Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14

Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14

I/ Mục đích , yêu cầu

- Ôn luyện các kiến thức tổng hợp dạng đề

- Rèn cho HS cách xác định kiến thức và kĩ năng trình bày bài .

II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu BDHSGTV4+5

III/ Hoạt động dạy học :

1/ GV nêu MĐYC của giờ học

2/ Hướng dẫn luyện tập :

GV lần lượt chép từng bài tập lên bảng – HS đọc và nêu y/c của bài tập và cách trình bày bài

- Gọi HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét – GV chữa bài

Bài 1: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:

a/ cam ngọt/chua

b/ đồng hồ chết/ chạy

c/ đường xa/gần

Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm sau : sẻ, ấp

a/ sẻ: - Con sẻ nhỏ rơi từ trên ổ xuống trông thật đáng thương.

 - Chúng ta hãy nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo .

b/ ấp : - Những chú chim non đang được mẹ ấp ủ.

 -Trong ấp , có người vẫn chưa nắm chắc về luật mới.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn luyện tổng hợp
I/ Mục đích , yêu cầu
- Ôn luyện các kiến thức tổng hợp dạng đề 
- Rèn cho HS cách xác định kiến thức và kĩ năng trình bày bài .
II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu BDHSGTV4+5
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập :
GV lần lượt chép từng bài tập lên bảng – HS đọc và nêu y/c của bài tập và cách trình bày bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét – GV chữa bài 
Bài 1: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa:
a/ cam ngọt/chua
b/ đồng hồ chết/ chạy
c/ đường xa/gần
Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm sau : sẻ, ấp
a/ sẻ: - Con sẻ nhỏ rơi từ trên ổ xuống trông thật đáng thương.
	- Chúng ta hãy nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo .
b/ ấp : - Những chú chim non đang được mẹ ấp ủ.
	-Trong ấp , có người vẫn chưa nắm chắc về luật mới. 
Bài 3 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về tình cảm của những người trong gia đình em . Trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá hoặc so sánh) và dấu ngoặc kép, dấu chấm than.
	Gạch dưới câu văn có sử dụng BPNT( nhân hoá hoặc so sánh)
- Gợi ý về các y/c của đề bài :
	+ H/ả so sánh : Vui như tết
	+ H/ả nhân hoá : Tiếng nói tiếng cười không bao giờ rời xa ngôi nhà
	+ Dấu ngoặc kép : Mẹ vẫn thường nói : “Anh thuận em hoà là nhà có phúc”
	+ Dấu chấm than :Em thật là sung sướng khi mình có một gia đình hạnh phúc!
Bài 4 :Tìm các danh từ, động từ, tính từ là từ ghép trong đoạn văn sau:
	Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre đầu làng, toả ánh vàng dịu mát xuống mặt đất. Cành cây, kẽ lá đẫm ánh trăng. Không gian thật yên tĩnh, tưởng như nghe rõ cả tiếng côn trùng rả rích.
Danh từ : mặt trăng, luỹ tre, mặt đất, cành cây, kẽ lá, không gian, côn trùng,
Tính từ: vành vạnh, từ từ, vàng dịu, yên tĩnh, rả rích 
 Động từ :nhô lên,
Bài 5 : Trong bài thơ Mẹ và quảcủa nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, có đoạn :
 Những mùa quả mẹ tôi hái được
 Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
 Những mùa quả lặn rồi lại mọc
 Như mặt trời, khi như mặt trăng
Em hãy nêu cảm nghĩ của em qua đoạn thơ trên?
* Gợi ý : Ca ngợi công ơn sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo đàn con khôn lớn của bao người mẹ trên đời. Những đứa con .đều đem lại ánh sáng rực rỡ là nguồn hạnh phúc, hi vọng của mẹ . Người mẹ sinh con đẻ cái chính là đem lại ánh sáng và nguồn sống cuộc đời.
Câu 6: Tập làm văn :
	Em hãy kể lại một kỷ niệm khó quên về tình bạn trong những năm tháng học trò.
 * Gợi ý : +Tình bạn trở nên thân thiết hơn qua việc giúp đỡ nhau 
	 + Tình bạn trở nên gắn bó hơn sau một lần giận dỗi
	 + Tình bạn trở nên thắm thiết hơn sau một lần cách xa
3/ Củng cố, dặn dò: 
HS hệ thống lại các dạng bài tập
GV dặn về nhà xem lại bài
Ôn luyện tổng hợp
I/ Mục đích , yêu cầu
- Tiếp tục ôn luyện các kiến thức tổng hợp dạng đề 
- Rèn cho HS cách xác định kiến thức và kĩ năng trình bày bài .
II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu BDHSGTV4+5
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập :
GV lần lượt chép từng bài tập lên bảng – HS đọc và nêu y/c của bài tập và cách trình bày bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài- Cả lớp nhận xét – GV chữa bài 
Bài 1 : Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với mỗi từ sau :hoà quyện, đổi mới
hoà quyện- hoà hợp- đan xen
hoà quyện/ tách rời/ rời rạc
đổi mới- thay đổi- tái sinh
đổi mới/ lạc hậu/ cổ hủ
Bài 2 : Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc , nghĩa chuyển đối với mỗi từ sau : ngọt, giá
a/ ngọt : 
Quả cam này rất ngọt. ( nghĩa gốc)
Mẹ em dỗ ngọt nhưng nó vẫn không nghe.( nghĩa chuyển)
b/ giá :
Bán cho tôi một cân giá đỗ.(nghĩa gốc)
Chiếc áo này giá bao nhiêu tiền.(nghĩa chuyển)
Bài 3 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về cuộc sống thanh bình ở làng quê em . Trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật ( nhân hoá hoặc so sánh) và câu ghép có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả .
	Gạch dưới câu văn có sử dụng BPNT( nhân hoá hoặc so sánh)
- Gợi ý về các y/c của đề bài :
	+ H/ả so sánh : Vui như tết
	+ H/ả nhân hoá : Từng đàn chim bay liệng trên không trung như rót xuống làng em những nốt nhạc vui .
	+ Câu ghép : Vì mọi người ai cũng có ý thức xây dựng quê hương nên thôn xóm em mỗi ngày một đổi mới.
Bài 4 : Xác định từ loại của các từ làm vị ngữ trong những câu sau : 
a/ Khi mùa xuân đến , cây gạo già lại trổ lộc , nảy hoa, lại gọi chim chóc tới.
	 ĐT DT ĐT DT ĐT ĐT ĐT
b/ Mẹ quý Hà vì Hà học giỏi lại chăm ngoan.
 ĐT DT ĐT TT TT
Bài 5 : Đọc bài ca dao sau :
 Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần .
Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì ? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối 
ở câu cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì ?
Gợi ý : - Người nông dân cày đồng vào lúc nào?
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ý nói gì ? 
Người nông dân muốn nhắn gửi điều gì ?
H/ả đối lập đã nhấn mạnh được sự vất vả, khó nhọc
3/ Củng cố, dặn dò: 
HS hệ thống lại các dạng bài tập
GV dặn về nhà xem lại bài
ôn tập câu và các bộ phận trong câu
I/ Mục đích yêu cầu 
- HS vận dụng những kiến thức đã học về các kiểu câu để phân loại câu đơn , câu ghép 
- Rèn kĩ năng xác định bộ phận chính, phụ trong câu
II/ Đồ dùng dạy học: Sách TVNC5
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: HS nhắc lại các kiểu câu đã học.
 2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:Chỉ ra câu đơn, câu ghép trong mỗi câu văn sau :
a/ ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh mùa đông.(câu đơn)
b/ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(câu ghép)
c/Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi công sức.(câu ghép)
d/ Trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những cùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (câu đơn)
- HS đọc bài và nêu y/c của bài tập – Y/C HS nêu cách trình bày bài
-Cho cả lớp làm vào vở- 1 HS lên bảng làm - gọi nhận xét chữa bài 
Bài 2: Xác định bộ phận chính (CN-VN) và bộ phận phụ(TN) trong những câu văn sau:
a/ Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại mùi hương thơm mát.
	 TN CN VN
b/ Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói 
 TN CN CN
tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
 VN
c/ Thỉnh thoảng, trong cơn giông, trên mặt hồ, sóng bạc đầu chồm dữ dội, bọt nước 
 TN TN TN CN VN
tung trắng xoá, gió lạnh réo ào ào. 
 VN CN VN
d/ Hễ Hoa được điểm mười, cô giáo lại có phần thưởng cho Hoa.
 CN VN CN VN
- Cách tiến hành tương tự như bài 1
- GV gọi HS lên bảng chấm bài cho bạn , GV và cả lớp cùng nhận xét chữa bài. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS lại đặc điểm của câu đơn, câu ghép.
 - Dặn HS về nhà xem lại bài.
Ôn tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
I/ Mục đích yêu cầu 
- HS vận dụng những kiến thức đã học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để phân loại nghĩa của từ 
- Rèn cho HS xác định đúng yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trình bày bài 
II/ Đồ dùng dạy học: Sách 35 đề ôn luyện TV5
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra: HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đã học.
 2/ Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: Trong các từ sau, từ bản trong câu nào là từ đồng âm?
a/ Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
b/ Phô tô cho tôi thành 2 bản nhé!
c/ Làng bản, rừng núi chìm trong biển mây mù.
Gọi HS đọc và nêu y/c của bài- GV nhắc HS cách trình bài
Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
Gọi HS nhận xét – GV chữa bài
Từ bản trong câu a và câu b là từ đồng âm.
Từ bản trong câu b và câu c là từ đồng âm.
Bài 2 :Trong các từ bén dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a/ Cậu bé đi vội vã, chân không bén đất.
b/ Họ đã quen hơi, bén tiếng.
c/ Con dao này bén (sắc) quá.
Cách tiến hành tương tự như bài 1 
* Lời giải : 
- Từ bén trong câu a và câu b là từ nhiều nghĩa.
- Từ bén trong câu a và câu c là từ đồng âm.
- Từ bén trong câu b và câu c là từ đồng âm.
Bài 3:Cho HS tự đặt câu(mỗi từ đặt 2 câu hoặc 1 câu xuất hiện 2 từ )
a/ Đặt câu với từ sau để phân biệt từ đồng âm: chén
Những chiếc chén đã được rửa sạch sẽ.(chén là danh từ)
Tôi sẽ mời anh đánh chén một bữa no say.(chén là động từ)
b/ Đặt câu với từ sau để phân biệt từ nhiều nghĩa: sách
Quyển sách này rất hay.(những nội dung có ý nghĩa được các nhà xuất bản in lên giấy, được lưu hành rộng rãi) 
Những chính sách mới được ban hành.(quy định được ghi thành văn bản để mọi người thực hiện theo)
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại nội dung các bài vừa luyện
GV nhận xét giờ học
Dặn HS về nhà xem lại bài
kiểm tra (90 phút)
I/ Mục đích , yêu cầu
-Đánh giá việc nhận biết các KT và kĩ năng làm bài của HS. 
- Rèn kĩ năng trình bày bài .
II/ Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra(mỗi em 1 đề) 
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Tiến hành kiểm tra
GV phát cho HS mỗi em 1 đề KT
HS làm bài – GV theo dõi bao quát lớp, nhắc nhở ý thức làm bài của HS
Câu1: (2 điểm) :
	 Hãy chỉ ra từ lạc trong nhóm từ sau rồi đặt tên cho nhóm từ còn lại
a/ tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b/ quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
 Câu2: (3 điểm) :Cho đoạn văn sau: 
	Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Nó gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.
a/ Phân loại các kiểu câu kể trong đoạn văn trên 
b/Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn trên:	
 Câu3: (1,5 điểm) : 
	Trong các từ sao dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a/ Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời bao la.
b/ Sao cho tôi lá đơn này thành 3 bản.
c/ Ông tôi sao chè rất khéo.
 Câu4:(2 điểm) : Chọn một từ chỉ đối tượng,và một từ chỉ màu sắc điền vào chỗ trống cho câu văn mở đoạn sau rồi viết tiếp 3-4 câu để có đoạn văn tả màu sắc của một cảnh vật mà em yêu thích.
..hôm nay như một ngày hội của màu.
Câu 5:(1,5 điểm):
	 Đặt 3 câu có đại từ giữ chức vụ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ( gạch chân và chú thích rõ)
Câu6:(2 điểm) :
	 Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết :
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên, em hiểu được công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Câu7: Tập làm văn : (7 điểm)
 Mới ngày nào em còn là học sinh lớp Một, bỡ ngỡ, rụt rè. Năm năm qua, cảnh vật nơi trường em đã gắn bó biết bao kỉ niệm. Em ngắm nhìn tất cả, lòng tràn ngập bâng khuâng xao xuyến. Em hãy hình dung và tả lại trường em trong cảm xúc trào dâng ấy.
 ( Trình bày, chữ viết đẹp 1 điểm) 
3/ Củng cố, dặn dò : 
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
- Dặn HS về nhà chữa bài vào vở
Hệ thống các đề văn tả cảnh
I/ Mục đích , yêu cầu
- Củng cố cho HS cách làm bài văn tả cảnh
- Rèn kĩ năng xác định nội dung và y/c của đề bài 
- HS trình bày miệng bài văn miêu tả tự nhiên, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp chép các đề bài văn tả cảnh.
III/ Hoạt động dạy học :
1/ GV nêu MĐYC của giờ học
2/ Ôn luyện:
 GV chép một số đề bài tiêu biểu lên bảng:
 Gọi HS nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 đề bài, xác định nội dung, y/c của đề( nêu rõ đối tượng chọn để tả đối với những đề bài mở)
GV giúp HS xác định chắc chắn đối tượng miêu tả phù hợp nhất.
Đề 1: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên . Hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã từng đến vào một buổi sáng đẹp trời .(tả cánh đồng lúa)
Đề 2: Hãy tả một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích vào một buổi trong ngày mà em thấy đẹp nhất.(tả dòng sông vào lúc hoàng hôn)
Đề 3: Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương em từng để lại cho em ấn tượng khó phai.(tả đêm trăng Trung thu)
Đề 4 : Tả ngôi nhà em đang ở cùng với những người thân trong những ngày chờ đón Tết.(hoặc trong những ngày đầu xuân) (tả ngôi nhà vào những ngày giáp Tết)
Đề 5 : Tả con đường quen thuộc hàng ngày em đến trường vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời .
Đề 6 : Tả ngôi trường có những cảnh vật đã từng gắn bó với em trong những ngày thơ ấu .
Đề 7 : Tả cảnh vật nơi em ở trong hoặc sau cơn mưa xuân ( hoặc mưa rào mùa hạ )(tả cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa)
Đề 8 : Tả cảnh nơi em ở vào một mùa trong năm ( xuân, hạ , thu ,đông) (tả cảnh nơi em ở vào mùa xuân)
Đề 9 : Tả một cảnh đẹp gắn với một sự tích lịch sử trên quê hương em .(tả ngôi đền Ba Dân)
	* Làm văn miệng: 
	- GV chia lớp thành 9 nhóm đôi – mỗi nhóm làm miệng 1 đề bài theo thứ tự
	- Từng cặp trình bày cho nhau nghe, giúp nhau sửa lỗi dùng từ ngữ, hình ảnh, cách bộc lộ cảm xúc.
	- GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp- GV nhận xét sửa lỗi chung, khen HS làm văn hay.
	+ Muốn viết một bài văn tả cảnh hay, ta cần dùng những yếu tố nào?
	- HS nhắc lại 7 yếu tố đã học.
3/ Củng cố, dặn dò:
GV nhấn mạnh cách làm bài văn miêu tả
Dặn HS về nhà chọn viết lại bài văn còn thấy chưa được tự tin 

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc