Giáo án dạy bài tuần 21 Lớp 5

Giáo án dạy bài tuần 21 Lớp 5

Tập đọc

 Tiết 41: trí dũng song toàn

 (Theo Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Trung Lưu)

I/Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Đọc: - Đọc đúng tiếng, từ, câu( lưu ý đọc đúng các từ khó: thảm thiết, thoát nạn, yết kiến, thuở trước, linh cữu); ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (HS yếu)

 - Đọc đúng câu, đoạn văn ngắn; ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu ( HS TB)

 -Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật Giang Văn Minh, Vua Minh, đại thần nhà Minh, vua lê Thần Tông( HS khá, giỏi)

2. Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, và các từ được chú giải /Sgk

 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk-25

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1240Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy bài tuần 21 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
	Tiết 41: 	trí dũng song toàn
 (Theo Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh, Trung Lưu)
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Đọc: - Đọc đúng tiếng, từ, câu( lưu ý đọc đúng các từ khó: thảm thiết, thoát nạn, yết kiến, thuở trước, linh cữu); ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (HS yếu)
 - Đọc đúng câu, đoạn văn ngắn; ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu ( HS TB)
 -Đọc lưu loát diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật Giang Văn Minh, Vua Minh, đại thần nhà Minh, vua lê Thần Tông( HS khá, giỏi)
2. Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, và các từ được chú giải /Sgk
 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk-25
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
B/ Bài mới: - Giới thiệu sơ lược về danh nhân Giang Văn Minh trí dũng song toàn của nước ta cách đây khoảng 400 năm
1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: - Chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu ... " hỏi cho ra lẽ"
+ Đoạn 2: Tiếp đến: " Liễu Thăng"
+ Đoạn 3: Tiếp đến: "ám hại ông" 
+ Đoạn 4: Còn lại 
- Nêu yêu cầu về giọng đọc thể hiện tâm trạng nhân vật; chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại
b/ Tìm hiểu bài: Câu hỏi /Sgk- 26
+Đ1: Phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh
+Đ2: Nêu câu hỏi 2
+Đ3: Nêu câu hỏi 3
+Đ4: (HS giỏi) Lưu ý: Ông là người mưu trí, bất khuất, dũng cảm, đầy lòng tự hào dân tộc,...
2/ Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn đọc phân vai; phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách nhân vật 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm cho các nhóm HS
C/ Củng cố- Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện đọc
- Đọc trước bài: Tiếng rao đêm
- 3 HS đọc bài, TL 3 câu hỏi tìm hiểu bài
- Xem tranh minh hoạ bài đọc Sgk/25, nói về nội dung tranh: sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( 2 lượt)
- Chú ý đọc đúng các từ khó: thảm thiết, thoát nạn, yết kiến, thuở trước, linh cữu
- Nêu nghĩa các từ: tiếp kiến, hạ chỉ, than, cống nạp, và các từ được chú giải /Sgk
- Luyện đọc theo cặp, đọc phân vai
- Dựa vào bài đọc/Sgk, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của GV
- Nêu ý nghĩa của bài
- Mỗi nhóm 5 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông)
- Thi đua đọc diễn cảm đoạn, bài
- Nhắc lại ý nghĩa bài
Toán
 Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông
- Hoàn thành các bài tập tại lớp
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ nhóm - Hình vẽ như VD/ Sgk- 103
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: GT biểu đồ hình quạt
B/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Giới thiệu cách tính: 
- Nêu ví dụ/ Sgk cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn hình thành quy trình tính:
+ Nêu vấn đề: Làm thế nào để tính diện tích hình vẽ trên?
- Thống nhất quy trình tính 
- Nhận xét, đánh giá kết quả tính 
2/ Thực hành: - Các bài tập 1; 2/Sgk- 104
Bài 1: Lưu ý cách làm: chia hình đã cho thành 2 hình chữ nhật,...
Bài 2: chia khu đất thành 3 hình chữ nhật
- Gợi ý cách làm khác:
+HCN có các kích thước là 141m và 80 m bao phủ khu đất.
+Khu đất đã cho chính là HCN bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ nhật nhỏ ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.
+Diện tích của khu đất bằng diện tích của hình chữ nhật bao phủ, trữ đi diện tích của 2 hình chữ nhật nhỏ với các kích thước là 50m và 40,5m.
- Theo dõi, chấm chữa bài
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về tính diện tích(tt)
- Sửa các bài trong VBT/ nêu miệng từng bài 
- Theo dõi VD; trao đổi với bạn cùng bàn về cách tính - Nêu lại quy trình tính rồi tính/ Sgk
+Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành 2 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
+Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: Hình vuông có cạnh là 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
+Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất
- Thực hành giải BT/ ví dụ
Bài 1: Làm vào vở, chữa bài trên bảng
 Kết quả: 66,5 m2
Bài 2: Nhận xét các cách làm, nhóm đôi
- Giải vào vở, 2 HS làm trên bảng nhóm, đính bài trên bảng, nhận xét
 Kết quả: 7230 m2
- Nhắc lại cách tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông
Đạo đức
	Tiết 21:	ủy ban nhân dân xã (phường) em
I/Mục tiêu: Giúp học sinh	
- Biết tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường) và lí do vì sao cần phải phải tôn trọng UBNDxã ( phường)
- Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức.
II/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: 
- ảnh trong Sgk phóng to
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ: Em yêu quê hương
- Kiểm tra 3 HS
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
* HĐ 1: Tìm hiểu truyện Đến ủy ban nhân dân phường- Nhằm giúp HS biết một số công việc của UBND xã( phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBNDxã (phường)
- Hướng dẫn các nhóm thảo luận và trình bày và kết luận
* HĐ 2: Bày tỏ thái độ- BT2/Sgk, Giúp HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND phường
-GV giao nhiệm vụ cho HS.
-GV kết luận:
- Lần lượt nêu các ý kiến và hướng dẫn HS giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ
- Yêu cầu giải thích lí do: Tánthành/Không tán thành các ý
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhắc HS tìm hiểu về UBNDphường tại nơi mình ở 
- Chuẩn bị bài: UBND phường em (tt)
- Nêu lại phần bài học của bài 
- Đọc truyện/ Sgk, thảo luận nhóm đôi:
H: Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
H: UBND phường làm những công việc gì?
H: UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND? ( làm các việc: b, c, d, đ, e, h,i.)
- Nhắc lại kết luận: 
UBND xã( Phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng tôn trọng và giúp đỡ ủy ban hoàn thành công việc.
- Xem ảnh trong Sgk phóng to
- 2 HS đọc phần ghi nhớ / Sgk.
- HS làm việc cá nhân.
- GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến: Tán thành các ý b, c và không tán thành ý a
- Phân tích, đánh giá ý kiến
Toán
	Tiết 102:	luyện tập về tính diện tích (tt)
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang
- Vận dụng thành thạo quy tắc và công thức đã học vào tính diện tích 
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ cá nhân, nhóm 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: luyện tập về tính diện tích 
B/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/Giới thiệu cách tính: 
- Nêu VD/Sgk 
- Yêu cầu HS tự tìm tòi cách tính, nhận xét quy trình tính
- Thống nhất kết quả:
Hình
Diện tích
Hình thang ABCD
Hình tam giác ADE
Hình ABCDE
935 + 742,5 = 1677,5(m2)
2/ Hướng dẫn thực hành..
- Các bài tập 1; 2; 3; /Sgk-100.
Bài 1: Lưu ý chia thành1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác, tính diện tích của chúng,từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất
Bài 2: Hướng dẫn HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn 
- Thu chấm một số bài 
C/ Củng cố - Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Sửa bài 1, 2/VBT
- Xét VD, nhóm đôi trao đổi rồi trình bày trước lớp/ Sgk. Nêu quy trình tính:
+ Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và một hình thang.
+ Thu thập số liệu như bảng đã cho 
+ Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
- HS tính diện tích của các hình
Bài 1: Làm vào vở, sửa bài trên bảng 
Chia mảnh đất thành hình chữ nhật AEGD,hình tam giác BAE và BGC
Diện tích hình chữ nhật AEGD là:
 84 x 63 = 5292(m2)
Diện tích hình tam giácBAE là: 
 84 x 28 :2 = 1176(m2)
Độ dài cạnh BG là: 
 28 + 63 = 91(m)
Diện tích hình tam giác BGC là:
 91 x 30 : 2 = 1365(m2)
 Diện tích mảnh đất là: 
 5295 + 1176 + 1365 = 7833 (m2)
 ĐS: 7833(m2)
Bài 2: Làm vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng
 Đáp số: 1835,06 m2
- Nhắc lại quy trình tính vừa học
Lịch sử
	Tiết 21:	 Nước nhà bị chia cắt
I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ- Diệm
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
 - Bản đồ hành chính VN
- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ- Diệm tàn sát đồng bào miền Nam 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ: Ôn tập
- Kiểm tra 3 HS
B/ Bài mới: 
*/ HĐ1: GTB
- Nêu tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi
- Nêu mục tiêu bài học
*/ HĐ2: ND cua hiep dinh Gio-Ne-Vo
 - Giao việc cho các nhóm: Hãy nêu các điều khoản chính của hiệp định Giơ -ne- vơ
- Theo dõi HS trình bày, chốt kiến thức
- Treo bản đồ, HD xác định vĩ tuyến 17 ( sông Bến Hải)- Quảng Trị
*/ HĐ3:Vi sao nuoc nha bi chia cat thanh 2 mien Nam- Bac?
- Nêu vấn đề: Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao?
 Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ- ne -vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào?
- Nêu vấn đề: Trước tình hình đó, nhân dân ta phải làm gì?
- Gợi ý HS trả lời
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Liên hệ giáo dục: Tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc
- Chuẩn bị bài 22
- Trả lời câu hỏi: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?
- Đọc Sgk, nêu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
- Thảo luận theo 4 nhóm
- Trình bày, bổ sung và thống nhất kết quả
...chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 ( sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội ta sẽ tập kết ra Bắc, quân Pháp chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam VN. Đến tháng 7/ 1956, ta tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
- Trao đổi với bạn cùng bàn, giải quyết vấn đề
- Xem tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ- Diệm tàn sát đồng bào miền Nam
- Trả lời theo gợi ý:
+ Vì sao nhân dân ta chỉ còn c ... . Phân biệt được tiếng có âm đầu: r, d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã 
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ cá nhân, nhóm - VBT 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra VBT 
B/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn nghe- viết: 
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa, các từ dễ viết sai: triều đại, linh cữu, thiên cổ, ...
- Đọc cho HS viết baì.
2/ Hướng dẫn làm BT chính tả:
- Hướng dẫn làm các bài tập 2; 3/ VBT
- Theo dõi, chấm chữa bài
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng chính tả, chữ đẹp
- Dặn chuẩn bị bài chính tả tuần 22
- Nhận xét việc làm bài trong VBT tiết trước
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả, cả lớp theo dõi/Sgk
- Trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể về điều gì?
- Luyện viết từ khó trên bảng con, nêu rõ cách viết
- Viết bài; đổi vở soát lỗi
- Làm các bài tập 2; 3 vào VBT
BT2: - 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- HS phát âm lại chính xác các từ tìm được.
BT3: - Đọc lại bài thơ Dáng hình ngọn gió sau khi đã điền hoàn chỉnh
- Nói lên tính khôi hài của mẩu chuyện Sợ mèo không biết
Sinh hoạt lớp tuần 21
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 21
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 22. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 22	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 21
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
	- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Phung, Luy, Ngoc, Net, Phinh, Thuit, ....
	- Học tập tốt, thi đua rèn chữ viết có tiến bộ, tiêu biểu: Phung, Ngoc, Luy, Ty, Tenh,...
	- Tập thể lớp đoàn kết tốt, giúp bạn yếu tiến bộ
	- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
	- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả
 - Truc nhat lop sach, dung gio
* Khuyết điểm: 
	- Một số HS chưa tích cực chủ động trong giờ học 
	- Chữ viết cẩu thả 
	- Nghỉ học không xin phép
2/ Kế hoạch tuần 22- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm):
 Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 Giữ gìn và bảo quản sách vở cẩn thận.
 Tự giác học tập tốt, nâng cao chất lượng học tập. 
 Tham gia tốt phong trào hoạt động đội.
 Vệ sinh trường lớp sạch sẽ...
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
3/ Biện pháp:
 - Thường xuyên ra bài và kiểm tra hàng ngày để có biện pháp kèm cặp kịp thời.
 - Phân công HS khá kèm cặp HS yếu kém để nâng cao chất lượng.
 - Luôn khuyến khích và động viên kịp thời...
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Hát những bài hát Ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân
Âm nhạc 
	Tiết 21: 	học hát: bài tre ngà bên lăng bác
I. Mục tiêu:
-HS đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
-Hát đúng nhịp 3
 8
-Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
-GV: Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh về lăng Bác Hồ.
-HS: SGK, nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS lên bảng TĐN số 5.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C.Bài mới.
1/Phần mở đầu.
-GV giới thiệu về thủ đô Hà Nội, về Lăng Bác Hồ.
-GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, tác giả của bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác.
2/ Phần hoạt động.
 Học bài hát tre ngà bên Lăng Bác.
*Hoạt động1: Dạy hát.
-GV cho cả lớp nghe bài hát.
-GV dạy từng câu hát, cho HS hát theo.
*Hoạt động 2: Luyện tập.
- HD cho HS luyện tập 
- Cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Gọi 2 HS hát đơn ca.
- GV nhận xét tuyên dương.
3/ Phần kết thúc.
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, hiểu.
- HS nghe bài hát qua băng đĩa.
-HS đọc lời ca.
- HS khởi động giọng
- HS luyện hát tập thể, dãy bàn
-HS luyện tập theo lớp, tổ, nhóm, dãy bàn.
-HS hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- 2 HS hát đơn ca.
Mĩ thuật
Bài 21: 	Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự do
I. Mục tiêu:
- HS có khả năng quan sát. biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật, và tạo dáng theo ý thích.
- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận vẻ đẹp của hình khối
II. đồ dùng dạy học:
-GV: Sưu tầm một số tượng, đồ gốm; đồ mĩ nghệ, một số đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như: gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp; đất nặn và dụng cụ để nặn. 
-HS: SGK, sưu tầm đồ mĩ nghệ, đất nặn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
1/ Giới thiệu bài
2/ Hoạt động1: Quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu các hình minh họa ở SGK, đồ dùng dạy học để hS thấy được sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình 
- Nêu: Từ xa xưa các nghệ nhân đã sáng tạo ra nhiều loại tượng từ gỗ, đá, gốm, đất nung ví dụ: hình người, con vật và các đồ vật ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Ngày nay, cac nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sẩn phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và cho khách du lịch, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau như: Tượng gỗ, sơn mài, tượng đá; hình các con vật, mô hình chùa, tháp, nhà sàn bằng gốm, sứ, 
3/ Hoạt động2: Cách nặn
-GV: Hướng dẫn cách nặn, tạo dáng cho HS quan sát. Ví dụ:
+Nặn từng bộ phận rồi ghép, dích lại.
+Nặn từ một thoải đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết.
-GVcho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong SGK và phân tích để các em biết cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài.
4/ Hoạt động3: Thực hành: 
- Gợi ý, bổ sung cho từng HS, từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập.
5/ Hoạt động4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại:
 +Hình nặn (có đặc điểm gì?).
 +Tạo dáng (có sinh động không?)
- GVnhận xét bài học, tuyên dương các nhóm và cá nhân có bài đẹp.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát
-HS chọn hình định nặn (Người, con vật, cây, quả,)
-HS nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm.
- Các nhóm và cá nhân bày bài nặn lên bàn
Thể dục :
 Tiết 41: tung và bắt bóng - nhay dây- bật cao 
I. Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tương đối đúng.
- Tiếp tục làm quen động tác Bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
-Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Mỗi em một dây nhảy và đủ số bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
B. Phần cơ bản: 
1/ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người. 
- GV quan sát sửa sai, giúp đỡ HS tập luyện.
2/Ôn nhảy kiểu chân trước, chân sau.
3/Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ. 
- GV cho HS tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang.
- GV làm mẫu cách nhún lấy dà và bật nhảy.
- Cho HS bật nhảy một số lần bằng cả hai chân, khi rơi xuống làm động tác hoãn xung.
4/Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi, quy định chơi, sau đó chia lớp làm 4 dội đều nhau để thi đấu loại trực tiếp chọn đội vô địch. GV nhắc nhở HS đẩm bảo an toàn trong khi chơi.
3. Phần kết thúc:
-GV cùng HS hệ thống lại bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
-GV giao bài về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập, sau đó đứng quay mặt vào tâm và xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng: Tập tung và bắt bóng theo nhóm 3 người.
- Ôn nhảy kiểu chân trước, chân sau.
- HS tập theo đội hình 2- 4 hàng ngang.
- HS chơi: 4 dội thi đấu loại trực tiếp chọn đội vô địch
- HS chạy chậm thả lỏng hít thở sâu tích cực.
Thể dục :
 Tiết 42: nhaỷ dây- bật cao- trò chơi: trồng nụ, trồng hoa 
I. Mục tiêu:
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
-Làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Làm quen trò chơi “ Trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng cách.
II. Địa điểm, phương tiện:
-Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
B. Phần cơ bản: 
1/ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. 
- GV đi lại quan sát, sửa sai và nhắc nhở, giúp đỡ những em tập chưa đúng.
- Lần cuối cho các tổ thi đua với nhau một lần, GV biểu dương những tổ có nhiều đôi làm đúng.
2/Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
3/Làm quen nhảy bật cao.
- Cho HS tập theo đội hình 2-4 hàng ngang.
- GV làm mẫu và giảng giải cho HS hiểu.
- Cho HS bật thử một số lần bằng cả 2 chân.
- Khi rơi xuống nhắc HS phải thực hiện động tác hoan xung, để tránh chấn động.
4/Làm quen trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
 - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi.
- GV chia lớp thành các đội chơi đều nhau và cho nhảy thử một số lần, rồi chơi chính thức.
- GV theo dõi chung hướng dẫn HS chơi.
C. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
- HS đứng thành vòng tròn xoay các khớp cổ chân,cổ tay, khớp gối, sau đó thực hiện động tác chao dây rồi bật nhảy tại chỗ nhẹ nhàng.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”.
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
- HS ôn lại tung và bắt bóng bằng hai tay,sau đó tập trung bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Ôn nhảy kiểu chân trước, chân sau.
- HS tập theo đội hình 2-4 hàng ngang.
- HS bật thử một số lần bằng cả 2 chân.
- HS nhảy thử một số lần, rồi chơi chính thức.
- HS đứng tại chỗ thả lỏng tích cực, sau đó cui gập người, rung hai vai, hít thở sâu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc21.doc