Giáo án Đạo đức lớp 5

Giáo án Đạo đức lớp 5

ĐẠO ĐỨC

BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( TIẾT 1)

I. Mục tiêu

Sau bài học này, HS biết:

- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức , kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5

 II. Tài liệu và phương tiện

- Các bài hát về chủ đề Trường em. Giấy trắng , bút màu

- Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu

 

doc 58 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3388Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Thứ 2 ngày 17 tháng 8 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
Sau bài học này, HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức , kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
 II. Tài liệu và phương tiện 
- Các bài hát về chủ đề Trường em. Giấy trắng , bút màu
- Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
 III. Các hoạt động dạy học
Khởi động: HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân
* Hoạt động 1: Vị thế của học sinh lớp 5
 * Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5
 * Cách tiến hành:
+ HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
KL: Năm nay các em đã lên lớp 5, lớp lớn nhất trường. Vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối khác học tập.
 *-Hoạt động 2: NHiệm vụ của HS lớp 5
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được nhiệm vụ của HS lớp 5 
* Cách tiến hành:
-- Yêu cầu HS làm bài tập 1 ( SGK )
- GV kết luận ý trả lời đúng.
- GV nhận xét kết luận 
* Hoạt động 3 : Tự liên hệ( bài tập 2) 
* Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
 * Cách tiến hành
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
 - GV nhận xét, tuyên dương. 
KL: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
 * Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên
 a) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
 * Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS cách chơi:
? Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
? Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
? Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình " Rèn luyện đội viên"?
- GV nhận xét kết luận
- Nhận xét giờ học.
* Thảo luận nhóm
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập
* Nhóm đôi
- HS suy nghĩ thảo lụân bài tập trình bày trước lớp
+ Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a,b,c,d,e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
 * Làm việc cá nhân
- HS tự liên hệ trước lớp.
_ Lớp nhận xét, đánh giá
* Nhóm lớn
- HS thảo luận và đóng vai phóng viên
- Các nhóm trao đổi thay phiên nhau làm phóng viên trong nhóm.
- Các nhóm chơi nhận xét nhóm bạn
* HS đọc ghi nhớ ( SGK )
TUẦN 2 
Đạo đức
TIẾT 2 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 
I. Mục tiêu
- HS biết:
+ Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
+ Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức , kĩ năng đặt mục tiêu.
+ Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
II. Chuẩn bị.
- Các mẩu chuyện nói về tấm gương HS lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ: 
? Theo em HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp dưới?
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Các hoạt động dạy học.
* Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
*Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu, có ý thức vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5
* Cách tiến hành
- Tổ chức, hướng dẫn HS lập kế hoạch.
- Yêu cầu HS trình bày
* KL: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
* Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
* Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương đó
 * Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương trong lớp, trong trường, hoặc sưu tầm trong sách báo, đài..
- Em học tập được điều gì qua các tấm gương đó?
* KL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
 * Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về đề tài trường em
 * Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp
* Cách tiến hành
- Yêu cầu hs vẽ tranh về chủ đề “Trường em”
- Nhận xét, tuyên dương HS
* KL: Chúng ta rất vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Rất yêu quý và tự hào về trường của mình, lớp mình. 
3. Củng cố dặn dò
? HS lớp 5 cần có những hành động, việc làm nào nên làm?
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài: Có trách nhiệm về việc làm của mình.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung
- HS lắng nghe và ghi đầu bài.
* thảo luận nhóm 2
- Từng nhóm HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ
- Trình bày trước lớp, trao đổi nhận xét
* Làm việc cá nhân.
- HS lần lượt kể. 
- HS cả lớp theo dõi và thảo luận về những điều có thể học tập được từ những tấm gương đó
* Làm việc CN
- HS giới thiệu tranh vẽ 
- HS múa hát, đọc thơ về chủ đề: Trường em
- Liên hệ bản thân.
Đạo đức
 TIẾT 3 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu
- HS hiểu mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
 -Tán thành những hành vi đúng. không tán thành việc trốn tránh nhiệmvụ, đổ lỗi cho người khác.Bước đầu có kĩ năng quyêt định và thực hiện quyết định của mình.
- HS tự giác tích cực, sống có trách nhiệm 
II- Chuẩn bị 
Gv:Bảng phụ.Thẻ màu
Hs :sgk,vbt. 
III- Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
?Hs lớp 5 có gì khác so với hs lớp khác?
? Em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
 - GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Nội dung bài
 * Hoạt động 1: tìm hiểu truyện: 
Mục tiêu: HS thấy diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức , 
* Cách tiến hành
- Gọi HS đọc truyện.
? Đức gây ra chuyện gì?
? Sau khi gây ra chuyện , Đức cảm thấy thế nào?
 ? Theo em , Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? 
=> KL: Chúng ta cần biết phân tích, đa ra quyết định đúng ...
*Ghi nhớ : SGK – 7
 * Hoạt động 2: Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
 * Mục tiêu: HS biết những biểu hiện của ngời sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành
 - HD HS làm bài1.
-Gọi hs trình bày
- KL: Biết suy nghĩ khi hành động, dám nhận lỗi, ... là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
* Hoạt động 3: bày tỏ thái độ( bài tập 2
 * Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý 
kiến không đúng.
* Cách tiến hành
 - GV nêu từng ý kiến của bài tập 2
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
3. Củng cố – Dặn dò.
? Vì sao em phải có trách nhiệm với việc làm của mình?
- Dặn HS chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS trả lời, nhận xét .
* Làm việc cả lớp.
-1 hs đọc
- HS đọc thầm câu chuyện,trả lời 
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan 
- Trong lòng đức tự thấy phải có trách nhiệm 
- HS nêu cách giải quyết của mình 
- cả lớp nhận xét ,bổ xung.
- 2 HS đọc
* Thảo luận cặp
-1 hs đọc yêu cầu
+ a,b,d,g là có trách nhiệm ...
+ c, đ ,e là không có trách nhiệm ...
* Làm việc cả lớp
-Hs đọc yêu cầu bài.
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu, giải thích lí do lựa chọn. 
+ Tán thành ý kiến a,đ.(thẻ đỏ)
+Không tán thành: b, c, d.(thẻ xanh)
đạo đức
 Tiết 4: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( tiết 2 )
 I. Mục tiêu.
 -Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
 -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ
 lỗi cho người khác.
 -Biết tự liên hệ
 II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài 
? Nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm?
- Nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3 )
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống
* Cách tiến hành
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ mỗi nhóm xử lí một tình huống
-Gọi hs trình bày.
=> Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ bản thân kể lại mmột việc làm của mình dù rất nhỏ và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS kể lại việc chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm :
?Chuyện xảy ra thế nào? lúc đó em đã làm gì?
? Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
=>Gv kết luận .
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học 
-2 hs thực hiện 
* Làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời kết quả dưới hình thức đóng vai.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ xung
* Làm việc cá nhân.
- HS suy nghĩ và kể lại cho bạn nghe
- HS trình bày trước lớp
- HS tự rút ra bài học qua câu chuyện mình vừa kể
 Đạo đức.
 TIẾT 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN ( tiết 1 )
 I. Mục tiêu
 - HS hiểu trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt khó khăn, thử thách. 
 Nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì 
 sẽ vượt qua để vươn lên .
 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình , biết đề ra kế hoạch vượt khó
 của bản thân.
 - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người
 có ích trong gia đình và xã hội.
 II. Đồ dùng dạy học: - chuyện về những tấm gương vượt khó 
	-Sgk vbt,tranh ảnh
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. kiểm tra bài cũ
? Thế nào là có trách nhiệm với việc làm của mình. Cho ví dụ?
- GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới
 * Giới thiệu bài: Trực tiếp
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
 *Mục tiêu:HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
* Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi 
? Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 
? Trần bảo Đồng đã vượt khó khăn để vươn lên như thế nào?
?Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
*KL: Dù gặp hoàn cảnh khó khăn, nếu có quyết tâm cao,biết sắp xếp thời gian hợp lí ..
 Hoạt động 2: xử lí tình huống
*Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất , thể hiện ý chí vượt khó khăn trong các tình huống.
* Cách tiến hành
- GV phát phiếu bài tập ghi các tình huống.
- Nhận xét, đánh giá.
* KL: Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
*Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học
* Cách tiến hành
- 2 HS trình bày.
* Hoạt động cả lớp
-HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng 
+Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm, hàng ngày gúp mẹ bán bánh 
+ Đồng đã sử dụng thời gian hợp lí và phương pháp học tập tốt . 
+ Học ý chí vượt khó trong học tập, phấn đấu vươn lên ở mọi hoàn cảnh .
* Thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày 
- Lớp nhận xét bổ xung.
 ... y tỏ thái độ (bài 3)
*Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên 
*Cách tiến hành 
- GV nêu một số ý kiến về tài nguyên thiên nhiên.
*Nhận xét,kết luận: ý kiến b, c là đúng; ý kiến a sai
- Tài nguyên thiên nhiên là có hạn , con người cần sử dụng tiết kiệm hơn
Hoạt động nối tiếp: 
- Dặn về tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương em
- GV nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
* Làm việc nhóm.
- HS xem tranh và đọc SGK 
- Nhóm 4 em thảo luận
+Gỗ, nước, động vật..
+Chưa hợp lí
+Nước chạy máy phát điện, gỗ để làm nhà,than để đốt,
+ Khai thác bừa bãi
+Chặt phá rừng , đốt nương bừa bãi.
+Làm đất bị sói lở, lũ lụt
+ Trồng cây, khai thác hợp lí, không đốt phá rừng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc ghi nhớ
*Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS tự làm bài 
- 3HS trình bày bài, lớp nhận xét, bổ sung.
* Làm việc cá nhân.
- HS giơ thẻ màu bày tỏ tháI độ và giải thích lí do.
- Nhóm khác nhận xét 
 Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
Đạo đức
TIẾT 31: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN( TIẾT 2)
I. Mục tiêu 
- HS hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững .
*GDBVMT: - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 
II. Tài liệu và phương tiện: - tranh ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài: trực tiếp.
Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên.
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước 
+ Cách tiến hành
- Yêu cầu HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết 
- Nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
 Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK
+Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ 
- Gọi hs trình bày
* Kết luận: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên 
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 SGK
+ Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp , ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Gọi hs trình bày.
- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 
3.Củng cố-dặn dò.
?Em sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học 
- 2 hs trả lời.
* Làm việc cá nhân.
- HS lần lượt giới thiệu 
- Lớp nhận xét bổ xung
* Làm việc nhóm.
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên 
 + b, c, d là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
* Làm việc nhóm.
- Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
Đạo đức
TIẾT 32: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
- HS hiểu sự cần thiết phải giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương
- HS biết cách giữ gìn bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương mình, thôn xã mình.
- Hs có ý thức tôn trọng các nội quy ở những nơI công cộng ở địa phương.
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
? Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài:Trực tiếp.
Hoạt động 1:Báo cáo tìm hiểu thực tế.
- GV gọi hs báo cáo kết quả tìm hiểu thực tế ở địa phương.
- Gv nhận xét, kết luận: Cần có ý thức giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
-Yêu cầu hs bày tỏ ý kiến của mình về cách bảo vệ công trình công cộng.
- GV nhận xét, tuyên dương, kết luận ý kiến đúng và giáo dục hs cần giữ gìn , bảo vệ công trình công cộng.
Hoạt động 3: Giải quyết tình huống.
- Gv nêu tình huống.
+Trường em vừa xây dựng xong, một số em nhỏ đến vẽ bẩn lên tường, em sẽ làm gì?
+Thôn em vừa mới xây nhà cộng đồng, mấy anh thanh niên đá bóng ở đó , em sẽ nói gì với các anh?
+Em nhìn thấy một số bạn nhỏ leo chèo lên đài tưởng niệm liệt sĩ, em sẽ làm gì?
-Yêu cầu hs làm việc theo cặp
- Gv nhận xét, tuyên dương cách ứng xử đúng.
Hoạt động nối tiếp.
? Em đã làm gí để giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương em?
- Dặn cần bảo vệ , giữ gìn công trình công cộng nơi em ở.
-Nhận xét tiết học.
- 3 hs nêu.
*Làm theo nhóm.
-Đại diện các nhóm báo cáo theo phiếu điều tra.
*Làm cá nhân.
- HS lần lượt bày tỏ s kiến của mình.
*Làm theo cặp
- HS trao đổi nêu cách giả quyết
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung ý kiến..
Rút kinh nghiệm:.....
Đạo đức
TIẾT 33: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhận đạo.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhận đạo ở địa phương phù hợp với bản thân.
-Biết thông cảm , chia sẻ với những vùng khó khăn, hoạn nạn.
II.Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Kiểm tra bài cũ.
? Em sẽ làm gì để bảo vệ công trình công cộng ?
- Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới.
*Giới thiệu bài:Trực tiếp.
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.
- GV gọi hs báo cáo kết quả điều tra.
- Nhận xét kết quả điều tra.
* GV kết luận: Gia đình các bạn có hoàn cảnh khó khăn thì chúng ta cần phải thông cảm, giúp họ.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi hs bày tỏ ý kiến của mình về những việc làm ủng hộ , giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
? Em còn biết những hoạt động nào của cộng đồng xã đối với gia đình và bạn nghèo?
*GV nhận xét, chốt:Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo do thôn xóm, trường, lớp phát động .
Hoạt động 3: Quyên góp, ủng hộ bạn nghèo trong lớp.
- GV nêu lí do và mục đích quyên góp ủng hộ hs nghèo trong lớp mình như:
(Mua đồ ding học tập , sách vở, bút.)
- GV tuyên dương hs tích cực tham gia hoạt đông giúp đỡ bạn nghèo.
Hoạt động nối tiếp.
-GV tổng kết nội dung.
-Dặn vẽ tranh về môi trường xung quanh em.
-Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
*Làm theo nhóm.
-Đại diện các nhóm báo cáo theo phiếu điều tra.
-Nhóm khác bổ sung.
*Làm cá nhân.
- HS lần lượt bày tỏ ý kiến.
+Mua tăm ủng hộ người mù.
+Dành tiền ăn sáng 1 ngày để ủng hộ bạ nghèo trong lớp.
+Mua quà , sách vở tặng bạn hs giỏi.
*Làm cá nhân.
- Hs nghe và thực hiện quyên góp.
Rút kinh nghiệm:.....
Đạo đức
TIẾT 34: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔN XÓM NƠI EM SỐNG.
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môI trường .
- HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môI trường ở lớp , trường gia dình , thôn xóm.
- Có ý thức bảo vệ môI trường ở địa phương mình.
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập, tranh ảnh về môI trường.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Kiểm tra bài cũ.
? Vì sao phải bảo vẹ môi trường?
- GV nhận xét.
2.Bài mới.
*Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu làm việc theo cặp.
? Nêu tình hình môi trường trường lớp và nơI em ở?
? Nêu nguyên nhân và biện pháp làm sạch môi trường?
- Gọi hs nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của tất cả mọi người để môi trường sạch đẹp.
Hoạt động 2: Trưng bày tranh.
- Gv tổ chức hs trưng bày tranh theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đi thăm quan các tranh của nhóm kác.
- Yêu cầu mỗi tổ chọn 3 tranh để giới thiệu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv chốt: Môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người vì vậy mọi người ần có ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 3: HS thực hành dọn vệ sinh
- GV tổ chức hs nhặt rác xung quanh sân trường và xử lí rác theo tổ.
- GV quan sát , theo dõi, nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn hs về thực hành giữ vệ sinh sân trường, lớp học, thôn xóm nơi em ở.
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs trả lời.
*Làm theo cặp.
- HS trao đổi và nêu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
*Làm theo nhóm.
- Nhóm 5 hs trưng bày tranh của mình.
- Các nhóm thăm quan, nhận xét.
- Mỗi tổ 3 tranh đẹp, đại diện nhóm lên giới thiệu nội dung .
- Lớp nhận xét.
*Làm cả lớp.
- HS thực hành nhặt rác sân trường.
Rút kinh nghiệm:.....
Đạo đức
 TIẾT 35 : THỰC HÀNH CUỐI KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I.Mục tiêu:
- Củng cố lại những hành vi và thái độ đạo đức đã học.
- Hình thành lại những hành vi, thái độ đó.
- Rèn cho HS biết thực hiện những hành vi đó.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập trắc nghiệm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung thực hành.
Hoạt động 1 : Bài tập 1
*Em hãy viết vào ô trong chữ Đ trước những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ và trước những hành vi chưa thể hiện sự kính già yêu trẻ dưới đây.
¨ Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
o Kể chuyện cho em nhỏ nghe.
o Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.
¨ Quát nạt em nhỏ.
¨ Không đâư các cụ già, em nhỏ khi qua đường.
- GV nhân xét, kết luận
Hoạt động 2: Bài tập 2
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2
1.Em hãy viết Đ vào ¨ những ý kiến thể hiện sự đối xử bình đẳng với phụ nữ.
¨ Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
¨ Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
¨ Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
¨ Chỉ nên cho con trai đi học.
¨ Mọi chức vụ trong xã hội chỉ đàn ông mới được nắm giữ.
2.Em hãy viết K vào trước các ý kiến mà em cho là sai. Vì sao?
¨ Tặng quà cho mẹ, em gái và các bạn nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
¨ Không thích làm chung với các bạn gái công việc tập thể.
¨ Trong lớp các bạn trai chơi với nhau, không chơi với các bạn nữ.
- Gọi hs báo cáo.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
3.Củng cố dặn dò.
- Gv tổng kết bài.
- GV nhận xét giờ học.
- HS làm việc cá nhân.
-HS trình bày bài làm của mình, lớp nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Làm việc theo cặp
- HS trao đổi , ghi phiếu.
- Đại diện các cặp trình bày.
- lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Rút kinh nghiệm; .: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC 5 TRON BO CHI TIET.doc