3/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Em là HS lớp 5
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận
* Mục tiêu : HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5 .
* Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong phiếu bài tập :
+Tranh vẽ gì ?
+Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên ?
+HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác ?
+Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
- Cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi
- GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp
+Cho HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
+Yêu cầu các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung .
- GV kết luận : Năm nay các em lên lớp 5 . Lớp 5 là lớp lớn nhất trường . Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập .
Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK
* Mục tiêu : Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5 .
* Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài tập 1
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôi
-Cho vài nhóm trình bày trước lớp
THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Đạo đức Tuần : 1 Ngày dạy : Bài 1 : Em là học sinh lớp 5 ( Tiết 1 ) I . MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, HS biết : -Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước . -Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức ,kĩ năng đạt mục tiêu . -Vui và tự hào khi là HS lớp 5 . Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5 . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Các bài hát về chủ đề Trường em -Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên -Phiếu bài tập cho mỗi nhóm . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 1’ 1’ 8’ 7’ 7’ 8’ 2’ 1/ Khởi động : - Cho HS hát tập thể bài E m yêu trường em 2/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Em là HS lớp 5 Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận * Mục tiêu : HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5 . * Cách tiến hành : -GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3-4 và cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong phiếu bài tập : +Tranh vẽ gì ? +Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên ? +HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác ? +Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ? - Cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi - GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp +Cho HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. +Yêu cầu các nhóm theo dõi, nhận xét bổ sung . - GV kết luận : Năm nay các em lên lớp 5 . Lớp 5 là lớp lớn nhất trường . Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập . Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK * Mục tiêu : Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5 . * Cách tiến hành : -GV nêu yêu cầu bài tập 1 -Cho HS thảo luận theo nhóm đôi -Cho vài nhóm trình bày trước lớp -GV nnhận xét và kết luận:Các điểm(a),(b), (c),(d),(e) trong bài tập1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện . Hoạt động 3 : Tự liên hệ (Bài tập 2 ) * Mục tiêu : Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập , rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5 . * Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu tự liên hệ . - Cho HS thảo luận theo nhóm đôi - GV mời một số HS tự liên hệ trước lớp - GV kết luận : Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5 4/ Củng cố , dặn dò : Hoạt động 4 : Chơi trò chơi Phóng viên * Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học . * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn cách chơi đóng vai MC (báo Thiếu niên Tiền phong hoặc Đài truyền hình Việt Nam) - GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC - Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi - GV mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi - GV nhận xét và kết luận - GV gọi 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK Hoạt động tiếp nối : 1/Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này 2/Sưu tầm các bài thơ , bài hát , bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. 3/Vẽ tranh về chủ đề Trường em . -HS hát -HS quan sát tranh -HS thảo luận và trả lời các câu hỏi -HS thực hiện +Đại diện các nhóm trình bày . +HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung . -HS thảo luận -Một vài nhóm trình bày -HS tự liên hệ xem đã làm được những gì ; những gì còn cần cố gắng hơn . -HS suy nghĩ , đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5 - HS thảo luận - HS tự liên hệ - HS thay phiên nhau đóng vai - HS có thể tự đặt câu hỏi - Các nhóm thực hiện trò chơi - HS thực hiện trò chơi. - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau . - HS đọc - HS về nhà làm theo yêu cầu GV đề ra RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY M ôn : Đạo đức Tuần 2 Ngày dạy : Bài 1 : Em là học sinh lớp 5 ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, HS biết : -Vị thế của HS lớp 5 so vói các lớp trước . -Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức , kĩ năng đặt mục tiêu . -Vui và tự hào khi là HS lớp 5 . Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng dáng là HS lớp 5 . II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : -Các bài hát , múa về chủ đề trường em -Giấy trắng , bút màu -Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 1’ 10’ 8’ 9’ 3’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Em là học sinh lớp 5 Em cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ? 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Em là HS lớp 5 ( Tiết 2) Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu * Mục tiêu : - Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu . - Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5 . * Cách tiến hành : -GV cho HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ . -GV mời một vài HS trình bày trước lớp -GV nhận xét chung và kết luận : Để xứng đáng là HS lớp 5 , chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu , rèn luyện một cách có kế hoạch Hoạt động 2 : Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu * Mục tiêu :HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt . * Cách tiến hành : -GV cho HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài) -Cho cả lớp thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó . -GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác . GV kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ . Hoạt động 3 : Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em * Mục tiêu : Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp * Cách tiến hành : -Cho HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp -Cho HS hát, múa, đọc thơ về chủ đề trường em -GV nhận xét và kết luận : Chúng ta rất tự hào khi là HS lớp 5 ; rất yêu quývà tự hào về trường mình, lớp mình . Đồng thời , chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập , rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5 ; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt , trường ta trở thành trường tốt . 4/ Củng cố , dặn dò : -GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng . -Nhắc HS chuẩn bị bài sau : “Có trách nhiệm về việc làm của mình” -HS hát -2 HS trả lời – Lớp nhận xét, bổ sung . - HS trình bày +Nhóm trao đổi , góp ý kiến . - HS trình bày - HS cả lớp trao đổi , nhận xét . - HS kể - HS thảo luận - HS lắng nghe - HS giới thiệu tranh vẽ . - Các nhóm thi đua trình bày RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Đạo đức Tuần : 3 Ngày dạy : Bài 2 : Có trách nhiệm về việc làm của mình . ( Tiết 1 ) I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : -Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình . -Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình . -Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ . -Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3 . -Phiếu bài tập . III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 12’ 9’ 8’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ:Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2) -Kể một câu chuyện về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu . -GV nhận xét chung 3/ Bài mới :Có trách nhiệm về việc làm của mình (Tiết 1) Hoạt động1 : Tìm hiểu truyện:“Chuyện của bạn Đức”. * Mục tiêu : HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức ; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng . * Cách tiến hành : -Cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện . -1 HS đọc to truyện . -HS thảo luận nhóm đôi theo 3 câu hỏi trong SGK . -Gọi các nhóm trình bày -GV kết luận :Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình . Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK) . -Gọi 1-2 HS đọc Ghi nhớ trong SGK . Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK . * Mục tiêu : HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm . * Cách tiến hành : -Nêu yêu cầu bài tập 1 . -Phát phiếu bài tập và cho HS thảo luận theo nhóm tổ . -Mời nhóm trưởng lên ghi kết quả BT1 lên bảng phụ . -GV nhận xét , tuyên dương . -GV kết luận : + (a), (b), (d), (g) là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm ;(c),(đ),(e) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm . + Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi ; làm viêcj gì thì làm đến nơi, đến chốn, là những biểu hiện của người có trách nhiệm . Đó là những điều chúng ta cần học tập . Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (bài tập 2 , SGK ) * Mục tiêu : HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến đúng . * Cách tiến hành : - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 . - Cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu ( theo quy ước) . - Yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó . - GV kết luận : + Tán thành ý kiến (a) , (đ) ; + Không tán thành ý kiến (b) ,(c) , (d) . 4/ Củng cố, dặn dò : ... c cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN và ở địa phương em . -Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở VN hoặc trên thế giới . -HS hát -2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV -HS lắng nghe -HS nêu -HS theo dõi -HS thảo luận +trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS lắng nghe -HS chia nhóm và thảo luận -HS trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Đạo đức Tuần :26 Ngày dạy : Bài 13 : Em tìm hiểu về liên hợp quốc (tiết 2) GV dạy : I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : -Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này -Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Tranh, ảnh , băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam . -Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục (trang 71) . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 1’ 15’ 13’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 1) -HS1: VN có quan hệ thế nào với Liên Hợp Quốc ? -HS2: Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của Liên Hợp Quốc ? -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 2) Hoạt động 1 : Chơi trò chơi phóng viên (bài tập 2, SGK) * Mục tiêu : HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở VN ; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN và ở địa phương em . * Cách tiến hành : -GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình, phóng viên đài phát thanh, ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc . Ví dụ : + Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ? +Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ? +VN đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào ? +Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở VN mà bạn biết . +Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em . +Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN hoặc ở dịa phương mà bạn biết . -Cho HS tham gia trò chơi -GV nhận xét , khen các em trả lời đúng, hay . Hoạt động 2 :Triển lãm nhỏ * Mục tiêu : Củng cố bài * Cách tiến hành : -GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo, về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học . -Cho cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi . -GV khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học 4/ Củng cố, dặn dò : -GV cho HS nhắc lại phần Ghi nhớ . -GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động bài -HS hát -2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV -HS lắng nghe -HS nhận vai -HS tham gia trò chơi -HS nhận xét -HS trưng bày -Cả lớp đi xem và trao đổi -HS nhận xét -HS nhắc Ghi nhớ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Đạo đức Tuần :27 Ngày dạy : Bài 14 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1) GV dạy : I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : -Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người . -Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững . -Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh, ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây, . . . )hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 1’ 11’ 8’ 10’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 2) -HS1: Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở VN mà bạn biết . -HS2: Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN hoặc ở dịa phương mà bạn biết . -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin trang 44, SGK * Mục tiêu : HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người ; vai trò của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . * Cách tiến hành : -Yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài (mỗi HS đọc một thông tin) -Cho HS thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi trong SGK -Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận -Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến -GV kết luận và mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK . Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK . * Mục tiêu : HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên . * Cách tiến hành : -GV nêu yêu cầu của BT . -Cho HS làm việc cá nhân . -Mời một số HS lên trình bày , cả lớp bổ sung . -GV kết luận : Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau ; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định . Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK) . * Mục tiêu : HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên * Cách tiến hành : -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận -Cho các nhóm thảo luận . -Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến . -Yêu cầu các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến . -GV kết luận : +Ý kiến (b) , ( c) là đúng. -Ý kiến (a) là sai . Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm 4/Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương . -HS hát -2 HS trả lời theo yêu cầu GV -HS lắng nghe -HS xem ảnh -HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS đọc Ghi nhớ -HS làm bài -HS trình bày -HS lắng nghe -HS thảo luận theo nhóm tổ -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét ,bổ sung -HS lắng nghe RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn : Đạo đức Tuần :28 Ngày dạy : Bài 14 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2) GV dạy : I . MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : -Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người . -Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững . -Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh, ảnh , băng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây, . . . )hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 1’ 10’ 8’ 10’ 2’ 1/ Khởi động : 2/ Kiểm tra bài cũ : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1) -HS1Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ? -HS2: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? -GV nhận xét chung 3/ Bài mới : Giới thiệu bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 2) Hoạt động 1 : Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2, SGK) * Mục tiêu : HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước . * Cách tiến hành : -HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ) . -GV kết luận : Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2 : Làm bài tập 4, SGK *Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên *Cách tiến hành : -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập . -Mời đại diện nhóm trình bày -Yêu cầu các nhóm khác thảo luận và bổ sung . -GV kết luận : +(a), (đ), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . +(b), (c ), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . +Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên . Hoạt động 3 : Làm bài tập 5, SGK *Mục tiêu : HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên . *Cách tiến hành : -GV chia HS theo nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm : tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết, . . .) -Cho các nhóm thảo luận -Mời đại diện từng nhóm lên trình bày . -Yêu cầu các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến . -GV kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình . 4/ Củng cố, dặn dò : -GV cho HS nhắc lại phần Ghi nhớ . -GV nhận xét giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động trong tiết học . -HS hát -2 HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV -HS lắng nghe -HS giới thiệu tranh, ảnh -HS lắng nghe -HS thảo luận -HS trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS lắng nghe -HS thảo luận -Đại diện nhóm trình bày -HS nhận xét, bổ sung -HS lắng nghe -HS nhắc Ghi nhớ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: