Giáo án Đạo đức - Bài 5: Tình bạn (tiết 2)

Giáo án Đạo đức - Bài 5: Tình bạn (tiết 2)

I - Mục tiêu

Học bài xong bài này, HS biết:

- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

- Cư sử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.

* HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của tình bạn.

II -Đồ dùng dạy học:

- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân

- Phiếu bài tập.

- Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Bài 5: Tình bạn (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAM GIA THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011- 2012
ĐẠO ĐỨC
BÀI 5: TÌNH BẠN (TIẾT 2)
I - Mục tiêu
Học bài xong bài này, HS biết:
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư sử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II -Đồ dùng dạy học:
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
- Phiếu bài tập.
- Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy - học; 
1. Giới thiệu bài:
- Gọi 2-3 HS đọc phần ghi nhớ bài: “Tình bạn”.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Cho lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân”.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai .
*Cách tiến hành
1. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận đóng vai các tình huống của bài tập (Lưu ý HS việc sai trái mà bạn làm trong tình huống có thể là: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học,)
PHIẾU BÀI TẬP
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI CÁC TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 1
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn em đã quay cóp bài vậy em ứng xử như thế nào?
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI CÁC TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 2
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ ra chơi em bắt gặp bạn em vứt rác không đúng nơi quy định vậy em sẽ ứng xử như thế nào?
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI CÁC TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 3
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trên đường đi học về bạn em khi tham gia giao thông chưa chấp hành luật lệ giao thông đường bộ như: Bạn em còn đùa nghịch khi tham gia giao thông hoặc bạn em có hành động phóng nhanh vượt ẩu khi đó em sẽ ứng xử như thế nào?
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI CÁC TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 4
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ học em phát hiện bạn em làm việc riêng không chú ý đến bài giảng của thầy cô giáo vậy em sẽ ứng xử như thế nào?
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI CÁC TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 5
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ sinh hoạt giữa giờ (Tập thể dục giữa giờ) em bắt gặp bạn em trốn không tham gia em sẽ ứng xử như thế nào?
Các nhóm lên đóng vai.
Thảo luận cả lớp:
- Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? 
- Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
- Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? 
- Em có giận, có trách bạn không?
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? 
- Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế nào là người bạn tốt.
Hoạt động 2: em sẽ làm gì?
Yêu cầu HS làm bài tập trên phiếu bài tập 1 HS làm trên phiếu khổ Ao.
PHIẾU BÀI TẬP
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình huống
Giải quyết tình huống
1. Khi em thấy bạn em làm việc gì sai trái.
1. Khuyên ngăn bạn
2. Khi bạn em có chuyện vui.
2. Chúc mừng bạn.
3. Khi bạn em bị bắt nạt.
3. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
4 Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học
4. Đến thăm hỏi bạn, chép bài giúp bạn, giảng bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu.
5. Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi hoặc những việc làm không tốt.
5. Khuyên ngăn bạn, chỉ cho bạn thấy được, chơi với những người đó là không tốt, khuyên bạn không sa vào những hành vi sai trái sẽ làm bố, mẹ và thầy cô giáo phiền lòng.
6. Bạn phê bình em khi em mắc khuyết điểm.
6. Không tự ái, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra lối lầm.
7. Khi bạn gặp chuyện buồn.
7. An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
- GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
* Chấm phiếu BT.
* Chữa phiếu BT. HS trình bày phiếu khổ giấy Ao.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Hoạt động : 3 Liên hệ bản thân Cùng nhau học tập gương sáng.
Yêu câu HS thảo luận theo nhóm đôi:
Nội dung thảo luận: Kể một câu chuyện về tấm gương nói về tình bạn
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng kể chuyện.
- GV cùng HS nhận xét và đặt câu hỏi khai thác ND chuyện.
Hỏi: Câu chuyện đã kể về những ai?
Hỏi: Chúng ta học được gì từ câu chuyện mà bạn vừa kể.
- Nhận xét, tuyên dương những bạn có câu chuyện hay, những bạn kể chuyện hay.
Để có được tình bạn đẹp chúng ta cần làm gì?
* Gv khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
Hoạt động 4: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn (bài tập 3, SGK)
- Gọi HS xung phong hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn.
GV cần chuẩn bị trước một số câu chyện, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn
để giới thiệu thêm cho HS.
- Nhận xét tiết học.
3. Kết luận:
- Em sẽ làm gì để có tình bạn đẹp?
Để có được tình bạn đẹp mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
- Qua bài học các em cần phai đối xử tốt với bạn bè có như vậy thì chúng ta mới có được tình bạn đẹp.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau: “Bài 6: Kính già, yêu trẻ”. 
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 1
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn em đã quay cóp bài vậy em ứng xử như thế nào?
Nhóm cử đại diện lên xử lý tình huống trước lớp.
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 2
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ ra chơi em bắt gặp bạn em vứt rác không đúng nơi quy định vậy em sẽ ứng xử như thế nào?
