Giáo án Đạo đức 5 bài 3 đến 11

Giáo án Đạo đức 5 bài 3 đến 11

Bài 3 Có chí thì nên.

I.Mục đích – yêu cầu:

1 Kiến thức:

Giúp HS hiểu:

-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.

-Cần phải khắc phục, vượt qua thử thách khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.

2 Thái độ.

-Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.

-Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong họ tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.

3 Hành vi

-Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.

-Lập ra được kế hoạt vượt khó cho bản thân.

-Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.

 

doc 48 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 bài 3 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?&@
Bài 3 Có chí thì nên.
I.Mục đích – yêu cầu:
1 Kiến thức:
Giúp HS hiểu: 
-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.
-Cần phải khắc phục, vượt qua thử thách khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
2 Thái độ.
-Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
-Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong họ tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
3 Hành vi
-Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.
-Lập ra được kế hoạt vượt khó cho bản thân.
-Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.
II Phương pháp
-Kể chuyện.
-Toạ đàm.
-Thảo luận nhóm.
-Nêu vấn đề.
-Điều tra.
-Trò chơi: Đúng –sai.
III. Chuẩn bị.
.Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
-Bảng phụ.
-Phiếu tự điều tra bản thân.
-Giấy màu xanh- đỏ cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài.
3 Tìm hiểu bài.
HĐ1;Tìm hiểu thông tin.
HĐ2: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn.
HĐ3:Liên hệ bản thân.
HĐ4: HDHS thực hành.
-GV gọi một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV tổ chức cho HS cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về Trần Bảo Đồng.
+Gọi 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK.
+Lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời.
.Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong hoc tập?
.Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
.Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trân Bảo Đồng?
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
-GV nêu kết luận: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lí, có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ gia đình vừa học giỏi.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi 1 trong cá tình huống sau, yêu cầu các em thảo luận để giải quyết tình huống.
1)Năm nay lên lớp 5 nên A Hoa và Phan Răng phải xuống tận dưới trường huyện học. Đường từ bản đến trường huyện rất xa phải qua đèo, qua núi. Theo em A Hoa và Phan Răng có thể có những cách xử lí như thế nào? Hai bạn làm thế nào mới là biết cố gắng vượt khó khăn?
2) Giữa năm học lớp 4 Tâm An phải nghỉ học để đi chữa bệnh. Thời gian nghỉ lâu quá nên cuối năm Tâm An không được lên lớp 5 cùng các bạn. Theo em Tâm An có thể có những cách xử lí như thế nào? Bạn làm thế nào mới đúng?
-GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
-Gv nhận xét cách ứng xử của HS, nêu kết luận cách ứng xử đúng.
-GV nêu: cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, không được bỏ học giữa chừng. Trong tình huống 1 hai bạn có thể xin vào học trường dân tộc nội ..
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, liên hệ bản thân với yêu cầu như sau:
1 Em hãy kể 3-4 khó khăn của em trong cuộc sống và học tập và cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
2 Nếu khó khăn em chưa biết khắc phục, hãy nhờ các bạn tronng nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết. 
-GV cho HS các nhóm làm việc.
+Yêu cầu HS nêu khó khăn của mình.
+Yêu cầu HS khác đưa ra hướng dẫn giải quyết giúp bạn.
H: Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì?
KL; khi bạn gặp khó khăn, chúng ta cần biết giúp đỡ và động viên bạn vượt khó khăn. Còn với khó khăn của chính mình, chúng ta cần cố gắng, quyết tâm, vững vàng ý chí thì sẽ vượt qua được.
-GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những tấm gương vượt khó ở xung quanh các em.
-Yêu cầu HS phân tích những thuận lợi và khó khăn của mình.
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-Hoạt động theo hướng như sau:
+1 Hs đọc cho HS cả lớp cùng nghe.
+Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS khác bổ sunng ý kiến và đi đến thống nhất.
