Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 10

Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 10

 Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết 1 Bài: Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 1 ).

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/ Mục tiêu: Hs biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc.

+ Tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ.

+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- Học sinh hiểu và ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

- Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II/ Đồ dùng dạy học:

 Các bài thơ, bài hát , tranh ảnh, . về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

III/Các hoạt động dạy học:

1/ Khởi động: Học sinh hát bài: “ Ai yêu Bác Hồ”.

2/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Quan sát tranh ở VBT

Mục tiêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm quan sát các ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi.

*Kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 1 Bài: Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 1 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: Hs biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, đối với dân tộc.
+ Tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ.
+ Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Học sinh hiểu và ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Các bài thơ, bài hát , tranh ảnh, ... về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: Học sinh hát bài: “ Ai yêu Bác Hồ”.
2/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Quan sát tranh ở VBT
Mục tiêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm quan sát các ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi.
*Kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
2/Hoạt động 2: Kể chuyện: “ Các cháu vào đây với Bác”.
- Giáo viên kể chuyện. Học sinh lắng nghe. - Thảo luận.
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm tới các cháu thiếu nhi.
3/Hoạt động 3: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4/Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
IV/ Bổ sung:
..
ĐẠO ĐỨC
Tiết 2: Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 2 )
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Như tiết 1.
II/ Đồ dùng dạy học:
Như tiết 1
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: Học sinh hát bài Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.
2/ Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Thảo luận nhóm đôi: 
+Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện như thế nào?
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? 
- Học sinh trình bày phần tự liên hệ của mình trước lớp.
Giáo viên khen ngợi những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng .
3/Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được.
* Mục tiêu: Học sinh biết thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kinh yêu Bác Hồ.
- Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới nhiều hình thức: kể chuyện, hát, giới thiệu tranh ảnh,...
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của bạn.
4/ Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
-	 Một số học sinh lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
* Kết luận chung:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho tổ quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi; các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi phải thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
Đọc đồng thanh câu thơ:
Tháp Mưòi đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
IV/ Bổ sung:
.
.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 3: Giữ lời hứa ( Tiết 1 ).
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: Hs hiểu:
+ Thế nào là giữ lời hứa.
+ Vì sao phải giữ lời hứa.
Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc.
Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Giáo viên kể chuyện ( vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh )
- Mời 2 học sinh đọc lại truyện.
Thảo luận cả lớp:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
*Kết luận: Tuy rất bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ Không quên lời hứa với một em bé. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
	Qua câu truyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm xử lí 1 trong hai tình huống sau:
Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay,..
Theo em, bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó?
Nếu là Tân, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé làm rách truyện.
Theo em , Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh đóng góp ý kiến.
* Kết luận: 
Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. Khi vì một lí do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
*Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân
- Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ
- Học sinh tự liên hệ.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. Giáo viên nhận xét, khen những học sinh đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học trong cuộc sống hàng ngày.
4/Củng cố, dặn dò:
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường
IV/ Bổ sung:
.
.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 4: Giữ lời hứa ( Tiết 2 ).
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Thế nào là giữ lời hứa.
+ Vì sao phải giữ lời hứa.
Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Phiếu học tập.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa; Không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
- Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm trong phiếu.
Nội dung phiếu: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai:
a/ Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.
b/ Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp học.
c/ Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Quy học xong trên ti vi có phim hoạt hình. Thế là Quy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình.
d/ Tú hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Dung, con chú hàng xóm. Và em đã dành cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc diều. Đến chiều, Tú mang diều sang cho bé Dung. Bé mừng rỡ cảm ơn anh Tú.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày kết quả. Học sinh cả lớp trao đổi, bổ sung.
*Kết luận: 
- Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
- Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: Học sinh biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa với bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( Ví dụ: hái trộm quả, đi tắm sông,...) Khi đó em sẽ làm gì?
- Học sinh thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
*Mục tiêu: Giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
- Giáo viên nêu các ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa.
- Học sinh tự liên hệ, bày tỏ thái độ.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. Giáo viên nhận xét, khen những học sinh đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học trong cuộc sống hàng ngày.
Kết luận chung: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
4/ Củng cố, dặn dò:
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường
IV/ Bổ sung:
.
.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 5: Tự làm lấy việc của mình ( Tiết 1 ).
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
+ Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
+ Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà,...
Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ tình huống.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
- Giáo viên nêu tình huống:
Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải quyết được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- Một số học sinh nêu cách giải quyết của mình.
- Học sinh thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
*Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm ... i hộ tớ.
Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không? Vì sao?
- Học sinh suy nghĩ cách giải quyết và nêu cách xử lí của mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung. 
Giáo viên kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn tự làm lấy công việc của mình.
4/Củng cố, dặn dò:
Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về việc tự làm lấy việc của mình.
IV/ Bổ sung:
.
.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: Tự làm lấy việc của mình ( Tiết 2). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
+ Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
+ Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
Học sinh biết tự làm lấy việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà,...
Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ tình huống.
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Học sinh biết được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình.
-Các em đã làm gì để tựlàm lấy việc của mình? (học sinh nêu ).
-Em cảm thấy như thế nào?(Vui sướng, thoả mái ).
*Kết luận: Khen ngợi các em luôn tự giác trong công việc.
Hoạt động 2: Dóng vai
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách xứ lí tình huống.
Cách tiến hành:
Giáo viên giao cho các nhóm xứ lí tình huống 1,2
Các nhóm thảo luận và sắm vai theo tình huống.
* Kết luận: 
TH 1 :Bạn Hạnh nên tự làm lấy.
TH 2 : Bạn Xuân nên tự làm trực nhật và cho bạn mượn đồ chơi.
Hoạt động 3: Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng phân biệt tình huống đúng và tình huống sai.
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm: Các ý đúng điền dấu +, sai điền dấu –
Các nhóm làm vao phiếu bài tập.
Giáo viên chốt ý:
a/ : +
b/ : +
c/ : -
d/ : -
e/ : -
Giáo viên kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày ta nên làm việc của mình.
4/Củng cố, dặn dò:
Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về việc tự làm lấy việc của mình.
IV/ Bổ sung:
ĐẠO ĐỨC
Tiết 7: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Tiết 1 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Trẻ em có quyền sống trong gia đìnhvà có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa, có quyền được nhà nước, mọi người hổ trợ, giúp đỡ.
+ Trẻ em có bổn phận quan tâm chăm sóc những người trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu giao việc.
- Các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình.
III/Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau.
Bài hát nói nói lên điều gì? ( Nói về tình cảm giữa cha mẹ, với con cái trong gia đình).
1/ Hoạt động 1: Kể về quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Mục tiêu: Học sinh biết những điều về quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Em nghĩ gì về quan tâm, chăm sóc, ông bà, cha mẹ?
 ( Trao đổi nhóm, trình bày trứơc lớp)
 - Em nghĩ gì về các bạn nhỏ không có gia đình?
( Thiếu thốn tình cảm, không nơi nương tựa).
* Kết luận: Sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với em là quyền mà trẻ em được hưởng.
2/Hoạt động 2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung câu chuyện 
Cách tiến hành:
Giáo viên kể chuyện - học sinh chú ý lắng nghe. Giáo viên đặt câu hỏi
 + Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? ( Tặng mẹ bó hoa).
+ Vì sao mẹ Ly nói rằng: Đây là bó hoa đẹp nhất?( Vì đây là tấm lòng của đứa con ngoan ).
* Kết luận: Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
3/Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được hành vi nào đúng, hành vi nào sai.
- Giáo viên nêu các tình huống a, b,c,d trong vở bài tập - học sinh đánh giá.
Ý: a, c Đúng
Ý: b, c Sai
4/Củng cố, dặn dò:
Cho học sinh đọc các bài thơ, kể chuyện về gia đình
Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung:
.	
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 8 Bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút 
I/ Mục tiêu:
Hs hiểu:
+ Trẻ em có quyền sống trong gia đình và có quyền được cha mẹ quan tâm chăm sóc. Trẻ em không nơi nương tựa, có quyền được nhà nước, mọi người hổ trợ, giúp đỡ.
+ Trẻ em có bổn phận quan tâm chăm sóc những người trong gia đình.
+ Biết yêu thương, chăm sóc những người thân trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu giao việc. - Chuẩn bị dụng cụ để sắm vai
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Xử lý tình huống - sắm vai.
*Mục tiêu: Học sinh biết những điều về quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ qua việc sắm vai.
*Cách tiến hành:
Phân công: Nhóm 1, 3 sắm vai tình huống 1.Nhóm 2, 4 sắm vai tình huống 2 Các nhóm thảo luận sau đó sắm vai - Lớp và giáo viên nhận xét.
* Kết luận: Chúng ta cần có bổn phận quan tâm chăm sóc những người trong gia đình.
2/Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
*Mục tiêu: Học sinh biết tán thành những hành vi đúng và không tán thành những hành vi sai.
*Cách tiến hành:
Giáo viên ghi các ý kiến ở VBT/ 15- yêu cầu học sinh tán thành thì đưa tay.
a/ tán thành
b/ không tán thành
c/ tán thành
* Kết luận: ý a, c là đúng
3/Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được tình cảm mà mọi người trong gia đình dành cho mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu các món quà mà được ông bà, bố mẹ, anh chị tặng và quà mà mình đã tặng cho họ.
* Kết luận: Đó là những món quà rất ý nghĩa vì nó thể hiện tình cảm của mọi người trong gia đình. Cần tôn trọng và giữ gìn.
4/Củng cố, dặn dò:
Cho học sinh đọc các bài thơ, kể chuyện về gia đình
Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: . ...
ĐẠO ĐỨC
Tiết 9 : Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( Tiết 1 ).
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
-Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui,an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.Ý nghĩa của việc chia sẻ niềm vui cùng bạn. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hổ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
 - Học sinh hiểu biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
 - Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: -Tranh minh hoạ cho hoạt động 1.
III/Các hoạt động dạy học: 1/ Baøi cuõ: ktra baøi tieát tröôùc- nhaän xeùt.
 2/ Baøi môùi: Giới thiệu bài
. Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích tình huống
MT: Học sinh biết một biểu hiện của sự quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu hs quan sát tình huống và cho biết nội dung .
- Giới thiệu tình huống như VBT.
-Hs thảo luận nhóm đôi về cách ứng xử tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
* Kết luận: SGV 
 Hoạt động 2: Đóng vai
*MT: Học sinh biết chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
*Cách tiến hành:
+Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh xât dựng kịch bản và đóng vai trong các tình huống – gv giao tình huống cho các nhóm.
+Học sinh thảo luận nhóm và đóng vai. Học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm
 * Kết luận: Khi bạn có chuyện vui cần chia sẻ, chúc mừng; khi bạn có chuyện buồn cần chia sẻ, an ủi, động viên.
 Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
* MT: Học sinh biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan tới nội dung bài học.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc các tình huống ở VBT để học sinh bày tỏ thái độ: tán thành hay không tán thành.
Học sinh đưa ra lí do vì sao mình tán thành hay không tán thành. 
* Kết luận: ý a,c,d,đ,e là đúng; ý b sai
 3/ Củng cố, dặn dò:
Quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong trường và nơi ở.
Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về sự chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Chuẩn bị bài sau.
IV/ Bổ sung: .
 ĐẠO ĐỨC 
Tiết 10 : Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn. Ý nghĩa của việc chia sẻ niềm vui cùng bạn. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hổ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Học sinh hiểu biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
- Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ cho hoạt động 1.
 - Các bài thơ, bài hát , câu chuyện, tấm gương, các câu ca dao, tục ngữ ... về tình bạn, về sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/ Baøi cuõ: ktra baøi tieát tröôùc- nhaän xeùt.
 *GTB
 2/ Baøi môùi:
Khởi động: Cho cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết của Mộng Lân.
 HÑ 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai
MT: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập vở bài tập .
- Thảo luận cả lớp.
* Kết luận: 
- Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng .
- Các việc e, h là việc làm sai .
 HÑ 2: Liên hệ và tự liên hệ
* MT: Học sinh biết tự đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung:
Em dẵ biết chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
+ Học sinh liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
+ Một số học sinh liên hệ trước lớp
* Kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
 HÑ3 : Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: Củng cố bài.
*Cách tiến hành:
- Các học sinh trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
* Kết luận chung:
	Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
 3/ Củng cố, dặn dò:
Quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong trường và nơi ở.Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về sự chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Nhaän xeùt tieát hoïc.
IV/ Bổ sung:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docĐẠO ĐỨC, Tuần 1- 10.doc