Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Huệ - Bài: Phòng tránh xâm hại

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Huệ - Bài: Phòng tránh xâm hại

 - Nêu được một số biểu hiện xâm hại.

 - Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

 - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

 

docx 9 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2021-2022 - Đào Thị Huệ - Bài: Phòng tránh xâm hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học An Hòa 
Giáo viên: Đào Thị Huệ
Lớp: 5E
Tuần: 34
 Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2022
Môn: ĐẠO ĐỨC
PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 - Nêu được một số biểu hiện xâm hại.
 - Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
 - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
2. Kỹ năng: Biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại.
3. Thái độ: Thực hiện được một số kĩ năng để phòng, tránh xâm hại.
4. Năng lực: 
- NL tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, NL giao tiếp, NL hợp tác...
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức hoạt động tương ứng
3'
30'
 A. Khởi động
- Trò chơi: Vi - rút
 - Luật chơi: Một bạn là “Vi rút”. Hoá trang trang phục đáng sợ, vừa đi vừa nói: “Tôi là vi rút” và cố gắng chạm tay vào các bạn. Các bạn khác che mặt và tránh đi nơi khác. Bạn nào bị vi rút chạm vào sẽ trở thành vi rút và thực hiện việc đi truyền vi rút.
- Khi các bạn thấy vi rút có nguy cơ chạm vào mình thì chúng ta phải làm gì? 
B. Bài mới
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 Mục tiêu: Học sinh nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại
 Cách tiến hành:
 Chiếu tranh:
1
2
3
 Thảo luận:
 - Chỉ và nói nội dung từng tranh theo cách hiểu của bạn
 - Bạn có thể làm gì để phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại.
=> Chốt: Trẻ em có thể bị xâm hại dưới nhiều hình thức, như 3 tranh đã quan sát. Các em cần lưu ý trường hợp trẻ em bị đòn, bị chửi mắng cũng là một dạng bị xâm hại. Hình 3 thể hiện sự xâm hại mang tính lợi dụng tình dục. 
 Hoạt động 2: Nêu được một số tác hại của tệ nạn xâm hại trẻ em 
 Mục tiêu: Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
 Cách tiến hành: 
 - xem Clip một bạn nhỏ bị bạo hành tại quán bánh xèo ở Bắc Ninh.
 - Tinh thần và thân thể của bạn nhỏ sẽ như thế nào sau khi bị bạo hành?
 => Kết luận: Trẻ bị xâm hại sẽ có những tổn thương về tinh thần và thân thể, có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ trong một thời gian dài. Vì vậy chúng ta phải biết phòng tránh để không bị xâm hại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại
 Mục tiêu: Nêu một số cách phòng, tránh bị xâm hại.
 Cách tiến hành:
* Bước 1:
- Chia sẻ một số câu chuyện, mẩu tin mà mình đã sưu tầm được qua báo, đài hoặc em được chứng kiến trong cuộc sống.
 Thảo luận chung: 
 - Em có suy nghĩ gì về mẩu tin trên?
 - Nhân vật trong mẩu tin gặp tình huống nguy hiểm như thế nào?
 - Nhân vật ấy làm thế nào để ứng phó với tình huống nguy hiểm đó?
 * Bước 2:
 - Trao đổi một số quy tắc an toàn cá nhân
- GV giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi.
- GV hỏi, HS trả lời
- GV chiếu tranh. HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm phát biểu ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
- GV chiếu clip, học sinh theo dõi.
- GV hỏi, HS trả lời.
- GV kết luận.
- HS chia sẻ. HS khác lắng nghe,
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm phát biểu ý kiến.
- HS trao đổi trong nhóm.
=> Chốt:
 - Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
 - Không ở phòng kín với người lạ.
 - Không nhận quà hoặc nhận tiền giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lí do.
 - Không đi nhờ xe người lạ.
 - Không để người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào bạn.
- GV kết luận
=> Bài học: 
 - Xâm hại trẻ em là những hành vi gây tổn hại về thể chất,tinh thần, tình cảm, tâm lý của trẻ dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em,.
 - Trẻ bị xâm hại sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thân thể và tinh thần. Có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ trong một thời gian dài.
- GV rút ra bài học. HS lắng nghe
3'
C. Nhận xét – Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc bài
- Tìm hiểu thêm các mẩu chuyện liên quan đến bài học.
- GV nhận xét, dặn dò.
HS lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm:
HĐ 1: GV cho HS thảo luận nhóm 6
Trường Tiểu học An Hòa 
Giáo viên : Đào Thị Huệ 
Lớp: 5E
Tuần: 34
 Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2022
Môn: ĐẠO ĐỨC
	PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI ( T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em
	- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.; Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại. 
- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Cho HS xem 1 video tình huống bạn nhỏ đi chơi bên đườn vắng...
- Chuyện gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong vi deo các em vừa xem
- GV liện hệ vào bài
- HS xem và chia sẻ ý kiến 
2. Khám phá
* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật 
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh
- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét bổ sung
 Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ
- HS đưa tình huống
- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm
Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo tổ
- Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- 2 học sinh trao đổi chia sẻ
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
- HS chia sẻ
IV) Rút kinh nghiệm
....

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2021_2022_dao_thi_hue.docx