Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 23 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 23 (Bản 2 cột)

2. Bài mới : Giới thiệu bài.

a) Luyện đọc:

? 1 học sinh đọc toàn bài.

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, rốn đọc đúng, giải nghĩa từ.

- Giỏo viờn đọc diễn cảm toàn bài.

b) Tỡm hiểu bài.

? Hai người đàn bà đến cụng đường nhờ quan phõn xử việc gỡ?

? Quan ỏn đó dựng những biện phỏp nào để tỡm ra người lấy cấp miếng vải?

? Vỡ sao quan cho rằng người khúc chớnh là người lấy cặp?

? Kể lại cỏch quan ỏn tỡm kẻ lấy trộm tiền nhà chựa?

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 23 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012.
TẬP ĐỌC
TIẾT 45 : PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Học sinh đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng.
	- Từ ngữ: quan án,văn cảnh, biện lễ, sư sãi, chạy đàn, 
	- ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ chép đoạn: “Quan nói  nhận tội”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 2.Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Kiểm tra: ? Học sinh nối tiếp đọc bài thơ Cao Bằng.
2. Bài mới :	Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
? 1 học sinh đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng, giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
? Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
? Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cấp miếng vải?
? Vì sao quan cho rằng người khóc chính là người lấy cặp?
? Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
? Vì sao quan án lại dùng cách trên? Cho ý trả lời đúng?
? ý nghĩa.
c) Đọc diễn cảm.
? 4 học sinh đọc diễn cảm phân vai.
Giáo viên đọc mẫu đoạn luyện đọc.
3. Củng cố- Dặn dò : 	
-Em thấy quan án là người ntn?	
-Liên hệ- nhận xét.
 -Về học bài-CB bài sau .
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh nối tiếp, rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 học sinh đọc trước lớp.
- Học sinh theo dõi.
- Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
- Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
- Cho lính vế nhà 2 người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
- Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. thấy 1 trong 2 người bật khóc quan sai trói người kia.
- quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- Cho gọi hết sư sãi 
- Tiến hành “đánh đòn” tâm lí: “Đức phật rất thương ”
- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu 
- Phương án b: Vì kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
- Học sinh nêu ý nghiã.
- Học sinh đọc phân vai, củng cố nội dung, giọng đọc.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
CHÍNH TẢ (nhớ - viết)
TIẾT 23 : CAO BẰNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ ; khôngmắc quá 5 lỗi.
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
II/ ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:
GV : Bảng phụ ghi các câu văn ở BT 2 (Có chừa khoảng trống đủ để HS điềnchữ).
HS : VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS nhớ -viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
+Viết tên riêng như thế nào?
-HS tự nhớ và viết bài.
-Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét bài viết
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS đọc thuộc lòng bài
- HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
- HS nhẩm lại bài.
-HS nêu
- HS nêu
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 (48):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài.
- GV treo bảng phụ, cho HS lên thi tiếp sức.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Bài tập 3 (48):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm vào bảng nhóm. 
- GV nhận xét, kết luận.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- Nêu yêu cầu - làm vào VBT
*Ví dụ về lời giải:
a)Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b)Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.
c)Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc-na-ma-ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.
*Lời giải:
-Viết sai: Hai ngàn, ngã ba, Pù mo, pù sai.
-Sửa lại: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 45 : LUYỆN
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Tiếp tục luyện cho học sinh:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp - Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra : Kết hợp với bài học 
2. Dạy bài mới : 
* Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học
* Nội dung:
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc nội dung suy nghĩ và xác định các vế câu ghép, cặp quan hệ từ
- Nhận xét và bổ xung
Bài 2 :
- Gọi học sinh đọc bài tập
- Mời học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- GV gợi ý thêm và cho học sinh làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và bổ xung
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét và đánh giágiờ học
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu và trả lời
- Vế 1: gia đình gặp nhiều khó khăn
- Vế 2: bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi
- cặp QHT là tuy nhưng
- Học sinh đọc yêu cầu và gạch dưới từ nối vế câu và gạch / giữa các vế câu
- HS làm bài:
+ Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ / thì cây rầm sập xuống
+ Quan lập tức cho bắt chú tiểu / vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
+ Làng mạc bị tàn phá,/ nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi
 như ngày xa,/ nếu tôi có ngày trở về.
- Học sinh đọc thầm và làm bài
- Chữa bài
- Thứ tự từ cần điền: rồi, nhưng, hay
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 45 : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý trong SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV :	-Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ và tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ
HS : Vở
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: 
- HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một CTHĐ.
2-Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
-Một HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
-GV nhắc HS lưu ý: 
+Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức. Khi lập 1 CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+Nên chọn hoạt động em đã biết, đã tham gia
-Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
-GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. HS đọc lại.
b) HS lập CTHĐ:
-HS tự lập CTHĐ và vở. GV phát bảng nhóm cho 4 HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính 
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
-Mời một số HS trình bày, sau đó những HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học ; khen những HS tích cực học tập ; dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình .
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS đọc đề.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nói tên hoạt động chọn để lập CTHĐ.
-HS đọc.
-HS lập CTHĐ vào vở.
-HS trình bày.
-Nhận xét.
-HS sửa lại chương trình hoạt động của mình.
-HS bình chọn.
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 46 : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Tìm được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1, mục III) ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2). HS khá, giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép trong bài tập 1.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : Bảng lớp viết các câu ghép ở BT1 (phần nhận xét)
HS : VBT
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm BT 2, tiết trước.
2- Bài mới:
-Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- Luyện tâp:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Chấm bài
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố dặn dò: TK bài
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Nêu yêu cầu 
- Đọc mẩu chuyện vui Người lái xe đãng trí
*Lời giải:
V1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn 
 C
cắp tay lái
 V 
V2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn 
 C V
đạp phanh.
- Nêu yêu cầu của BT
- Làm bài vào vở
*Lời giải:
Các cặp QHT cần điền lần lượt là:
không chỉmà
không những mà
( chẳng nhữngmà)
 c) không chỉmà
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ VĂN KỂ CHUYỆN
Đề bài: Kể một câu chuyện có tình tiết bất ngờ, gây cho em xúc động về những con ngời sống đẹp biết vì ngời khác.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS :
- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện
- Thực hành viết bài văn kể chuyện: đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ ba phần. Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng, hoạt động của nhân vật để khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật ấy, thể hiện tình cảm của mình đối với câu chuyện hoặc nhân vật trong truyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết cấu tạo bài văn kể chuyện, đề bài
Vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra:
- Thế nào là văn kể chuyện?
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
* Nội dung:
Hoạt động 1: Củng cố về cấu tạo bài văn kể chuyện:
- Bài văn kể chuyện gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần?
- GV nhận xét, bổ xung
Hoạt động 2: Thực hành viết bài văn kể chuyện:
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Thu chấm một số bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Vài HS trình bày
- Thảo luận cặp đôi, trình bày: Cấu tạo bài văn kể chuyện gồm ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải logic, khi kể xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật
+ Phần kết thúc: nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện
- Vài HS đọc 
- HS chọn một trong hai đề để làm bài
- HS thu bài
- HS lắng nghe, thực hiện
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 46 : TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
	- Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 chủ đề đã cho.
	- Nhận thức được ưu điểm khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung g tự sửa lỗi và viết lại cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
3 bài mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- Đọc bài CTHĐ đã lập trong tiết trước
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học
* Nội dung:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết đề bài và một số lỗi điển hình
- Nhận xét về kết quả bài làm
- Những ưu điểm chính
- Những thiếu sót hạn chế
- Thông báo số điểm cụ thể
Hoạt động 2: Trả bài cho học sinh
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chữa bài
+ Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng. Gọi học sinh lên chữa
- Giáo viên nhận xét và chữa lại cho đúng
+ Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong bài
- Cho học sinh đọc lời nhận xét và trao đổi cùng bạn để phát hiện và rà soát để chữa lỗi
- GV theo dõi và kiểm tra học sinh làm việc
Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập đoạn văn bài hay
- Giáo viên đọc những đoạn văn bài hay cho học sinh tham khảo
- Hướng dẫn HS trao đổi để tìm ra cái hay
- Thực hành viết đoạn văn hay
- Cho HS thực hành viết lại một đoạn văn chưa đạt
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét và chấm điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Biểu dương HS viết bài đạt điểm cao
- Nhắc HS chuẩn bị cho tiết văn ôn tập tả đồ vật.
- Vài HS đọc bài
- HS lắng nghe
- HS theo dõi và đọc thầm
- HS lắng nghe
- HS nhận bài
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi và cả lớp trao đổi để chữa bài trên bảng
- HS lắng nghe
- HS thực hành rà soát và tự sửa lỗi trong bài của mình
- HS lắng nghe 
- Trao đổi để tìm ra cái hay trong đoạn văn mẫu
- HS thực hành viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- HS nối tiếp trình bày (có so sánh với đoạn cũ)
- HS lắng nghe và thực hiện
LỊCH SỬ
TIẾT 23 : NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU: 
	- Học sinh biết: Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
	- Những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước.
	- Tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu học tập, một số ảnh tự liệu về nhà máy có khí Hà Nội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Kiểm tra): ? Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở tỉnh Bến Tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền Nam?
2. Bài mới
 -Giới thiệu bài .
 -Nội dung:
a) Nhiệm vụ của miền Bắc sau 1954 và hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội.
? Sau hiệp định Giơ- ne- vơ Đảng và chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì?
? Tại sao Đảng và chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại?
? Đó là nhà máy nào?
b) Quy trình xây dựng và những đóng góp của nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Học sinh làm cá nhân.
- Đọc sgk- trả lời.
- miền Bắc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
- trang bị máy móc hiện đại thay thế công cụ thô sơ, việc xây dựng tăng năng xuất và chất lượng.
- Nhà máy làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- Học sinh thảo luận- trình bày.
- 1 nhóm làm vào giấy A4- trình bày.
- Phiếu học tập:	nhà máy cơ khí hà nội
Thời gian xây dựng:
Địa điểm:
Diện tích:
Quy mô:
Nước giúp đỡ xây dựng:
Các sản phẩm:
? Nhà máy cơ khí Hà Nội có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
? Bài học: sgk (46)
3. Củng cố -Dặn dò	
-Liên hệ- nhận xét.
 -Học bài -CB bài sau.
- Từ tháng 12- 1955 đến tháng 4- 1956
- Phía Tây Nam thủ đô Hà Nội.
- Hơn 10 vạn mét vuông.
- Lớn nhất khu vực Đông Nam á thời bấy giờ.
- Liên xô.
- Máy phay, máy tiện,máy khoan , tên lửa A12 
- phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam.
- Học sinh nối tiếp đọc.
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II. CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua về
- Nề nếp lớp
- Học tập
- Lao động vệ sinh
- Hoạt động đội
- Các công tác khác
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
- Làm tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ cho tuần học sau
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Học sinh phát biểu
- Thực hiện các hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_23_ban_2_cot.doc