Nhóm cử đại diện lên xử lý tình huống trước lớp.
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 3
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trên đường đi học về bạn em khi tham gia giao thông chưa chấp hành luật lệ giao thông đường bộ như: Bạn em còn đùa nghịch khi tham gia giao thông hoặc bạn em có hành động phóng nhanh vượt ẩu khi đó em sẽ ứng xử như thế nào
Nhóm cử đại diện lên xử lý tình huống trước lớp.
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 4
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ học em phát hiện em phát hiện ra bạn em làm việc riêng không chú ý đến bài giảng của thầy cô giáo em sẽ ứng xử như thế nào?
Nhóm cử đại diện lên xử lý tình huống trước lớp.
THẢO LUẬN VÀ ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG CỦA BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG 5
THẢO LUẬN ĐÓNG VAI 
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 
Trong giờ sinh hoạt giữa giờ (Tập thể dục giữa giờ) em bắt gặp bạn em trốn không tham gia em sẽ ứng xử như thế nào?
Nhóm cử đại diện lên xử lý tình huống trước lớp.
Trường Tiểu học Hùng Sơn I
Họ và tên: .
Lớp: .
PHIẾU BÀI TẬP
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình huống
Giải quyết tình huống
1. Khi em thấy bạn em làm việc gì sai trái.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
2. Khi bạn em có chuyện vui.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
3. Khi bạn em bị bắt nạt.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
............................................................................
.............................................................................
..............................................................................
4 Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
5. Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi hoặc những việc làm không tốt.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
6. Bạn phê bình em khi em mắc khuyết điểm.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
..............................................................................
.............................................................................
7. Khi bạn gặp chuyện buồn.
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
..............................................................................
.............................................................................
LỜI BÀI HÁT TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
Trong không gian bay bay 
Một hành tinh thân ái
một lời mẹ ru con bình yên giấc say 
một đàn chim tung cánh
đón mây trời hiền lành
một trời non thắm xanh lâu bền lá cành
bay lên cao lên cao 
loài bồ câu trắng tinh
nghe xôn xao xôn xao 
tiếng hát bạn bè mình
yêu thương nhau bên nhau
loài người tay nắm tay
cho em thơ tương lai ngát xanh hành tinh này .
Lớp Chúng Ta Đoàn Kết - Nguyễn Đức Duy.
Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hòa bình thân . lớp chúng mình rất rất vui như keo sơn anh em 1 nhà . đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới . quyết kết đoàn giữ vững bền . giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan . 
Một số câu chuyện nói về tình bạn:
1. Câu chuyện:Tình bạn thân
2. Câu chuyện: Lưu Bình- Dương Lễ
Các câu ca dao, tục ngữ, những vần thơ nói về tình
 cảm bạn bè
1. Tình bạn là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau
 2. bạn bè là nghĩa tương tri               
sao cho sau trước một bờ mới nên
3. ra đi vừa gặp bạn hiền
cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
4. ai ơi nhớ lấy câu này
tình bạn là mối duyên thừa trời cho.
5. tình bạn là vạn bông hoa
tình bạn là vạn bài ca muôn màu.
6. Cho tôi tôi chọn hoa hồng
Cho tôi chọn bạn tấm lòng thủy chung.
7. Sống trong bể ngọc kim cương 
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.
8. Tình bạn tươi thắm như hoa
 Tình bạn là bản tình ca tuyệt vời.
9. Ai bảo rằng hoa kia đẹp nhất
Tôi bảo rằng tình bạn đẹp hơn
Vì hoa lúc nở, lúc tàn
Nhưng tình bạn mãi không phai nhạt nhòa.
10. Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn như trăng với trời.
Tình huống
Giải quyết tình huống
1. Khi em thấy bạn em làm việc gì sai trái.
1. Khuyên ngăn bạn
2. Khi bạn em có chuyện vui.
2. Chúc mừng bạn.
3. Khi bạn em bị bắt nạt.
3. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
4 Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học
4. Đến thăm hỏi bạn, chép bài giúp bạn, giảng bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu.
5. Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi hoặc những việc làm không tốt.
5. Khuyên ngăn bạn, chỉ cho bạn thấy được, chơi với những người đó là không tốt, khuyên bạn không sa vào những hành vi sai trái sẽ làm bố, mẹ và thầy cô giáo phiền lòng.
6. Bạn phê bình em khi em mắc khuyết điểm.
6. Không tự ái, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra lối lầm.
7. Khi bạn gặp chuyện buồn.
7. An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
VỞ CHÈO: LƯU BÌNH- DƯƠNG LỄ
Lưu Bình - Dương Lễ là một truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, gồm 788 câu lục bát. Câu chuyện này cũng đã được dựng thành các vở chèo qua nhiều thời kỳ.
Lưu Bình công tử nhà giàu có, cha mẹ mất đi để lại nhiều gia sản, suốt ngày rượu chè. Thấy Dương Lễ là người thật thà, chăm học, nhà lại nghèo. Cả hai kết tình huynh đệ, Lưu Bình nuôi cho Dương Lễ ăn học thi đỗ trạng nguyên. Lưu Bình sau tán gia bại sản tìm gặp Dương Lễ. Dương Lễ cho người hầu đem cho Lưu Bình một chén cơm hẩm với một quả cà thiu. Lưu Bình phẫn uất ra đi. Trong khi đó, Dương Lễ ngầm sai Châu Long là vợ của Dương Lễ trả nghĩa cho Lưu Bình. Vì vậy mà Châu Long tìm gặp Lưu Bình đính ước với Lưu Bình. Nhưng ước hẹn là không thi đỗ thì không cưới. Ngày vinh quy bái tổ về làng không thấy Châu Long đâu, nhưng vì mối hận trong lòng Lưu Bình tìm gặp Dương Lễ. Tại dinh đường của Dương Lễ, Lưu bình hiểu ra sự việc, tình bạn trở lại thắm thiết hơn xưa. Trong buổi tiệc hàn huyên của Lưu Bình và Dương Lễ là chén cơm hẩm và quả cà thiu để nhắc lại câu chuyện ngày nào.

Tài liệu đính kèm:

  • docMÔN ĐẠO ĐỨC.doc