-Cuộc sống của Đồng gặp khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm. Vì thế ngoài giờ học Đông phải giúp mẹ bán bánh mì.
-Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lý, có phương pháp học tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM và đỗ thủ khoa.
-Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.
-Mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận để giải quyết 1 trong các tình huống mà GV đưa ra.
-A Hoa và Phan Răng có thể ngại đường xa mà bỏ học không xuống trường huyện nữa.
Theo em hai bạn nên cố gắng đến trường, dù phải trèo đèo, lội suối. Hai bạn mới hoc đến lớp 5 còn phải học thêm rất nhiều nữa.
2) Vì phải học lại lớp 4, không được lên lớp 5 cùng các bạn Tâm An có thể chán nản và bỏ học hoặc học hành sa sút. Tâm An cần giữ sức khoẻ, và vui vẻ đến trường cho dù phải học lại lớp 4.
-2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
-HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng hoạt động để thực hiện yêu cầu.
-HS thực hiện.
-Chúng ta nên giúp đỡ bạn và động viên bạn vượt khó khăn.
-Nghe.
Tiêt 2
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài.
3 Tìm hiểu bài.
HĐ1:Gương sáng noi theo.
HĐ2: Lá lành đùm lá rách.
HĐ3; Trò chơi "Đúng- sai"
4 Củng cố dặn dò
-GV gọi một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS qua báo chí, đài, truyền hình.
H: Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
H: Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?
+GV kể cho HS nghe một câu chuyện về một tấm gương vượt khó.
-KL: Các bạn đã biết khắc phục..
-GV tổ chức hoạt động theo nhóm.
+Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình.
+Cả nhóm thảo luận, liệt kê các việc có thể giúp được bạn trong nhóm có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần.
-GV tổ chức hoạt động cả lớp.
+GV yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
+GV yêu cầu cả lớp trao đổi bổ sung thêm những việc có thể giú đỡ được cho bạn gặp khó khăn.
-GV nhận xét, khen tinh thần giúp đỡ bạn vượt khó của cả lớp.
KL: phần lớn các em trong lớp chúng ta có điều kiện đầy đủ .
-GV tổ chức cho HS làm việc theo cả lớp.
+Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 miếng giấy xanh – đỏ.
+GV hướng dẫn cách chơi..
.GV lần lượt đưa ra các câu tình huống.
.Sau đó, HS giơ lên cao miếng giấy màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng: HS giơ giấy xanh, nếu sai HS giơ giấy đỏ.
+GV ghi sẵn các tình huống vào bảng phụ.
-GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp sai.
-GV nhận xét và KL.
-GV tổng kết bài.
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia các hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
-2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS tiến hành hoạt động cả lớp.
+HS kể (4,5 HS)Cho các bạn trong lớp cùng nghe.
+Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
+Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
-Nghe.
-Nghe.
-HS thự hiện.
-HS thảo luận nội dung GV đưa ra.
-HS thực hiện.
+HS lên báo cáo trước lớp.
-Nghe.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS nhận các miếng giấy xanh và chuẩn bi chơi.
-HS thực hiện chơi.
-Nghe.
-HS giải thích trước lớp.
-Nghe.
?&@
Bài 4: Nhớ Ơn Tổ Tiên.
I.Mục đích – yêu cầu:
1 Kiến thức.
 Giúp HS.
.Phải nhớ ơn tổ tiên vì ai cũng có tổ tiên, ông bà.
.Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống văn hoá có từ lâu đời của nhân dân ta.
.Mỗi người phải có trách nhiệm đối với gia đình, dòng họ mình.
2 Thái độ.
. Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
. Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn tổ tiên.
3 Hành vi.
-Biết làm những việc để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà.
-Biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng học.
-Biết phê phán, nhắc nhở những người có những biểu hiện không biết ơn ông bà, tổ tiên.
II Phương pháp.
-Kể chuyện.
-Toạ đàm.
-Thảo luận nhóm.
-Nêu vấn đề.
-Điều tra.
-Giao nhiệm vụ cá nhân.
III. Chuẩn bị.
Tranh trong SGK phóng to.
-Phiếu bài tập (HĐ 2 tiết 1)
-Các ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
-Các câu ca giao, tục ngữ, thơ truyện về nhớ tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài.
3 Tìm hiểu bài.
HĐ1: Tìm hiểu truyện " Thăm mộ"
HĐ2: Thế nào là biết ơn Tổ Tiên.
HĐ3: Liên hệ bản thân.
HĐ4: HDHS thực hành.
-GV gọi một số HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV tổ chức cho HS cả lớp hoạt động.
+GV treo tranh, yêu cầu HS tìm hiêu, quan sát tranh.
H: trong bức tranh có những gì?
H: Bố và Việt đang làm gì?
-GV gọi 1,2 HS đọc bài " Thăm mộ" trong SGK.
-GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi.
+Nhân dịp đón tết cổ truyện, bố của Việt đã làm gì để tỏ  ... m cùng tham gia.
b)Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c)Em tích cự tham gia: Hỏi ý kiến bố mẹ để quên góp những thứ phù hợp.
-1 Hs trình bày cách giải quết các HS khác lắng nghe và bổ sung ý kiến phù hợp.
-Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia.
-HS tiếp nối nhau nêu các việc UBND làm cho trẻ em mà mình đã tìm hiểu được trong bài tập thực hành.
-1 HS nhắc lại kết quả GV ghi trên bảng.
-HS làm việc theo nhóm.
-Nhận giấy, bút.
-Các HS bàn bạc thảo luận viết ra cá mong muốn đề nghị UBND thực hiện để trẻ em ở địa phương học tập và sinh hoạt đạt kết quả tốt hơn.
VD: Xây dựng khu sân chơi.
-Có thêm nhiều đồ chơi trong khu sân chơi.
-Xây dựng sân bóng đá.
-Xây dựng, mở thư viện cho trẻ em.
-Tổ chức ngày rằm, Trung Thu.
-Khen thưởng HS giỏi.
-Thay bàn ghế cho lớp học.
+Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp.
-Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn nhóm mình.
-Nghe.
-Nghe.
-Mọi người đều phải tôn trọng UBND, tuân theo các quy định của UBND, giúp đỡ UBND hoàn thành công việc.
Bài 11:Em yêu tổ quốc Việt Nam.
I.Mục đích – yêu cầu:
1 Kiến thức.
 Giúp HS.
-Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiểu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày.
-Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam.
-Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam.
-Em cần gìn giữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi người, sản vật quê hương Việt Nam.
2 Thái độ.
-Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
-Có thái độ học tập, có ý thức xây dựng Tổ Quốc.
-Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.
3 Hành vi.
-Học tập tốt, lao động tích cực để đóng góp cho quê hương..
-Nhắc nhở bạn bè cùng học tập và xây dựng đất nước..
II Phương pháp.
-Đàm thoại, tìm hiểu thông tin.
-Giao nhiệm vụ cá nhân.
-Làm bài tập theo nhóm.
-Trò chơi: Ô chữ.
-Sưu tầm và trưng bày ca dao, tục ngữ, bài hát, bài thơ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị.
-Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
-Giấy rô-ki,bút dạ (HĐ1-tiết 1, HĐ3- tiét 2).
-Bảng phụ (HĐ1-tiết 1; HĐ3- tiết 1).
-Bảng kẻ ô chữ (HĐ1-tiết 2).
-Bảng phụ (HĐ2-tiết 1).
-Các câu chuyện, bài hát ca ngợi phụ nữ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
1 Tìm hiểu bài
HĐ1: Tìm hiểu về tổ quốc Việt Nam.
HĐ2: Tìm hiểu những địa danh và mốc thời gian quan trọng.
HĐ3: Những hình ảnh tiêu biểu của đất nước VN.
HĐ4; Những khó khăn của đất nước ta.
2 Hoạt động thực hành.
-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK.Mời một HS đọc to.
H: Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Thảo luận để trả lời câu hỏi.
Em còn biết những gì về tổ quốc của chúng ta? Hãy kể:
1 Về diện tích, vị trí địa lý.
2 Kể tên các danh lam thắng cảnh.
3 Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp.
4 Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước.
.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận Gv có thể ghi ra bảng theo các cột nội dung phù hợp một cách ngắn gọn, rõ ý.
-Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK.
-GV treo bảng phụ ghi các thông tin và nêu tình huống cho HS cả lớp.
Em và một HS nước ngoài gặp một biểu hiện có ghi các thông tin sau, em sẽ nói gì với bạn?
1 Ngày 2/9/1945.
2 Ngày 7/5/1954.
3 Ngày 30/4/1975
4 Sông Bạch Đằng.
5 Bến Nhà Rồng.
.
9 Hồ Gươm.
-GV gợi ý cho HS rằng những thông tin này liên quan đến lịch sử dân tộc, cho HS thời gian suy nghĩ, cá nhân để trả lời là 2'- trong thời gian đó GV hỏi rằng một vài HS để kiểm tra.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Lần lượt từng HS giới thiệu với nhau về sự kiện, địa danh nêu trên.
-Cho một vài HS thi đua lên giới thiệu trên bảng.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+HS trong nhóm thảo luạn với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh Việt Nam.
+Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc.
(GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trang 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu).
-GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam nhất là đối với công cuộc bảo vệ đất nước?
-Gv: Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
-GV cho các nhóm lần lượt trình bày những khó khăn mà các nhóm tìm được. GV ghi lại các ý kiến hợp lý lên bảng.
-Với mỗi khó khăn. GV tiếp tục hỏi các nhóm những việc HS có thể làm để góp phần khắc phục. GV ghi lại các ý kiến hợp lý.
-GV khẳng định ý kiến đúng.
-KL: xây dựng đất nước, bằng cách nghe thềy, yêu bạn, học tập tốt để trở thành người tài giỏi
-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau:
+Một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước, con người Việt Nam.
+Một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước, con người Việt Nam.
-Một số tranh ảnh, về đất nước, con người Việt Nam.
-Một HS đọc 1 thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK và lắng nghe.
-Đất nước và con người Việt Nam đang phát triển.
-Đất nước Việt Nam có những truyền thống văn hoá quý báu.
-Đất nước VN là 1 đất nước hiếu khách.
-HS thảo luận nhóm, bàn bạc nhau để hoàn thành yêu cầu. Nhóm 1,2,3 thảo luận ý 1,2,3.
1 Về diện tích, vị trí địa lí: Diện tích vùng đất liền là 33 nghìn km2, nằm ở bán đảo Đông Nam Á, giáp với biển đông, thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lưu với nước ngoài.
2 VN có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hầu như vùng nào cũng có như: Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, Hà Nội: Chùa Một Cột,
Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Huế: kinh đô Huế, TPHCM: bến cảng Nhà Rồng,
3 Về phong tục ăn mặc: người VN có phong tục cách ăn mặc đa dạng: Người miền bắc thường mặc áo nâu, mặc váy, người Tây Nguyên đóng khố, người Miền Nam có tà áo dài truyền thống..
-VD: Thuỷ điện Sơn La, đường mòn HCM.
-Đại diện các nhóm KHKT: Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử, sản xuất được nhiều lúa gạo, cà phê, bông, mía
-3-4 Hs đọc ghi nhớ trong SGK.
-HS lắng nghe, quan sát trên bảng phụ.
-HS tự suy nghĩ về câu giới thiệu.
-Lần lượt từng HS nói cho nhau nghe. Có thể trao đổi với nhau để lời giới thiệu được hay.
-Mỗi cặp HS lên bảng giới thiệu về 2 thông tin do GV yêu cầu. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý. Có thể nêu các ý giới thiệu chính là:
1 Ngày 2/9/1945 là ngày quốc khánh đất nước Việt Nam.
2 Ngày 7/5/1954 là ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc Việt Nam chiến thắng thực dân..
-HS chia nhóm làm việc.
-Chọn ra các bức ảnh; cờ đỏ, sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, áo dài Việt Nam, Văn miếu- quốc tử giám.
-Viết lời giới thiệu.
.Cờ đỏ sao vàng: Đây là quốc kì của Việt Nam, nên màu đỏ với ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân vân hoá thế giới..
-Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
-Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ độc lập dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều con người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước.
-Nghe.
-HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.
-Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Với mỗi khó khăn, HS lần lượt trả lời cách thực hiện để khắc phục. Các nhóm lắng nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
+HS lắng nghe và ghi nhớ.
+HS nhìn trên bảng trả lời
-Nghe.
-HS lắng nghe, ghi chép lại các yêu cầu của GV.
Tiết 2
ND – TL
 Giáo viên
Học sính
HĐ1: Giải ô chữ
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.
+Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nổi tiếng của VN. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được cá con chữ đặc biệt ở mỗi hàng thành tử khoá đúng đáp án thì được 40 điểm.
+GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp gi kết quả ra nháp.
+Sau đó GV chia lớp thành 2 đôị xanh đỏ, mỗi đội cử 4 ban đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình.
-GV giải thích, nhận xét những ý HS chưa rõ.
-GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội.
-GVKL:
+Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tổ quốc ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế.
+Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là Bác Hồ Kính yêu, người đã lãnh đạo nhân dân ta đi đến mọi thắng lợi, gìn giữ truyền thống văn hoá dân tộc.
-Yêu cầu HS trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo yêu cầu thực hành ở tiết trước.
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm theo nội dung sau:
Nhóm 1; Nhóm tục ngữ ca dao.
Nhóm 2: Nhóm bài hát, thơ ca.
Nhóm 3; Nhóm tranh, ảnh.
Nhóm 4: Nhóm thông tin.
-GV phát giấy bút cho các nhóm giao công việc của các nhóm.
Nhóm 1: thu thập các câu tục ngữ ca dao về đất nước, con người Việt Nam của các bạn đã sưu tầm được.

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc theo thiet ke -ca nam.doc