 2, GV giải thích từ Liên tưởng, GV bình luận sau khi HS nêu lên được những liên tưởng của tác giả.
	+ Với đoạn văn b, câu hỏi 3, HSTB đọc những câu văn thể hiện sự liên tưởng của tác giả, HSKG nêu tác động của những liên tưởng.
- HSKG chốt ý qua 2 đoạn văn: cách quan sát, cách liên tưởng. GV kết luận, lưu ý học cách quan sát, liên tưởng của tác giả.
Bài 2(18-19')
- HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc nhở HS trước khi lập dàn ý. 
- HS làm bài dựa trên kết quả quan sát ở nhà.
- Một số HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý của mình. Cả lớp NX, góp ý. GV chấm điểm những dàn ý tốt.
- GV NX kĩ năng lập dàn ý bài văn của HS.
- HS tự sửa dàn ý của mình. 
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn thành dàn ý trên, chuẩn bị cho bài viết tới.
_______________________________________________________
địa lí
Tiết 6. Đất và rừng
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa, rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn, vai trò của đất, rừng. 
- Chỉ được bản đồ vùng biển phân bố của đất, rừng.
- Có ý thức bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ địa lí Việt Nam, quả Địa cầu. 
III- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(2-3')
- Nêu đặc điểm của vùng biển và vai trò của vùng biển nước ta?
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài(1')
2- Đất nước ta(13-14')
a) Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
*Bước 1: - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
	 + Kể tên và chỉ vùng phân bố 2 loại đất chính ở nớc ta trên bản đồ.
	 + Nêu đặc điểm và vùng phân bố của 2 loại đất chính : Phe-ra-lít; phù sa.
*Bước 2: - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	 - Một số HS lên bảng chỉ bản đồ vùng phân bố 2 loại đất chính ở Việt Nam.
	 - Cả lớp NX bổ sung. GV chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*Bước 3: - HS nêu vai trò của đất, GV chốt.
	 - Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương.
3- Rừng nước ta (13-14') 
b) Hoạt động 2(9'): Làm việc theo nhóm
*Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 đọc SGK và hoàn thành 2 câu hỏi in nghiêng trong SGK.
*Bước 2: - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả. Cả lớp, GV NX chốt ý đúng.
	 - Một số HS lên bảng chỉ bản đồ rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn.
 	 - GV kết luận.
c) Hoạt động 3(5'): Làm việc cả lớp
- 1HSKG nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người.
- Nêu những biện pháp Nhà nước và nhân dân phải làm để bảo vệ rừng?
- Em sẽ làm gì góp phần bảo vệ rừng?
- GV phân tích về thêm thực trạng rừng nước ta.
4- Củng cố, dặn dò(1-2')
- Một HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV NX tiết học, dặn dò HS học bài ở nhà. 
________________________________________________________
khoa học
Tiết 12. Phòng bệnh sốt rét
I- Mục tiêu
- Nắm được 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Làm cho nhà ở, nơi ngủ không có muỗi, tự bảo vệ mình và người trong gia đình không bị muỗi đốt.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- Hoạt động dạy- học
A- Kiểm tra bài cũ(3-4')
- Nêu những điểm cần lưu ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc?
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài(1')
2- Hướng dẫn hoạt động
a)Hoạt động 1(12-13'): Làm việc với SGK 
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. 
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát, đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1,2 trong SGK. Trả lời các câu hỏi trong SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác NX, bổ sung.
- GV nêu kết luận.
b)Hoạt động 2(14-15'): Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS biết cách làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi, biết tự bảo vệ mình và người thân trong gia đình không bị muỗi đốt, có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. 
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Cả lớp, GV NX chốt ý. GV lưu ý HS phân biệt tác nhân và nguyên nhân gây bệnh.
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- HS đọc kết luận trong SGK. GV cho HS tự liên hệ về ý thức phòng, chống muỗi đốt ở gia đình.
- GV NX tiết học, dặn dò HS về nhà.
_________________________________________________________
Buổi chiều 	 rèn luyện bồi dưỡng toán
Luyện giải toán về diện tích
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố các kiến thức về tính diện tích các hình thông qua các bài toán.
- Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến diện tích các hình.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II- Đồ dùng dạy-học
- Bảng phụ chép một số bài tập.
- Một số bảng nhóm.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
Bài 1(12-14')
a) Dành cho HSTB: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 360 m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, trung bình 100 m2 thu hoạch được 70 kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc.
b) Dành cho HSKG: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 1 100m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi cả thửa ruộng này thu được bao nhiêu tấn thóc? Biết rằng trên thửa ruộng đó trung bình cứ 100m2 thì thu hoạch được 60 kg thóc.
- GV treo bảng phụ chép đề bài, HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố dạng toán, rèn kĩ năng giải toán.
Bài 2(9-10'): Một hình thoi có tổng độ dài 2 đường chéo bằng 64cm, độ dài đường chéo thứ nhất bằng độ dài đường chéo thứ hai. Tính diện tích hình thoi đó.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV củng cố dạng toán, cách tính diện tích hình thoi, rèn kĩ năng giải toán. 
Bài 3(8-9'): Người ta lát một căn phòng hình vuông có cạnh 8m bằng những mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm chiều rộng 20cm. Hỏi cần bao nhiêu miếng gỗ để lát kín căn phòng đó.
- HS làm bài cá nhân, chữa bài.
- GV củng cố dạng toán, cách tính diện tích hình thoi, rèn kĩ năng giải toán.
*GV giao bài luyện thêm cho HSKG (treo bảng phụ):
	Một đám ruộng hình chữ nhật có chu vi 580m, chiều dài hơn chiều rộng 30m. Giữa đám ruộng người ta đào một cái ao bề mặt là một hình vuông chu vi 80m. Tính diện tích đất còn lại.
- HS tự làm bài, chữa bài, GV chốt kết quả đúng, củng cố dạng toán.
3- Củng cố, dặn dò(2-3')
- GV và HS hệ thống bài.
- GV NX tiết học, nhắc nhở về nhà.
_______________________________________________________
thực hành kiến thức đã học
Môn: Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Kĩ thuật
I- Mục tiêu
- Giúp HS thực hành các kiến thức đã học thông qua hệ thống bài tập.
- Rèn kĩ năng chỉ bản đồ, vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài.
- HS tích cực, tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Vở bài tập Kĩ thuật 5.
III- Hoạt động dạy- học
1- Giới thiệu bài(1')
2- Thực hành
- Môn Địa lí (6-7'): HS chỉ trên bản đồ vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Môn Khoa học (9-10'): GV giao một số tình huống về cách sử dụng thuốc, cách phòng bệnh sốt rét cho các nhóm HS. HS thực hành đóng vai, xử lí các tình huống đó. 
- Môn Lịch sử (7-8'): HS thi kể chuyện về Bác Hồ.
- Môn Kĩ thuật (6-7'): HS thực hành làm một số bài tập trong Vở bài tập Kĩ thuật (tiết 6).
3- Củng cố, dặn dò(1-2')
- GV NX tiết học, nhắc nhở HS học ở nhà.
________________________________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
I- Mục tiêu :
- Kiểm điểm công tác Đội viên. HS nắm được phương hướng thi đua đợt tới.
- Thi đua hát múa về chủ điểm tháng 10: Em yêu trường em. 
- HS có ý thức thực hiện đúng điều lệ Đội viên.
II- Nội dung
1- ổn định tổ chức lớp
2- Nội dung sinh hoạt 
- GV cho HS hát bài truyền thống.
- Chào cờ.
- Chi đội trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Chị phụ trách bổ sung từng mặt.
- Bàn phương hướng tuần sau.
- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
3- Chị phụ trách tổ chức cho HS hát, múa theo chủ điểm.
- Chị phụ trách yêu cầu các đội viên kể tên các bài hát thuộc chủ điểm sau đó tổ chức cho các đội viên thi đua hát, múa các bài hát đó.
4- Nhận xét, dặn dò(1- 2’)
- Chị phụ trách nhận xét giờ học.
- Dặn HS thực hiện theo chủ điểm.
_______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 4+5+6.doc