I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS biết:
- Biết thế nào có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sủa lỗi.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
- GD HS có ý thức về việc làm của mình, thực hiện theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 vài mẫu truyện về người có trách nhiệm.
- Bài tập 1 được viết sẵn lên trên giấy khổ lớn.
- Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
ĐẠO ĐỨC: TIẾT 3:CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết: 01) I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS biết: - Biết thế nào có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sủa lỗi. - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. - GD HS có ý thức về việc làm của mình, thực hiện theo Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 1 vài mẫu truyện về người có trách nhiệm. - Bài tập 1 được viết sẵn lên trên giấy khổ lớn. - Thẻ màu để dùng cho hoạt động 3, tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:Em là HSS lớp 5. - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức Mục tiêu: Giúp HS thấy rõ được diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích đưa ra quyết định đúng. Cách tiến hành: - 2 HS lên bảng trả lời. - GV cho HS cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. - GV gọi 2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý: + Đức đã gây ra chuyện gì? + Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào? + Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao? - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp - GV kết luận: Các em đã đưa ra giúp Đức 1 số cách giải quyết vừa có lĩ, vừa có tình. Qua đó chúng ta rút ra được 1 điều là mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. - HS đọc thầm và suy nghĩ. - 2 HSKG đọc - HS cả lớp thảo luận. - 3 HS trả lời. Hoat động 2: Làm bài tập 1, SGK. Mục tiêu: giúp HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài 1, SGK: những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? a. Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận. b. Đã nhận làm việc gì thì phải làm đến nơi đến chốn. c. Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ. d. Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi. đ. Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác e. Chỉ hứa nhưng không làm. g. Không làm theo những việc xấu. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo các nhóm nhỏ . - GV yêu cầu HS trình bày ý kiến trước lớp. - GV kết luận: Các điểm a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. - HS nhắc lại yêu cầu - HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng thảo luận - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác bổ sung. Hoat động 3: Bày tỏ thái độ(bài tập 2 SGK) . Mục tiêu: giúp HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập 2. - GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ - GV yêu cầu 4 HS giải thích tại sao tán thành hoặc phản đối. - Kết luận: tán thành các ý kiến a, đ; không tán thành ý kiến b, c, d - HS lắng nghe - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ(theo qui ước) - 4 HS giải thích. 2. Củng cố –dặn dò: - GV dặn HS về nhà học thuộc bài cũ và sưu tầm bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em. - HS trả lời Rút kinh nghiệm: ------*******------
Tài liệu đính kèm: