Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Tiết 27: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Tiết 27: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)

1. Kiến thức

 - Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình

- Có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.

- Nêu được các hoạt động bảo vệ hòa bình thông qua tranh, ảnh.

2. Kĩ năng

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

 

docx 4 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Tiết 27: Em yêu Hòa Bình (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tiết 27 Đạo đức
EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
 -  Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình 
- Có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Nêu được các hoạt động bảo vệ hòa bình thông qua tranh, ảnh.
2. Kĩ năng
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: bài giảng điện tử, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
2p
I. Ổn định lớp
Cho lớp hát 
 Hát “Trái đất này là của chúng mình”.
6p
II. Kiểm tra bài cũ
Tiết đạo đức trước chúng ta học bài gì?
- Giáo viên nhận xét.
- Tiết trước chúng ta học bài Em yêu hòa bình tiết 1.
- Học sinh thực hiện
21p
III. Bài mới
Giới thiệu bài: 
Tiết học trước chúng ta đã biết để bảo vệ hòa bình thì mỗi người cần phải có lòng yêu hòa bình. Vậy hòa bình đã mang lại cho cuộc sống những gì và chúng ta cần thể hiện tinh thần đó như thế nào thì hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài Em yêu hòa tiết 2.
- Mời học sinh nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu các hoạt động bảo vệ hòa bình cuả nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết được các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp.
Cách tiến hành:
- Giới thiệu tranh các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đã sưu tầm được.
- Yêu cầu học sinh quan sát và mô tả lần lượt nội dung các bức tranh:
+ Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bình cùng nhân dân Hà Nội thả chim hòa bình trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Nhân dân thế giới xuống đường phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
+ Hỏi học sinh ngày Quốc tế hòa bình là ngày nào và giới thiệu khái quát về ngày này. 
+ Đi bộ vì hoà bình
+ Thả bồ câu vì hòa bình
+ Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hòa bình”
+ Liên hoan “Giai điệu hòa bình” tại nhà hát ở Hà Nội.
+ Những nạn nhân chất độc màu da cam của Đà Nẵng đến Singapore tham dự hoạt động vì hòa bình.
+ Trại hè giao lưu thiếu nhi quốc tế Việt – Lào – Campuchia.
+ Giới thiệu bé Hoàng Lê Quỳnh Như (1992) đoạt giải “Thơ vì hòa bình” quốc tế năm 2004.
+ Xếp chữ ủng hộ thế giới không hòa bình chiến tranh.
- Mời học sinh khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa.
 Kết luận:
+ Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
+ Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Mời học sinh nhắc lại.
b. Hoạt động 2: Dán “Cây hoà bình”
Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình.
Phương pháp: trực quan, thực hành, hỏi đáp.
Cách tiến hành:
- Giáo viên dán lên bảng thân cây
- Giới thiệu đây là “Cây hòa bình” và cái cây này còn thiếu rễ, hoa, quả, lá.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 và ghi vào các bộ phận của cây gồm rễ, lá, hoa, quả mà giáo viên đã phát cho từng nhóm theo yêu cầu sau:
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã đem lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
- Mời các nhóm lên gắn rễ, hoa, quả, lá cho thân cây ở trên bảng.
- Giáo viên nhận xét
Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Mời học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Thể hiện chủ đề hòa bình
- Cho học sinh xem các tranh vẽ về về chủ đề “Em yêu hòa bình”.
- Mời học sinh nói lên nội dung các em học sinh đã thể hiện qua tranh vẽ.
- Tổ chức cho học sinh hát và múa bài Em yêu hòa bình.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh trình bày nội dung của từng bức tranh
- Học sinh lắng nghe.
- Ngày 21/9. Ý nghĩa tôn vinh nền hòa bình thế giới, kêu gọi chấm dứt chiến tranh.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4 và thực hiện yêu cầu.
* Những hoạt động và việc làm để gìn giữ hoà bình: (Rễ cây)
+ Đấu tranh chống chiến tranh.
+ Phản đối chiến tranh.
+ Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè.
+ Giao lưu với các bạn bè thế giới.
+ Biết cách đối thoại để cùng làm việc.
+ Ký tên phản đối chiến tranh xâm lược.
+ Gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
* Những điều tốt đẹp mà hoà bình đem lại:( Hoa, quả, lá cây)
+ Trẻ em được đi học
+ Trẻ em được vui chơi, giải trí
+ Trẻ em có cuộc sống đầy đủ
+ Mọi gia đình được sống no đủ
+ Thế giới được sống yên ấm
+ Mọi đất nước được phát triển
+ Không có chiến tranh
+ Không có người chết
+ Không có người bị thương
+ Trẻ em không bị mồ côi
+ Trẻ em không bị tàn tật
- Các nhóm lên gắn rễ, hoa, quả, lá.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh xem tranh.
- Học sinh trình bày nội dung tranh.
- Cả lớp hát và múa theo nhạc
5p
IV. Củng cố
- Giáo viên hỏi:
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ.
- Hôm nay chúng ta học bài đạo đức em yêu hòa bình tiết 2.
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ
1p
V. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết theo đạo đức Tìm hiểu về Liên hợp quốc.
- Học sinh lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_5_nam_hoc_2020_2021_tiet_27_em_yeu_hoa_b.docx