Giáo án Đạo đức - Tiết 14: Tôn trọng phụ nữ

Giáo án Đạo đức - Tiết 14: Tôn trọng phụ nữ

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này HS biết:

- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ .

- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.

- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.

- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Nam .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức - Tiết 14: Tôn trọng phụ nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAÏO DÖÙC
Tieát 14: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết: 01 )
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ .
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát nói về người phụ nữ Việt Nam .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:Kính giaø , yeâu treû
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: tìm hiểu thông tin(trang 22 SGK) 
Mục tiêu: Giúp HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. 
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung bức ảnh trong SGK. 
- GV yêu cầu các nhóm HS lên trình bày.
- GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “mẹ địu con đi làm nương” đều là nhữngngười phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK: Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già, yêu trẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS làm việc theo nhóm, quan sát và chuẩn bị nội dung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp thảo luận và trả lời.
- 1 HS đọc
Hoat động 2: làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu: giúp HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và gái. 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự làm bài tập 1, SGK. 
- GV mời vài HS lên trình bày ý kiến
- GV kết luận: 
 + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là khi lên xe, luôn nhường các bạn nữ lên trước, chúc mừng các bạn nữ nhân ngày quốc tế phụ nữ.
 + Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể, không thích ngồi cạnh các bạn nữ. 
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HSKG trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hoat động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
Mục tiêu: giúp HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó
Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến:
 a. Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
 b. Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
 c. Nữ giới phải phục tùng nam giới.
 d. Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
 đ. Chỉ nên cho con trai đi học, con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình. 
- GV mời 1 số HS giải thích lý do.
- GV kết luận:
 + Tán thành với các ý kiến a, d.
 + Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì thiếu sự tôn trọng phụ nữ .
- HS lắng nghe
- HS cả lớp bày tỏ thái độ theo qui ước.
- HS cả lớp lắng nghe và bổ sung
- HS nêu theo ý các em hiểu
2. Củng cố –dặn dò:
- Giáo dục HS theo ND bài
- HS lắng nghe
- GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị giới thiệu 1 người phụ nữ mà em kính trọng, sưu tầm các bài hát, thơ ca ngợi người phụ nữ .
RUÙT KINH NGHIEÄM:

Tài liệu đính kèm:

  • docĐ Đ 14.doc