Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 15 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 15 (Bản 2 cột)

B- Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu.

2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.(giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ).

b)Tìm hiểu bài:

-Cho HS đọc từ đầuđếnchém nhát dao:

+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?

+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 15 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011.
TẬP ĐỌC
TIẾT 27: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
 Theo Hà Đình Cẩn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ( Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( Trả lời được các câu hỏ 1,2,3)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A- Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu..
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.(giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ).
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc từ đầuđếnchém nhát dao:
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+) Rút ý1: 
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò: 
HS nêu ND bài, liên hệ.
GV nhận xét giờ học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2 HS đọc bài
-Đoạn 1: Từ đầu đến cho khách quý.
-Đoạn2:Tiếp cho đến chém nhát dao.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến cái chữ nào!
-Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
-Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.
+)Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình.
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im 
-Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết,
+)Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ.
-HS nêu.
*Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
CHÍNH TẢ ( NGHE- VIẾT)
TIẾT 15 : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi.
- Làm được BT(2) a.
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
GV :- Bảng phụ
HS : VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A.Kiểm tra bài cũ.
- HS làm lại bài tập 2a trong tiết Chính tả tuần trước.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài viết.
+Những chi tiết nào trong đoạn cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Y Hoa, gùi, hò reo,
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS theo dõi SGK.
- 1 HS đọc bài
+Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2 a (145):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài
4-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- Nêu yêu cầu 
- Làm VBT
*Ví dụ về lời giải:
a) Tra ( tra lúa ) - cha (mẹ) 
 trà (uống trà) - chà (chà xát)
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 29: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV :- Bảng nhóm.
HS : SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A-Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa, BT3 của tiết LTVC trước.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1 (146):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2(147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 4 (147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu của BT
- Cho HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
- GV nhận xét tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có HP.
3-Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Nêu yêu cầu
*Lời giải :
 b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Nêu yêu cầu
- Trao đổi theo cặp
- Nêu yêu cầu BT
- Trao đổi theo nhóm 4 - trình bày
*Lời giải:
Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc là: 
c) Mọi người sống hoà thuận.
KỂ CHUYỆN 
TIẾT 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.. HS khá, giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV- HS : Sưu tầm một số truyện có nội dung viết về nhữg người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A-Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại 1-2 đoạn truyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
B-Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp)
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK. 
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
* HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được câu chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu câu chuyện nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe, chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện lần sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2HS kể chuyện
-HS đọc đề.
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
ĐẠO ĐỨC 
TIẾT15 : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Tôn trọng phụ nữ.
B-Bài mới
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Tỡm hiểu bài
Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3-SGK)
*Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
 - Các nhóm thảo luận tình huống ở bài tập 3.
+Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai. Em sẽ ứng xử thế nào nếu là một thành viên trong nhóm?
+Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai: “Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu cơ chứ!”. Em sẽ làm gì khi chứng kiến thái độ của Tuấn?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 38.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRề
2HS đọc bài
-HS thảo luận theo nhóm.
+Nếu Tiến có khả năng thì chọn bạn ấy, không nên chọn vì Tiến là con trai.
+Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên.
- Các nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
*Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
*Cách tiến hành: -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Cho HS thảo luận nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày. Sau đó GV kết luận: 
+Ngày 8-3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+Ngày 20-10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho Phụ nữ
Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5-SGK)
*Mục tiêu: HS củng cố bài học. 
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 5 và hướng dẫn HS hát múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm thảo luận 5 phút, sau đó thi thể hiện.
- Mời các nhóm thi.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3-Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ
- VN học bài và thực hành theo bài học.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm thi.
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011.
TẬP ĐỌC 
TIẾT 30 : VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do
-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới củađất nước - trả lời được câu hỏi 1,2,3.
HSKG: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.HS: SGK
I ...  tập 2
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 HS đọc bài
- Đọc đề bài
- Trao đổi theo cặp
*Lời giải:
a)-Đoạn 1: Từ đầu đến loang ra mãi.
 -Đoạn 2: Tiếp cho đến như vá áo ấy.
 -Đoạn 3: Phần còn lại.
b)-Đoạn 1: Tả bác Tâm vá đường.
 -Đoạn 2: Tả KQLĐ của bác Tâm.
 -Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c) Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất 
-HS đọc, những HS khác theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 30: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2.Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3(chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e)
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV :	-Bảng phụ viết kết quả của bài tập 1.
	-Bảng nhóm, bút dạ.
HS : VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A-Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
B- Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1(151):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
-Mời một số HS trình bày.
-HS khác nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi kết quả của bài tập 1, nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (151):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm vào bảng nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên.
*Bài tập 3 (151) : chọn 3 trong 5 ý a, b, c, d, e
- Cho HS làm bài vào VBT
- Chấm bài 
- Chữa bài
*Bài tập 4 (151):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS viết bài vào vở.
-Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét 
 - Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Nêu yêu cầu của BT
- Làm VBT
*VD về lời giải :
a) cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, 
b) thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân,
c) công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ,
d) Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường,
- Nêu yêu cầu BT
- Thảo luận theo cặp
*VD về lời giải: 
a)Về quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
b) Về quan hệ thầy trò:
-Không thầy đố mày làm nên.
-Kính thầy yêu bạn.
c) Về quan hệ bè bạn:
-Học thầy không tầy học bạn.
-Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Nêu yêu cầu của BT
- Làm VBT
*VD về lời giải:
a) Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, hoa râm,
b) Miêu tả đôi mắt: Một mí, hai mí, ti hí,
-HS đọc yêu cầu.
-HS viết vào vở.
-HS đọc.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN 
TIẾT 30: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(TẢ HOẠT ĐỘNG)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người.(BT1)
- Dựa vào dàn ý đã lập viết được đoạn văn tả hoạt động của người.(BT2)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng nhóm để HS lập dàn ý làm mẫu.Bảng phụ ghi dàn ý khái quát cho bài văn tả người.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện tập:	
*Bài tập 1:
-Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
-Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp NX.
-GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
-GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
-Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
*VD về dàn ý:
1. Mở bài: Bé Bông- em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
2. Thân bài: 
a) Ngoại hình 
+ Nhận xét chung: bụ bẫm.
+ Chi tiết:	
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn.
b) Hoạt động:
+ Nhận xét chung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười, 
+ Chi tiết: 	
- lúc chơi: ôm mèo, xoa đầu cười khành khạch.
- lúc làm nũng mẹ: + kêu a  a  khi mẹ về.
 + Lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
 + Ôm mẹ, rục mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
3. Kết bài: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
-Mời một số HS trình bày.
-Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
-GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS yêu cầu của bài.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
-GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc
-HS xem lại kết quả quan sát.
-Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
-HS nghe.
-HS lập dàn ý vào nháp.
- 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp NX.
-HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
LỊCH SỬ
TIẾT 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU: 
- HS kể lại một số sự kiện chính về chiến dịch Biên giới.
- Kể lại tấm gương anh hùng La Văn Cầu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.	
	- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
A. Kiểm tra: ? Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu- đông 1947
B. Bài mới:	
Giới thiệu bài.
a) Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung?
- Giáo viên dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc.
? Nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
b) Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
? Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
? Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
- KQ của chiến dịch biên giới thu đông năm 1950?
c) ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950.
? Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
? Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
d) Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. 
- kể lại gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
? Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - Nội dung bài- HS nêu ghi nhớ.
- Liên hệ - nhận xét, Dặn HS VN học bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRề
2 HS trả lời
-TDP tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt - Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
- Học sinh theo dõi, thảo luận.
- Chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch khai thông biên giới, củng cố và mở rông căn cứ địa VB , khai thông đường liên lạc quốc tế.
- Học sinh đọc sgk, thảo luận.
- Sử dụng lược đồ để trình bày.
- Mở đầu là trận Đông Khê, ngày 
16/ 9/ 1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt, sáng 18/ 9/ 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
- Chiến dịch biên giới thắng lợi, căn cứ địa VB được củng cố và mở rộng.
- Học sinh thảo luận cặp.Trình bày.
- Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. 
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
- Địch thiệt hại nặng nề.
- Học sinh xem hình, nêu suy nghĩ của mình.
- Bác trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch, gặp gỡ đoàn viên cán bộ chiễn sĩ, dân công.
- Bác thật gần gũi với chiến sĩ.
* Anh la văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
- Học sinh nêu ý kiến.
GIÁO DỤC TẬP THỂ
CHỦ ĐIỂM: YÊU ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
SƠ KẾT TUẦN 15
A.MỤC TIÊU:
- Học sinh có hiểu biết về ngày 22-12. Biết sống và làm việc theo anh bộ đội Cụ Hồ.
- Sơ kết tuần 15: đánh giá ưu khuyết điểm tuần 15.
- Phương hướng tuần 16.
B.NỘI DUNG:
1. Sinh hoạt đội: 
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về ngày quốc phòng toàn dân 22-12.
- Sinh hoạt đội : Kể chuyện về anh bộ đội. 
+ Giáo viên kể về những việc làm, những chiến công của anh bộ đội.
+ Kết luận: Chúng ta sống và làm việc theo anh bộ đội Cụ Hồ: tác phong làm việc (nhanh nhẹn, khẩn trương  ), cách sống giản dị, 
2. Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần 15.
3. GV đánh giá chung:
+ Về nề nếp ra vào lớp:.... 
+ Về thể dục, vệ sinh...
+ Về nề nếp học tập:....
+ Tồn tại:..... 
4. Phương hướng tuần 16:
- Duy trì những nề nếp đã có.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt trong tổ, trong lớp.
- Chăm sóc bồn hoa của lớp.
- Làm bài dự thi tìm hiểu sách.
- Tích cực bồi dường HSG, HS năng khiếu.
- Chuẩn bị nội dung sinh hoạt dưới cờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_15_ban_2_cot.doc