Môn: Đạo đức
Bài: Kính già yêu trẻ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Học sinh khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: Trang phục cho hs thực hành đóng vài.
- Dụng cụ học tập: SGK.
Môn: Đạo đức Bài: Kính già yêu trẻ (tiết 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. - Học sinh khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. II. Chuẩn bị: - ĐDDH: Trang phục cho hs thực hành đóng vài.. - Dụng cụ học tập: SGK. III. Các hoạt động dạy – học: Các bước Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định: 2. KT bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động 2: Hoạt động 3: 4. Củng cố: 5. Dặn dò: - Kiểm tra sĩ số HS. - Gọi HS đọc ghi nhớ (tiết 1). + Tôn trọng người già, nhường nhịn em nhỏ là biểu hiện gì? - Nhận xét tuyên dương. - Giới thiệu bài trực tiếp. Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống: Bài tập 2: - Tổ chức đóng vai. - Bao quát lớp, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng, chưa làm được. - Kết luận: + Tình huống a): Em nên dừng lại, dỡ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ. + Tình huống b): Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lền lượt thay phiên nhau chơi. + Tình huống c): Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già, nếu không biết em trả lời cụ một cách lễ phép. Giúp HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ: - Tổ chức thảo luận nhóm. - Giao nhiệm vụ: Yêu cầu các nhóm đọc bài tập 3 và bài tập 4 SGK thảo luận theo nội dung câu hỏi. - Kết luận: + Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 01/10 hàng năm. + ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06. + Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi. + Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Sao Nhi đồng. Tìm hiểu về truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta: - Tổ chức thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm tìm các phong tục, tập quán yêu già, kính trẻ của dân tộc ta. - Nhận xét, kết luận chung. - Giáo dục, liên hệ thực tiễn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - Báo cáo sĩ số. - HS 1: - HS 2: - Lớp nhận xét. - Lắng nghe. - 01 HS đọc yêu cầu bài tập. - Mỗi nhóm 5 HS và nhóm trưởng phân công các thành viên xử lý , đóng vai một tình huống trong bài tập 2. - Các nhóm tiến hành thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai. - Đại diện nhóm lên thể hiện xử lý tình huống trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 5 HS. - Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung bài tập 3 và 4. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 5 HS. - Các nhóm tìm các phong tục. tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: