Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

TIẾT 66: Chia một tổng cho một số.

 I. Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức đã học:

 - Biết chia một tổng cho một số.

 - Biết vận dụnh tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.

II. Chuẩn bị.

 1. GV: Ghi BT2 (SGk trang 76) ra bảng phụ.

 2. HS : Vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học.

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.

2. Luyện làm bài tập.

 Bài 1:

 - HS nêu yêu cầu bài tập.

 - HS làm bài tập cá nhân, một HS lên bảng làm.

 - Cả lớp và GV nhận xét.

 * GV củng cố cách chia một tổng cho một số.

 Bài 2:

 - HS nêu yêu cầu bài tập.

 - HS làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng phụ làm.

 - Cả lớp và GV nhận xét.

 * GV củng cố cách chia một hiệu cho một số.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
 Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010
 	Luyện toán
Tiết 66: Chia một tổng cho một số.
 I. Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức đã học:
 - Biết chia một tổng cho một số.
 - Biết vận dụnh tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị.
 1. GV: Ghi BT2 (SGk trang 76) ra bảng phụ.
 2. HS : Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học. 
 1. giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
2. Luyện làm bài tập.
 Bài 1:
 - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Hs làm bài tập cá nhân, một HS lên bảng làm. 
 - Cả lớp và GV nhận xét. 
 * GV củng cố cách chia một tổng cho một số.
 Bài 2: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Hs làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng phụ làm. 
 - Cả lớp và GV nhận xét. 
 * GV củng cố cách chia một hiệu cho một số.
 Bài 3:
 - 1 HS đọc bài toán.
 - HS làm bài tập cá nhân.1 HS lên bảng làm.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 * GV củng cố cách giải bài toán có lời văn áp dụng chia một tổng cho một số.
3. củng cố dặn dò:
 - Gv nhận xét tiết học và dặn dò hs chuẩn bị bài.
Đạo đức
Tiết 14: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (Tiết 1)
(Tích hợp gd kns)
I. Mục đích yêu cầu.
 - Biết được công lao của thầy, cô giáo. 
 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 - Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo. 
 *GD KNS: Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Thể hiện sự kính trọng,biết ơn với thầy cô. 
II-Chuẩn bị
1. GV: SGK Đạo đức 4, các băng chữ dùng cho hoạt động 3.
2. HS: SGK đạo đức.
III-Các hoạt động dạy học : ( Tiết 1 )
1. Giới thiệu bài : *Khởi động: Cả lớp hát bài: Bụi phấn. GV dẫn dắt để giới thiệu bài
2. Các hoạt động chủ yếu.
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
 - GV nêu các tình huống. 
 - HS dư đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
 - HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
 - Thảo luận lớp về các cách ứng xử.
 GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em nhiều điều hay nhiều điều tốt. Do đó các em phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( Bài tập 1, SGK )
 - GV yêu cầu từng nhóm làm bài.
 - Từng nhóm thảo luận.
 - HS chữa bài các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét và đưa ra phương án đúng.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( BT 2, SGK ) 
- GV chia lớp thành 7 nhóm, mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS chọn mỗi việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo và tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy, cô giáo.
 -Từng nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
 -Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo hai cột: Biết ơn hay không biết ơn trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
 - GV kết luận kết quả đúng.
* KNS: Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện khoa học
Luyện tiết 27: Một số cách làm sạch nước.
I. Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức đã học: 
 - HS kể được một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi.
 - Biết đun sôi nước trước khi uống.
 - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: Phiếu ôn tập.
 2. HS : Trả lời câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
2.Ôn luyện.
 HĐ1: Ôn tập hệ thống hoá kiến thức.
 * Một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm.
 - GV phát phiếu ôn cho 4 nhóm. 1 HS đại diện cho các nhóm nêu câu hỏi ôn.
 - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo phiếu ôn.
 - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - Cả lớp và GV nhận xét. 
 * GV củng cố một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi.
HĐ2: Luyện làm bài tập.
 - HS làm hoàn thành BT (tiết chính chưa hoàn thành).
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS nêu kết quả làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
3. củng cố dận dò:
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Chuẩn bị tiết học sau.
Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
Luyện tiếng việt
Luyện viết đoạn 3 bài tập đọc: Chú Đất Nung.
I. Mục đích yêu cầu:
 - HS viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
1.GV: Viết đoạn 3 của bài vào bảng phụ.
2.HS: Vở ô ly.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
2. Luyện viết: 
a.Hướng dẫn viết chính tả.
 - GV đọc mẫu đoạn viết. HS đọc thầm.
 - HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
 - Hướng dẫn HS luyện viết một số từ khó viết: Cu chắt, tráp hỏng,chàng kị sỹ,thật đoảng. b.Viết chính tả.
 - GV đọc cho HS viết.
 - HS viết bài vào vở.
c. Chấm chữa bài.
 - GV đọc bài viết (trên bảng phụ).
 - HS đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
 - GV thu một số vở chấm.
d.Luyện làm bài tập.
 - HS làm hoàn thành các bài tập trong VBT( tiết chính chưa hoàn thành).
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS nêu kết quả làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
3. củng cố dận dò:
 - GV nhận xét chung giờ học.
	 Kể chuyện
Tiết 14: Búp bê của ai?
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lới thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước ( BT3).
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: Phải biết gìn giữ, yêu quý đồ chơi.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ truyện.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu truyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
 HĐ1. Giới thiệu câu chuyện.
HĐ2. Kể chuyện “Búp bê của ai?”
 - Gv kể lần 1, HS nghe sau đó chỉ tranh minh hoạ giới thệu lật đật
 - Gv kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ trên bảng lớp.
HĐ3. HD học sinh thực hiện các yêu cầu:
BT1: Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Gv nhắc HS chú ý tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn bằng 1 câu.
 - HS xem 6 tranh minh hoạ , từng cặp trao đổi tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
 - 1HS đọc lại 6 lời thuyết minh cho 6 tranh( dựa vào đó HS kể toàn bộ truyện).
BT2: Kể lại câu chuyện bằng lời của Búp bê.
 - HS đọc yêu cầu bài. GV lưu ý HS khi kể chuyện bằng lời của búp bê.
 - 1HS kể mẫu đoạn đầu của chuyện. Từng cặp hS thực hành kể chuyện.
 - HS thi kể chuyện trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay, nhập vai giỏi.
BT3: Kể phần kết của câu chuyện với tình huồng mới.
 - HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tình. huống cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
 - HS thi kể phần kết của câu chuyện. 
 - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương hS kể tốt. 
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài. 
----------------------------------o0o--------------------------------
 Thứ 5 ngày 25 tháng 11 năm 2010
Luyện tiếng việt
Luyện Luyện từ và câu (Tiết 28): Dùng câu hỏi vào mục đích khá
I.Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức đã họcc.
 - HS nhận biết tác dụng của câu hỏi. Biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muổn trong những tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học.
A Kiểm tra bài cũ:
 - 1 HS làm bài tập 2 tiết trước.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
2. Luyện làm bài tập.
 Bài tập 1: 
 - HS đọc nội dung BT1. 
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - GV phát phiếu cho một số HS làm.
 - HS nêu kết quả làm bài.
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 * GV củng cố về tác dụng của câu hỏi.
 Bài tập 2: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài tập theo nhóm (trên phiếu).
 - Đại diện các nhóm nêu kết quả làm bài (trên phiếu).
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 * GV củng cách đặt câu hỏiphù hợp với các tình huống đã cho.
 Bài tập 3: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS nêu kết quả làm bài
 - Cả lớp và GV nhận xét.
 * GV củng cố cách dùng dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, 
 phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
3. củng cố dặn dò:
 - Gv nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài.
Kĩ thuật
Tiết 14: Thêu móc xích ( tiết 2 )
I. Mục đích yêu cầu.
- HS biết cách thêu móc xích.
- Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chiếc móc nối tiếp tương đối đếu nhau. 
II. Chuẩn bị
1. GV: 
 - Tranh quy trình thêu móc xích.
 - Mẫu thêu móc xích được thêu bằng sợi len trên vải khác màu ( mũi thêu dài khoảng 2cm ); mẫu khâu đột mau của bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 - Vật liệu và dụng cụ:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm.
 +Len, chỉ thêu khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo.
2. HS. 
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm.
 +Len, chỉ thêu khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo.
III-Các hoạt động dạy học : Tiết 2 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: HS thực hành thêu móc xích
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích ( thêu 2 -3 mũi ).
 - GV nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích,
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
 - HS thực hành thêu móc xích, GV quan sát, chỉ dẫn và uốn nắn cho HS còn lúng túng.
Hoạt động 2 : GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
 - GV tổ chức cho HS trung bày sản phẩm thực hành.
 - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
 - HS dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá để nhận xét về sản phẩm của mình hoặc của bạn.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố,dặn dò
 -Nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị bài sau.
 Thứ 6 ngày 26 tháng 11 nâm 2010 Khoa học
Tiết 28: Bảo vệ nguồn nước.
(Tích hợp GD bảo vệ môi trường; kns)
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS:
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. 
 - Giáo dục HS bảo vệ nguồn nước. 
*GD KNS: KN bình luận,đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước,KN trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.	
II. Chuẩn bị 
1.GV: Hình minh hoạ (trang 58, 59 SGK).
 2. HS: SGK.
III-Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cấu tiết dạy.
2. Các hoạt động chủ yếu.
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
 - HS làm việc theo cặp.
 + Yêu cầu HS quan sát từ các hình và trả lời câu hỏi trang 58 - SGK
 + Hai HS chỉ vào hình vẽ nêu những việc nên và không nên làm.
 - Làm việc cả lớp
 + GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
 + HS cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét.
Kết luận: 
 - Để bảo vệ nguồn nước cần: Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ, ao, đường ống dẫn nước.
 - Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước
 - Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
 - Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả và hệ thống thoát nước chung.
* GD KNS: điều tra về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
*Hoạt động 2: Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động mọi nười trong gia đình bảo vệ nguồn nước sạch.
Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hiện.
 - Các nhóm đóng vai.
 - Các nhóm thực hiện yêu cầu.
 - Các nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét.
 * GD BVMT: GV cho HS liên hệ thực tế cách bảo vệ nguồn nước ngay tại gia đình,địa phương và ngoài xã hội.
*Vẽ tranh cổ động về sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
3. củng cố , dặn dò : GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Sử
Tiết 14: Nhà Trần thành lập.
I. Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức đã học.
- Củng cố kiến thức về hoàn cảnh ra đời, những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Trần.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Câu hỏi ôn.
 2. HS: HS Trả lời câu hỏi, VBT
II. Các hoạt động dạy học
 1 giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
 2. Ôn luyện.
HĐ1: Ôn tập và hệ thống kiến thức đã học.
 * Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 * Những việc làm để xây dựng đất nước của nhà Trần.
 - HS hoạt động nhóm thảo luận 2 phần của bài học nêu trên.
 - Đại diện nóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
 - Gv nhận xét, củng cố kiến thức ôn tập theo 2 phần của bài học nêu trên.
HĐ2: Hoàn thàng bài tập.
 - HS làm hoàn thành các bài tập trong VBT (Tiết chính chưa hoàn thành).
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS nêu kết quả làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài.
Luyện Địa
Tiết 14 : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
I. Mục đích yêu cầu: Củng cố kiến thức về: 
 - Một số đặc điểm về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB. 
 - Nhận xét về nhiệt độ của Hà Nội. 
 - Giáo dục HS sử lý rác thải bị ô nhiễm nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Câu hỏi ôn.
 2. HS: HS Trả lời câu hỏi, VBT
II. Các hoạt động dạy học
 1 giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
 2. Ôn luyện.
HĐ1: Ôn tập và hệ thống kiến thức đã học.
 - Gv cho hs thảo luận nhóm theo gợi ý: Trình bày một số hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB. 
 +Trồng lúa và vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước.
 +Trồng nhiều ngô khoai cây ăn quả rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
 - HS thao luận nhóm theo các gợi ý trên.
 - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - Gv nhận xét, củng cố bài ôn về một số hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB. Giáo dục HS yêu quí, tôn trọng truyền thống văn hoá của dân tộc vùng ĐBBB.
HĐ 2: Hoàn thành bài tập:
 - HS làm hoàn thành các bài tập trong VBT (Tiết chính chưa hoàn thành).
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS nêu kết quả làm bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_14_ban_chuan_kien_thuc.doc