Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 20 - Bài: Gió

Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 20 - Bài: Gió

3. Bài mới

Giới thiệu: (1)

- Trong giờ học chính tả này, các con sẽ nghe cô (thầy) đọc và viết lại bài thơ Gió của nhà thơ Ngô Văn Phú. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả phân biệt âm s / x, phân biệt vần iêc / iêt.

Phát triển các hoạt động (27)

 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả

a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết

- Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ.

- Bài thơ viết về ai?

Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ.

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 11/03/2022 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 - Tuần 20 - Bài: Gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: GIÓ 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Nghe và viết lại chính xác bài thơ Gió.
Kỹ năng: 
Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêc / iêt.
Thái độ: 
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thư Trung thu
Yêu cầu HS viết các từ sau: chiếc lá, quả na, cái nón, lặng lẽ, no nê, (MB): cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi, (MN).
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ học chính tả này, các con sẽ nghe cô (thầy) đọc và viết lại bài thơ Gió của nhà thơ Ngô Văn Phú. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả phân biệt âm s / x, phân biệt vần iêc / iêt.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
Gọi 3 HS lần lượt đọc bài thơ.
Bài thơ viết về ai?
Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ.
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? 
Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì? 
c) Hướng dẫn viết từ khó
Hãy tìm trong bài thơ:
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi; 
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
d) Viết bài
GV đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
e) Soát lỗi
GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 1
Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 5 em làm xong đầu tiên được tuyên dương.
Bài 2
Hướng dẫn HS chơi trò chơi đố vui: Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một cặp chơi. Các HS oẳn tù tì để chọn quyền đố trước. HS đố trước đọc 1 trong các câu hỏi của bài để bạn kia trả lời. Nếu sau 30 giây mà không trả lời được thì HS đố phải đưa ra câu trả lời. Nếu HS đố cũng không tìm được thì hai bạn cùng nghĩ để tìm và từ này không được tính điểm. Mỗi từ tìm đúng được 10 điểm, bạn nào có nhiều điểm hơn là người thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng.
Hát
4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
HS dưới lớp nhận xét bài của các bạn trên bảng.
3 HS lần lượt đọc bài.
Bài thơ viết về gió.
Gió thích chơi thân với mọi nhà: gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả lê, trèo bưởi, trèo na.
Bài viết có hai khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ.
Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng với nhau, hết 1 khổ thơ thứ nhất thì các một dòng rồi mới viết tiếp khổ thơ thứ hai.
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi: gió, rất, rủ, ru, diều.
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã: ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi.
Viết các từ khó, dễ lẫn.
Viết bài theo lời đọc của GV.
Soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. Đáp án: 
hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc.
HS chơi trò tìm từ. Đáp án:
+ mùa xuân, giọt sương
+ chảy xiết, tai điếc
Có thể cho HS giải thêm một số từ khác:
+ Buổi đầu tiên trong ngày. (buổi sáng)/ Màu của cây lá. (sông)/ Hạt nhỏ, mầu đỏ nâu, có trong nước sông. (phù sa)/ Từ dùng để khen người gái có khuôn mặt đẹp (xinh)
+ Tên một loại cá. (cá giếc)
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_2_tuan_20_bai_gio.doc