Giáo án Đạo đức: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)

Giáo án Đạo đức: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

-Hiểu được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

-Biết làm những việc làm cụ thể để biết ơn tổ tiên.

- Giáo dục hs ý thức hướng về cội nguồn. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn,phát huy các truyền thống đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 GV:Tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương HS: Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện, nói về lòng biết ơn tổ tiên

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
TIẾT : 3 ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T 2)
I. MỤC TIÊU
-Hiểu được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
-Biết làm những việc làm cụ thể để biết ơn tổ tiên.
- Giáo dục hs ý thức hướng về cội nguồn. Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn,phát huy các truyền thống đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 GV:Tranh ảnh về ngày giỗ tổ Hùng Vương HS: Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện,nói về lòng biết ơn tổ tiên.
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ
2. Bài mới
HĐ1.GTB
HĐ2. Tổ chức cho HS tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương 
Nhóm 6
HĐ3. Kể chuyện về
truyền thống, phong tục người VN.
Nhóm 6
HĐ4. HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ trước lớp.
Cá nhân
3: Củng cố dặn dò
3'
25’
2'
- Gọi hs kiểm tra bài trước.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu trực tiếp
- Phân công mỗi nhóm một khu vực để treo tranh ảnh và bài báo sưu tầm về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Y/c các nhóm lên giới thiệu theo gợi ý sau: 
+ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào? (Dành HS đạt chuẩn)
+ Đền thờ Hùng Vương ở đâu?( Dành HS đạt chuẩn)
+ Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước?(Dành HS trên chuẩn)
- Khen nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh bài báo
- Sau khi xem tranh và nghe giới thiệu. Hỏi:
- Em có những cảm nghĩ gì?Việc nhân dân ta tiến hành giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm đã thể hiện điều gì? ?(Dành HS trên chuẩn)
- Nhận xét và kết luận: Hàng năm cứ vào ngày 10/3 âm lịch cả nước lại đón ngày giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ tổ tiên và các vua Hùng đã có công dựng nước.
- Y/c mỗi nhóm chọn một câu chuyện về truyền thống, phong tục người VN để kể thi cùng các nhóm khác.
- Cử 5 hs làm giám khảo.
-Khi hs kể xong, hỏi:Tại sao nhóm em chọn câu chuyện này?
- Gọi hs kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình với cả lớp.
- Chúc mừng hs được sống trong gia đình có truyền thống tốt đẹp
- Em có tự hào với truyền thống đó không và làm gì để xứng đáng với truyền thống đó?
- Hãy đọc câu ca dao,tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- KL: mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- GD HS tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ.
- Nnhận xét tiết học-dặn dò chuẩn bị bài mới.
- Hiệp, Trinh trả lời
- Nghe
- Lắng nghe.
- Treo tranh ảnh, bài báo, sưu tầm đượclên.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
-thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng
- Lắng nghe.
- Nhóm thảo luận,chọn chuyện kể hay nhất trong nhóm để thi.
- Hs thực hiện.
- Trả lời.
-HS nối tiếp nhau nêu ( KK HS đạt chuẩn trả lời)
- HS trên chuẩn trả lời
- Lắng nghe
- HS đạt chuẩn đọc
- Nghe và ghi nhớ.
TUẦN 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
TIẾT: 5 TẬP ĐỌC
KÌ` DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 
- Hiểu nội dung bài: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4 của bài).
- GD HS bảo vệ rừng nâng cao trách nhiệm của HS với việc bảo vệ rừng.
-GDBVMT: Thông qua phần tìm hiểu bài: HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng-> yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG:
GV: Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc diễn cảm. Tranh SGK phóng to
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ
2.Bài mới
HĐ1.GTB
HĐ2. Luyện đọc
 Cá nhân 
HĐ3. Tìm hiểu bài
Cá nhân
HĐ4. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
3:Củng cố dặn dò
5’
37’
3’
- Gọi 3 hs đọc thuộc lòng bài thơ: tiếng đàn ba - la – lai – ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
- Treo tranh- GV giới thiệu - ghi đề bài.
- Gọi HS đọc toàn bài (Dành HS trên chuẩn)
- Gọi hs đọc tiếp nôí (2 lượt).
+ Lần 1: Kết hợp luyện đọc từ khó: loanh quanh, khổng lồ, miếu mạo, màu sặc sỡ rực lên. (gọi HS đạt chuẩn đọc)
+ Lần 2: kết hợp hướng dẫn ngắt, nghỉ các câu dài.
+ Lần 3: Kết hợp giải nghĩa từ: gọi hs đọc phần chú giải.
- Y/c hs luyện đọc theo cặp.
- TC các cặp thi đọc (gọi HS đạt chuẩn)
- GV đọc mẫu.(chú ý cách đọc)
- Yêu cầu hs đọc thầm,trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: những cây nấm.(HS đạt chuẩn)
+ Câu 2: Những muông thú trong rừng.(HS đạt chẩun).
+ Câu 3, 4 (HS trên chuẩn)
- Kết luận: giảng từ vàng rợi: là màu vàng ngời sang,rực rỡ. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi là do sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong 1 không gian rộng lớn.
+ Hãy nêu suy nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
+Rừng có tác dụng gì với con người? Em làm gì để bảo vệ rừng?
KL: Rừng rất rất đẹp và có vai trò to lớn đối với cuộc sống của con người nên cần được chăm sóc và bảo vệ.
- Nêu nội dung bài?( Dành HS trên chuẩn)
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn HD đọc diễn cảm.
- Đọc mẫu. GV HD thêm cách đọc nhấn giọng
- Y/c hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét ghi điểm hs.
- Tác giả đã dùng những giác quan nào để tả vẻ đẹp của rừng ?
- Nhận xét tiết học.
- Phúc, Trâm , Quyên
- Lắng nghe
- Quan sát-ghi đề.
- 1 HS đọc bài.
- HS đạt chuẩn đọc.
- 2 - 3 HS đạt chuẩn đọc 
- Luyện đọc theo cặp.
- HS 2 nhóm thực hiện.
- Cùng đọc thầm, trao đổi trả lời từng câu hỏi
- HS khá điều khiển cả lớp tìm hiểu bài theo câu hỏi
- Lắng nghe.
- HS trên chuẩn trả lời 
-HS nối tiếp nhau trả lời – KK HS đạt chuẩn
- Chú ý
- HS trả lời
- Quan sát
- Lắng nghe
- HS luyện đọc trong nhóm
- 3 - 5 hs thi đọc-theo dõi để bình chọn bạn đọc hay
- Trả lời - bổ sung.
- Tiếp nối nêu
- Lắng nghe
TUẦN: 8 Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
TIẾT: 2 
TOÁN
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
- HS biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. Đối với HS trên chuẩn: làm thêm bài 3
- Vận dụng kiến thức để thực hiện các bài toán.
- Rèn HS tính cẩn thận khi thực hiện các phép toán.
II. Chuẩn bị: - GV: bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 3
 - HS: Bảng con, thẻ
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ
2. Bài mới
HĐ1.GTB
HĐ2.Đặc điểm của STP khi thêm hoặc bớt chữ số 0 tận cùng ở phần thập phân 
3. Luyện tập
Bài 1
Bảng con
Trò chơi: Thi tài
Bài 2
Vở
Cá nhân
Bài 3 
N4
3: Củng cố dặn dò
5
37’
3’
- Gọi 2 hs : Đổi đơn vị đo
- Nhận xét-ghi điểm.
- Giới thiệu - ghi đề bài.
* Nêu đề toán: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 9dm=cm; 9dm=m; 90cm=m
- Nhận xét ý kiến và kết luận:
0,9m = 0,90m => 0.9 = 0.90
- Nếu viết thêm chữ số 0 bên phải phần thập phân của một số thập thì giá trị .thế nào?
- KL: Nếu viết thêm chữ số 0 bên phải phần thập phân của một số thập thì được một số TP mới bằng số đã cho.
- Tương tự HD hs tự giải quyết cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra:
0,9 = 0,90; 0.90 =0 ,900.
0,90 = 0,9 0,900 = 0,90.
- Y/c hs tự nêu được các nhận xét như trong bài học.
- KL: Nếu bỏ đi chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập thì được một số TP mới bằng số đã cho.
- Y/c hs mở sgk và đọc lại các nhận xét.
* Y/c hs đọc bài 1:Bỏ các chữ số 0 (Dành HS đạt chuẩn)
- Y/c hs thi làm bài nhanh vào bảng con
- Chữa bài, sau đó hỏi: Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần TP thì giá trị của số TPcó thay đổi không?
* Viết thêm các chữ số 0 vào bên(Dành HS đạt chuẩn)
- Gọi hs khá giỏi làm mẫu 1 bài, giải thích cách làm
-Yêu cầu HS làm vở
- Chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết thêm 1 chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần TP của 1 số TP thì giá trị của số đó có thay đổi không?
* Khi viết số thập phân 0,100.Giải thích cách làm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- Gọi đại diện trình bày. YC giải thích.
- Chữa bài -ghi điểm.
* Trắc nghiệm: hãy chọn ý đúng
- Tổng kết tiết học
-Hiệp, Như lên bảng. Lớp làm bảng con -nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nghe
- HS đạt chuẩn trả lời.
-HS trên chuẩn
- Lắng nghe.
- Quan sát và nêu số mình tìm được trước lớp, theo dõi và nhận xét.
- Nêu nhận xét
- Lắng nghe.
- Đọc thuộc tại lớp.
- HS yếu đọc yêu cầu
- - 5HS nhanh nhất được trình bày kết quả trước lớp
- Trả lời.(HS đạt chuẩn )
- HS yếu đọc đề
- HS giải thích cách làm, 
-1hs làm bảng, 
- Trả lời
- HS yếu đọc
- Thảo luận trong nhóm 
- HS các nhóm trình bày 
- HS giơ thẻ
- Lắng nghe
TUẦN: 8 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
TIẾT : 3 
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách phòng tránh được bệnh viêm A.
- Nêu đ ược tác nhân gây bệnh,con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Hiêủ được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A và biết được các cách phòng bệnh viêm gan A.
- DG: HS Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động mọi người cùng tích cực thực hiện..
II. Chuẩn bị - Bảng phụ
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
HĐ1.Bài cũ
HĐ 2. Bài mới
1.GTB
2. Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền 
Nhóm 4
3.Cách đề phòng bệnh viêm gan A Cá nhân
HĐ 3: Củng cố
 dặn dò 
3'
27’
5'
- Gọi 2 hs kt bài ở tiết trước.
- Nhận xét-ghi điểm.
- Giới thiệu - ghi đề bài.
* Y/C hs đọc thông tin trong SGk quan sát hình 1.
- Gv chia nhóm, đưa nội dung thảo luận: 
+ Nêu tác nhân gây bệnh viêm gan A?
+ Con đường lây truyền bệnh viêm gan A?
+ Chịu trứng của bệnh?
+ Làm gì để biết mình có bị bệnh viêm A?
- Đưa bảng phụ cho HS ghi kết quả thảo luận
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
(Gọi HS yếu trình bày 1- 2 câu)
- Kết luận : Bệnh viên gan A là do vi rút gây ra, bệnh lây qua đường tiêu hóa, chịu trứng đau vùng bụng bên phảiđi xét nghiệm máu để xá định coa bị nhiễm bệnh.
- Gọi HS đọc thông tin và quan sát hình SGK trang 33. GV đặt câu hỏi:
+ Bệnh viêm gan A nguy hiểm
+ Người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì? 
+ Theo em, người bị bệnh cần làm gì?
+ Hiện nay đã có thuốc đặc trị chưa?
- Y/c hs đọc mục cần biết và kết luận các cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- KL: Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏngcần giữ vệ sinh cá nhân, VS môi trường để phòng bệnh.
- GV đưa ra tình huống: Chiều em đi đón cu Tí ở trường về. Trời mùa hè rất nắng về đến nhà cu Tí đòi ăn ngay hoa quả mẹ vừa mua em sẽ nói gì với cu Tí?
- Gọi HS trả lời
- Hãy nêu những việc làm để phòng tránh bệnh viêm gan A?
- GD HS bảo vệ môi trường ...  tả
Bài 2
3 dãy 
Trò chơi: Ai đúng nhất
Bài 3
Cá nhân
 Vở
3 Củng cố dặn dò
Bài 4
Ai nhanh hơn
5 '
37’
3'
- Gọi hs lên bảng viết các câu thành ngữ,tục ngữ: Sớm thăm tối viếng; Ở hiền gặp lành.
Liệu cơm gắp mắm. 
- Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng chứa iê?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu trực tiếp - ghi đề bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
- Hỏi: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
- YC HS luyện viết từ khó: ẩm lạnh, rào rào, con vượn, gọn ghẽ, len lách, rừng khộp. (Gọi HS đạt chuẩn)
- YC HS đọc và phân tích cấu tạo của tiếng khó(Dành HS đạt chuẩn)
- HD HS cách trình bày, trong bài những chữ nào phải viết hoa? Nhắc tư thế ngồi viết, cầm bút
- Đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm bài - nhận xét- thống kê số lỗi
* Gọi HS đọc y/c: Tìm trong đoạn tả cảnh tiếng có chứa yê hoặc ya:
- YC HS ghi nhanh những tiếng có chứa yê, ya vào bảng con
- Y/C hs đọc các tiếng tìm được (KK HS đạt chuẩn)
- GV hỏi: em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng
* Tìm tiếng có vần uyên thích hợp
- YC HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- Nhận xét câu trả lời đúng.
- YC HS đọc thuộc lòng các dòng thơ.
* Gọi hs đọc bài tập 4
- Y/c hs q/s tranh : thi nhau gọi tên từng loài chim trong tranh
- Gọi hs phát biểu và nêu hiểu biết về từng loài chim trong tranh.
* GD HS ý thức rèn chữ - giữ vở.
-Nhận xét tiết học 
- Hoa, Hoàng viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
- HS đạt chuẩn trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- HS đạt chuẩn trả lời
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con
- HS tiếp nối đọc và phân tích
- Lắng nghe thực hiện.
- HS viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- Lắng nghe
- 1 hs đạt chuẩn đọc.
- 5HS nhanh nhất được trưng bày kết quả trước lớp
- HS tiếp nối nêu các tiếng.
- HS trên chuẩn trả lời.
- Lắng nghe.
- HS đạt chuẩn đọc YC
-1HS đạt chuẩn làm bảng phụ
- Lắng nghe
- HS trên chuẩn thi đọc thuộc
- HS đạt chuẩn đọc YC bài
- QS hình : trả lời nhanh
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
TUẦN: 8	 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
TIẾT: 1	 
TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- Biết viết số đo dưới dạng số thập phân, trường hợp đơn giản.
- Ôn về bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng. 
- Luyện cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn kỹ năng viết các số đo độ dài dưới dạng STP nhanh và đúng.
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng phụ viết sẵn bảng đơn vị đo độ dài nhưng để trống tên các đơn vị, phiếu bài tập
HS: Bảng con
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ
2.Bài mới
HĐ1.GTB
HĐ2. HD HS viết các số đo độ dài dưới dạng số TP 
HĐ3. Luyện tậpBài 1
Bảng con 
Bài 2
Vở
Bài 3
Phiếu
 3: Củng cố dặn dò
5'
37’
3'
- Gọi 2 hs : Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Nhận xét – ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Treo bảng đơn vị đo độ dài và y/c hs nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Gọi 1hs viết các đơn vị đo vào bảng.
- Y/c hs nêu mối quan hệ giữa m và dam m và dm (gv viết vào bảng) (KK HS đạt chuẩn nêu)
- Y/cầu hs nêu tiếp các đơn vị còn lại.
- Hỏi hs về quan hệ gấp kém giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau
- Gv nêu bài toán: viết số TP thích hợp vào chỗ trống: 6m4dm=m 
- Gọi hs phát biểu cách làm (Dành HS trên chuẩn)
- Nhận xét ý kiến HD HS làm bảng con.
- TC cho hs làm VD2 tương tự.
- Kết luận cách viết các số đo độ dài dưới dạng STP.
* Viết số TP thích hợp
- YC HS làm mẫu câu a (Dành HS trên chuẩn)
-Gọi HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con. (gọi HS đạt chuẩn làm bảng lớp 2 câu b,c)
- Tc nhận xét, YC HS giải thích cách làm.
* Viết các số đo sau dưới dạng STP. 
- Gọi 1hs khá và y/c: Hãy nêu cách viết 3m 4dm dưới dạng số TP có đ/vị là m.
- YCHS thảo luận nhóm 2, sau đó y/c hs làm bài vào vở 
- Chấm bài, nhận xét.
* Y/c hs đọc bài: Viết số TP.chỗ chấm.
- GV phát phiếu, cho HS làm phiếu 
(HS yếu thực hiện 2 câu)
* Viết số đo độ dài sau thành STP có đơn vị đo độ dài tùy ý : 6dm7cm=..
- Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. 
- Huy, Vũ, lớp làm bảng con
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đạt chuẩn kể tên các đơn vị trong bảng đo độ dài.
- HS trên chuẩn lên hoàn thành 
- HS nêu mối quan hệ
- 1hs viết
- HS trên chuẩn nêu-nhận xét.
-Chú ý
- HS trên chuẩn trả lời.
- Lắng nghe.
- HS trên chuẩn nêu
- Hs đạt chuẩn đọc đề
-HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS trên chuẩn giải thích cách làm.
- HS đạt chuẩn đọc đề bài.
- HS làm mẫu
- HS đạt chuẩn làm trên bảng
- Nghe
- 2 hs đọc bài
- HS làm phiếu
- HS thực hiện nhanh vào bảng con
- Nghe
TUẦN: 8 Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
TIẾT: 3 
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU
- Biết nguyên nhân và các phòng trừ bệnh HIV/AIDS.
- Giải thích được một cách đơn giản các khái niệm HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu đ ược các con đường lây nhiễm và cách phòng tránh nhiễm HIV 
- Hiêủ được sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS.
- GD HS luôn có ý thức tuyên truyền vận động mọi người cùng phòng tránh nhiễm HIV.
II.Chuẩn bị
GV: Thông tin về căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS.
HS: Sưu tầm trnh ảnh tài liệu về HIV/ AIDS
ND - HTTC
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
HĐ1.Bài cũ
HĐ2.Bài mới
1.GTB
2. Trao đổi những điều biết về bệnh HIV/AIDS
(nhóm 4)
3. Tìm hiểu HIV/AIDS là gì? đường lây truyền bệnh HIV/AIDS 
Cả lớp
4. Cách phòng tránh HIV/AIDS thông qua cuôc thi tuyêntruyền
(cả lớp)
HĐ 3: Củng cố dặn dò
3'
27’
5’
- Gọi 2 hs kt bài ở tiết trước. 
+ Nêu tác nhân gây bệnh viêm gan A ?
+ Con đường lây truyền bệnh viêm gan A?
- Nhận xét-ghi điểm.
- Giới thiệu-ghi đề bài.
- Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu tài liệu tranh ảnh về người nhiễm HIV/AIDS.
- Gv đưa nội dung thảo luận: Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn
- Chia hs thành các nhóm,y/c thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Sau đó viết vào tờ giấy làm 
- Gọi HS các nhóm báo cáo.
- Nhận xét - khen hs tích cức sưu tầm, tím hịểu về căn bệnh này.
- Gọi HS đọc nội dung trang 34
- Cho HS thảo luận nhóm 2 chọn câu trả lời tương ứng câu hỏi.
- Y/c hs hỏi đáp về HIV.Y/c hs khá điều khiển các bạn thảo luận. GV làm trọng tài cho hs.
- Kết luận: HIV là 1 loại vi rút xâm nhập vào cơ thể làm giảm sức đề kháng con người. AIDS là GĐ cuối của quá trình nhiễm HIV, có 3 con đường lây truyền (máu, tình dục, từ mẹ sang con)
- Cho hs q/s hình minh hoạ và đọc các thông tin
- Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS ?
- Nhận xét và khen những hs có kiến thức.
- KL: phòng tránh bệnh: không dùng chung kim tiêm, không tiêm chích ma túy, không dùng các dụng cụ có dính máu
- Y/c hs lựa chọn hình thức tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS
- Tổ chức cho hs thi tuyên truyền. 
- Tổng kết cuộc thi, khen ngợi từng nhóm..
- GV chia sẽ thông tin thêm cho HS về căn bệnh thế kỉ
- Nhận xét tiết học và dặn hs về nhà chuẩn bị tiết sau
- Kỷ, Triều lần lượt trả lời
- Lắng nghe.
- Nghe
- HS báo cáo
- HS đọc nội dung thảo luận
- Hoạt động theo nhóm.
Ghi kết quả vào giấy
- Các nhóm báo cáo
- Lắng nghe
- HS thực hiện.
- 2 HS đọc nội dung
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trả lời.
- Lắng nghe 
- Cả lớp nghe sau đó trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, tìm nội dung và cách tuyên truyền - Thi tuyên truyền 
(bằng lời)
- Lắng nghe
- Lắng nghe
TUẦN: 8 Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
TIẾT: 2 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI)
I. Mục tiêu - Nhận biết và nêu được 2 kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp(BT1). 
- Phân biệt được 2 cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (BT2).
- Thực hành viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em(BT3).
- Rèn kỹ năng viết văn. GD HS yêu quý cảnh đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị: VBT
 ND - HTTC
TG
 HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1.Bài cũ
2.Bài mới
HĐ1.GTB
HĐ2. Luyện tập Bài1
Nhóm 2
Miệng
Bài 2
Nhóm 4
Bảng phụ
Bài 3
Cá nhân
Vở 
 3.Củng cố dặn dò
5'
42’
3’
- Gọi 3 hs đọc đoạn văn ở phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em tiết trước.
- Nhận xét - ghi điểm.
- Giới thiệu trực tiếp - ghi đề.
* Dưới đây là 2 cách mở bài của bài văn “tả con đường quen thuộc tù nhà em đến trường”
- Thế nào là cách mở bài trực tiếp, gián tiếp?
- Y/c hs thảo luận, trả lời câu hỏi của bài:
+ Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Vì sao em biết điều đó? (Dành HS trên chuẩn)
+ Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?(Dành HS đạt chuẩn)
+ Nêu cách viết mỗi kiểu đó? (Dành HS trên chuẩn)
- Gọi hs trình bày. Y/c hs khác bổ sung cho bạn.
- KL: mở bài trực tiếp tức là kể ngay vào việc hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả, gián tiếp tức là nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc đối tượng định tả. (đoạn a trực tiếp. đoạn b gián tiếp). 
* Dưới đây là 2 cách kết bài của bài văn “tả con đường quen thuộc tù nhà em đến trường”
- Thế nào là cách kết bài mở rộng và không mở rộng?
- Y/c hs thảo luận trong nhóm phát bảng phụ cho nhóm
- Thảo luận tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 cách KB
- Y/c nhóm làm dán bài lên bảng
- Cùng hs nhận xét - sửa chữa, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng:
*Giống nhau : đều nói lên tình cảm yêu quý gắn bó mật thiết của tác giả với con đường.
*Khác nhau: đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên không mở rộng khẳng định con đường là người bạn quý,.
Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: vừa nói về t/ c yêu quý con đường của bạn hs ,vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh.
- Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?
* Viết một đoạn mở bài.
- Y/c hs làm bài, (HS đạt chuẩn chỉ viết mở bài hoặc kết bài)
- YC 1 hs làm bài vào bảng phụ dán bài lên bảng, đọc bài.
Gọi 3 hs đứng tại chỗ đọc mở bài của mình.(KK HS đạt chuẩn)
* Nêu các cách mở bài và kết bài trong bài văn tả cảnh?
- GD HS yêu quý quê hương, rèn kỹ năng quan sát.
- Tổng kết tiết học và chuẩn bị bài sau
- Phúc, Vũ đọc
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- 2 HS đạt chuẩn đọc đề
HS trên chuẩn trả lời.
- HS thảo luận
 nhóm 2 
- Đại diện trả lời
- Lắng nghe
- HS đạt chuẩn đọc
- HS trên chuẩn 
- HS thảo luận làm bảng phụ
- Đại diện trình bày.
-HS nhận xét
- Lắng nghe
-HS đạt chuẩn nêu
-HS đạt chuẩn đọc đề
- Lớp làm vào vở.
- hs dán bài lên bảng
- 3 hs đọc bài 
- HS tiếp nối trả lời
- Lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc