2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường.
TUẦN 1 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 1. Năng lực: - Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định. - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,... 2. Phẩm chất: - Có ý thức học tấp, rèn luyện. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Giấy trắng, bút màu - HS: VBT, vở viết,... 2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát bài Em yêu trường em Nhạc và lời Hoàng Vân - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút) * Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: + Tranh vẽ gì? + HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác? + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? - GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất trường Vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối khác học tập. * Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK - GV nêu yêu cầu bài tập: - GV nhận xét kết luận * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (bài tập 2) - GV nêu yêu cầu tự liên hệ - Yêu cầu HS trả lời - GV nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. * Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên - Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. VD: + Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì? + Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình "Rèn luyện đội viên"? + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5? + Hãy nêu những điểm mà bạn cần cố gắng hơn để xững đáng là HS lớp 5 + Bạn hãy hát hoặc đọc thơ về chủ đề trường em? - GV nhận xét kết luận - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - HS quan sát và thảo luận - Tranh vẽ HS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng. - Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học. - Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen. - HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường. - HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi. - Vài nhóm trình bày trước lớp - Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện. - HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. - HS thảo luận nhóm đôi - HS tự liên hệ trước lớp. - HS thảo luận và đóng vai phóng viên. Nhận xét - HS nghe - Học sinh đọc 3.Hoạt động vận đụng sáng tạo:(2 phút) - Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: + Mục tiêu phấn đấu. + Những thuận lợi đã có. + những khó khăn có thể gặp. + Biện pháp khắc phục khó khăn. + Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn. - HS nghe và thực hiện - Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em. - Vẽ tranh về chủ đề trường em. - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. --------------------------------------------- TUẦN 2 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: + Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. + Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 3. Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng: - GV: Truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. - HS: Bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề: Trường em 2. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS hát bài "Em yêu trường em" - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động khám phá: (15 phút) * Mục tiêu: + Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. + Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. (Lưu ý nhóm học sinh (M1,2) nắm được nội dung bài) * Cách tiến hành: 1 .Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. - Yêu cầu từng nhóm HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét chung - GVKL: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. 2. Hoạt động 2: Kể chuyện về những tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. - GV Giới thiệu thêm về một vài tấm gương khác *Kết thúc hoạt động: Chúng ta cần học tập các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. 3.Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề: Trường em - Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp - Yêu cầu HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em *Kết thúc hoạt động: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp, trường của mình ngày càng tốt hơn.. - Từng HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm 4. - Nhóm trao đổi góp ý kiến. - HS trình bày trước lớp. - Kể về tấm gương tốt của HS lớp 5 - Thảo luận cả lớp những điều có thể học tập từ tấm gương đó. - Giới thiệu tranh của mình cho cả lớp cùng biết. - Suy nghĩ và nhắc lại nội dung một vài bức tranh tiêu biểu. 4. Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Em là diễn viên. - Phổ biến luật chơi - Hát, múa, ...về chủ đề : Trường em. - 3 tổ tự xây dựng nội dung kịch bản theo chủ đề bài học (trách nhiệm với trường lớp hoặc không có trách nhiệm) - - Trình diễn - Nhóm nhận xét đội bạn theo các tiêu chí: nội dung, diễn xuất, thời gian... 3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Một số HS nêu bài học bổ ích sau khi học xong bài 1. - HS nêu. - Vẽ một bức tranh về trường của em. - HS nghe và thực hiện. Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------- TUẦN 3 BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình 1. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 2.Phẩm chất: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng: - Giáo viên: SGK - Học sinh: SGK,VBT 2. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đàm thoại - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau: + Em đã làm được những việc gì để xứng đáng là HS lớp 5? + Việc làm đó của em mang lại kết quả như thế nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài. - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25 phút) * Mục tiêu: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. * Cách tiến hành: *HĐ 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức” - GV cho HS thảo luận nhóm 4, đọc truyện và trả lời câu hỏi: + Đức đã gây ra chuyện gì? + Sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy như thế nào? + Đức nên làm gì? Vì sao? - GV nhận xét - Kết luận : Mỗi người phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. * HĐ2: Làm bài tập 1 trang 7 - GV phát phiếu ghi bài tập 1 và nêu yêu cầu: Cần đánh dấu + trước những biểu hiện của người sống có trách nhiệm, dấu - trước biểu hiện của người sống vô trách nhiệm - GV nhận xét, kết luận *HĐ 3: Bày tỏ thái độ - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách : + Đưa thẻ đỏ nếu tán thành , đưa thẻ xanh nếu phản đối. -Kết luận : + Tán thành ý kiến :a, đ + Phản đối ý kiến :b,c,d - HS hoạt động nhóm 4(nhóm trưởng điều khiển) - HS lần lượt đọc”Chuyện của bạn Đức” + Đức sút bóng trúng bà Doan đang gánh hàng làm bà ngã, đổ hàng + Đức cảm thấy cần phải chịu trách nhiệm việc mình đó làm + Đến gặp bà Doan, xin lỗi + Có trách nhiệm về việc mình đó làm - HS nghe - HS đọc phần ghi nhớ ở SGK - HS thảo luận theo nhóm rồi trình bày kết quả: Dấu +: a,b,d,g Dấu -: c, đ,e - Các nhóm khác nhận xét - HS lắng nghe - HS bày tỏ thái độ bằng cách đưa thẻ. - HS trả lời - HS lắng nghe 3.Hoạt động ứng dụng: (3’) - Qua câu bài học trên em học được điều gì ? - HS trả lời Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------------------- TUẦN 4 BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tiết 2) I. ... ý hiếm (Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp phù hợp với khả năng của mình). - GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình. - HS giới thiệu có kèm tranh, ảnh minh hoạ. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và giới thiệu một số tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và địa phương. + GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 5. + Các nhóm thảo luận. + Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - HS lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Từng nhóm thảo luận. - Từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận - HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Qua bài học, em biết được điều gì ? - HS nêu: + Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. + Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. + Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. + Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. - HS nghe - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. _____________________________________________ TUẦN 32 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng. 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 3. Phẩm chất: Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng. * GDBVMT: Mức độ tích hợp toàn phần: + Vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người. + Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường ( phù hợp với khả năng) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Đồ dùng - GV: Hình ảnh sưu tầm được về việc bảo vệ môi trường. - HS: SGK, vở, SBT 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS thi đua :Nêu nội dung phần ghi nhớ bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng. - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát - Bước 1: Quan sát các hình và đọc ghi chú, ghi chú ứng với mỗi hình . - Bước 2: Làm việc cả lớp +Mời một số HS trình bày. +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - Bước 3: - GV nhận xét, kết luận -Hoạt động 2: Triển lãm - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 +Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. +Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày. - Bước 2: Làm việc cả lớp. +Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt. - GV nhận xét, tuyên dương - HS làm việc theo cặp - Vài HS phát biểu - HS nghe - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. - HS đọc lại các thông tin cần biết trong bài - HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường ở nơi mình đang sống. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Về nhà thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài; ôn tập - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường với mọi người nơi mình sinh sống. - HS nghe - HS nghe - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________________ TUẦN 33 QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người. - Biết quan tâm, chăm sóc người thân. 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 3. Phẩm chất: Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, câu chuyện sưu tầm - HS : SGK 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi: + Thế nào là biết ơn thầy cô giáo? + Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo? - GV nhận xét và đánh giá. - Giới thiệu bài - ghi đầu bài - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Giúp hs hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người. - Biết quan tâm, chăm sóc người thân. * Cách tiến hành: * Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: - HS kể những câu chuyện đã được đọc hoặc được chứng kiến về sự quan tâm của những ngừi thân trong gia đình. - GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể. * Liên hệ đến nội dung bài học: - Nêu câu hỏi cho hs trả lời - sau đó GV nhận xét, kết luận. + Những người thân trong gia đình là những người có quan hệ như thế nào với chúng ta ? + Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân trong gia đình? + Sự quan tâm của chúng ta với những người thân sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta và cho cả những người thân của mình - HS cả lớp nghe để nhận xét. - HS trả lời. - HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? - HS liên hệ, nối tiếp nhau trả lời. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Nhắc HS quan tâm, chăm sóc người thân nhiều hơn nữa. - Chuẩn bị bài sau, ôn tập cuối kì. - HS thực hành bài học. Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________________ TUẦN 34 THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết: - Xác định được các biện pháp bảo vệ môi trường. - Biết vận dụng các biện pháp để bảo vệ môi trường. 2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác 3. Phẩm chất: Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Một số tấm gương thực hiện nếp soosngs văn minh... - HS : Các việc làm để BVMT 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Xác định được các biện pháp bảo vệ môi trường. - Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. * Cách tiến hành: *Hoạt động 1: Thảo luận - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận câu hỏi: + Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường (nơi ở) trong sạch? - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. * Hoạt động 2:Làm việc cả lớp + Em đã làm gì để góp phần giữ vệ sinh trường học? - HS thảo luận, ghi lại những việc làm giữ vệ sinh nơi ở vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày VD. +Trồng cây xanh + Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. + Giữ vệ sinh chuồng trại. + Tham gia quét dọn đường làng ngõ xóm vào thứ bảy hàng tuần. + Xử lí nước thải: Cho nước thải sinh hoạt chảy vào hệ thống cống rãnh, không để nước thải ứ đọng. + Bắt sâu bảo vệ cây trồng trong vườn thay cho phun thuốc trừ sâu,.. - Tiếp nối nhau kể. VD. + Trực nhật lớp học, sân trường, đổ rác đúng nơi qui định. + Đi vệ sinh đúng nơi qui định. + Trồng hoa, trồng cây bóng mát 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu những biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương em ? - HS nêu 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................. ___________________________________________
Tài liệu đính kèm: