Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 11+12 - Lưu Văn Thạch

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 11+12 - Lưu Văn Thạch

1. kiểm tra: 2 HS

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Luyện đọc:

1 HS đọc toàn bài. GV giới thiệu tranh minh họa khu vườn nhỏ của bé Thu.

Đoạn 1: Câu đầu.

Đoạn 2: tiếp theo đến: “không phải là vườn”.

Đoạn 3: Còn lại.

- GV nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS, giúp các em hiểu nghĩa của các từ chú giải.

- GV đọc bài: giọng nhẹ nhàng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ gợi tả: khoái, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt

c. Tìm hiểu bài:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm dựa vào câu hỏi SGK sau đó cho 1 HS điều khiển lớp thảo luận, GV chốt ý.

GV gắn nội dung lên bảng (2 HS đọc)

d. Đọc diễn cảm:

GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.

GV treo đoạn cần đọc diễn cảm.

 

doc 44 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 11+12 - Lưu Văn Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
Chào cờ
Tập trung học sinh
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc
Tiết 21: Chuyện một khu vườn nhỏ
I/ Mục tiêu :
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng bé Thu hồn nhiên, vui vẻ, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên: tranh ảnhminh họa bài tập đọc.
 Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. kiểm tra: 2 HS
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc:
1 HS đọc toàn bài. GV giới thiệu tranh minh họa khu vườn nhỏ của bé Thu. 
Đoạn 1: Câu đầu..
Đoạn 2: tiếp theo đến: “không phải là vườn”.
Đoạn 3: Còn lại.
- GV nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS, giúp các em hiểu nghĩa của các từ chú giải.
- GV đọc bài: giọng nhẹ nhàng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ gợi tả: khoái, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt
c. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm dựa vào câu hỏi SGK sau đó cho 1 HS điều khiển lớp thảo luận, GV chốt ý.
GV gắn nội dung lên bảng (2 HS đọc)
d. Đọc diễn cảm:
GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
GV treo đoạn cần đọc diễn cảm.
HS tự xác định cách đọc và thực hành đọc. 
- GV cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng nhanh, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học đầu tiên cuả chủ điểm: Hãy giữ lấy màu xanh.
- HS chú ý lắng nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS theo dõi cách đọc và luyện đọc.
- Lớp nhận xét.
- Luyện đọc theo cặp.
Câu 1: Bé Thu thích ra ban công để ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây.
Câu 2: HS kể về các loài cây gv kết hợp ghi bảng một số từ gợi tả.
Câu 3: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Câu 4: Nơi đất tốt, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
Nội dung: 
- GV chú ý hướng dẫn HS đọc phân biệt lời từng nhân vật, có thể đọc theo cách phân vai gồm 3 người: Thu, Ông, người dẫn chuyện.
- HS thực hiện.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 51: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết:
	- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Bảng nhóm, bảng phụ
 Học sinh: Sách vở
III/ Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
Cho chữa bài 2,3 tiết trước
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
GV cho HS tự làm và nêu lại cách cộng nhiều số thập phân
Bài 2 : Tương tự
Bài 3:
GV cho HS tự làm và giáo viên chấm một số bài
Bài 4:
Cho HS đọc đầu bài vẽ sơ đồ rồi giải bài toán
4. Củng cố, dặn dò:
GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2HS chữa bài ở bảng
Kết quả là: 65,45; 47,66
HS nêu cách làm bài:
a, 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + 10 = 14,68
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = (6,9+3,1)+(8,4+0,2) =10+8,6 = 18,6
HS so sánh và giải thích cách so sánh: 
3,6 + 5,8 > 8,9
7,56 < 4,2 + 3,4
5,7 + 8,9 > 14,5
0,5 > 0,08 + 0,4
Bài giải
Ngày thứ hai dệt được số mét vải là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m vải
đạo đức
Tiết 11: Thực hành giữa học kì 1
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
mĩ thuật
Tiết 11: Vẽ tranh: Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)
( GV chuyên soạn giảng )
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Lịch sử
Tiết 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp 
xâm lược và đô hộ (1858-1945).
I/ Mục tiêu:
Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945. 
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam, bảng thống kê các sự kiện đã học
Học sinh : SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu 1858-1945.
GV treo bảng thống kê đã che kín nội dung.
GV chia lớp làm hai đội. Một đội hỏi, một đội trả lời. GV hướng HS chú ý vào những sự kiện chính.
1. Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2/9/1945 ?
H: Ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì ?
H: Sự kiện này có nội dung như thế nào?
H : Sự kiện tiêu biểu tiếp theo sự kiện Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì ? Thời gian xẩy ra nội dung sự kiện đó ? 
- Cả lớp cùng hoàn thành bảng sau:
T. gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản của sự kiện
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta
Mở đầu quá trình thực dân pháp xâm lược
1859-1864
PT chống pháp của trương Định
PT nổ ra từ những ngày đầu khi Pháp đánh chiếm Gia Định
Bình tây đại nguyên soái Trương Định
1905-1908
PT Đông Du
Phan Bội Châu đã tổ chức đuă nhiều thanh niên VN sang Nhật học tập để đào tạo nhân tài cứu nước
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của VN đầu thế kỷ 20
3/2/1930
Đảng cộng sản VN ra đời
Cách mạng VN có đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành nhiều thắng lợi vẻ vang.
8/1945
Cách mạng tháng tám
Mùa thu 1945 nhân dân cả nước đứng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19/8 là ngày kỷ niệm CMT8 của nước ta
2/9/1945
Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tai quảng trường Ba Đình
Tuyên bố với cả nhân dân thế giới nước VN đã thật sự độc lập tự do
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài học, tuyên dương các HS đã chuẩn bị bài tốt.
- Về nhà ôn lại bài.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 52: Trừ hai số thập phân
I/ Mục tiêu:
Biết trừ hai số thập phân, vặn dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Bảng nhóm, bảng phụ
Học sinh: Sách vở
III/ Hoạt dộng dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
Cho chữa bài 3,4 tiết trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
2. Hướng dẫn thực hiện phép trừ
GV đưa ví dụ cho hs tìm cách tính
Ví dụ1: Đường gấp khúc ABC dài 6,29, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,64. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
Ví dụ2: 47,8 – 19,27 = ?
3. Thực hành
Bài 1:
GV cho HS tự làm và nêu lại cách cộng hai số thập phân
Bài 2 : Tương tự
Bài 3:
GV cho HS tự làm và giáo viên chấm một số bài.
4. Củng cố, dặn dò:
GV dặn HS chuẩn bị bài sau
2HS chữa bài ở bảng
Học sinh đọc bài và tìm cách giải bài toán bằng cách đổi về đơn vị đo là cm, thực hiện trừ như trừ số tự nhiên qua đó rút ra cách trừ số thập phân
6,29 – 1,64 = 4,65 (m)
HS tự thực hiện phép trừ và nêu cách trừ hai số thập phân
HS lấy thêm các ví dụ khác
HS thực hiện phép trừ và nêu lại quy tắc
 a, 42,7 b, 37,46
HS đặt tính rồi tính.
 a, 41,7 b, 4,44
HS đọc đầu bài và tìm nhiều cách giải khác nhau
Bài giải
Số ki-lô-gam đường còn lại sau khi lấy lần thứ nhất là:
28,75 – 10,5 = 18,25 (kg)
Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg đường
Cách 2
Số ki-lô-gam đường lấy ra tất cả là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là:
28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg đường
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
chính tả (nghe- viết)
Tiết 11: Luật bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu :
	- Viết đúng bài CT,; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
	- Làm được BT2(a,b) hoặc BT3(a,b).
II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên : Kẻ sẵn BT3.
 Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
1. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nghe viết:
- GV gọi 1 HS đọc bài .
- H: Điều 3, khoản 3 luật bảo vệ môi trưòng có nội dung gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
d/ Viết chính tả:
e/ Soát lỗi chính tả:
- GV đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
g. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài: Tổ chức cho HS làm bài dưới dạng trò chơi.mỗi nhóm cử 3 người tham gia, 1 đại diện lên bắt thăm vào cặp từ nào HS trong nhóm đó phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu, HS tự làm bài.
- Lên bảng thi tìm từ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS lên bảng đọc viết theo yêu cầu GV.Sớm thăm tối viếng, ở hiền gặp lành, Liệu cơm gắp mắm, một điều nhịn chín điều lành.
- Nhận xét về cách đánh dấu thanh cho từng tiếng.
- 2 HS trả lời.
- HS nêu trước lớp: môi truờng, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên
3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS trả lời.
- HS nghe và viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề.
Bài 2: Mỗi nhóm cử 3 người tham gia, 1 đại diện lên bắt thăm vào cặp từ nào HS trong nhóm đó phải tìm từ ngữ có cặp từ đó.
Bài 3: 
1 HS làm bảng lớp, dưới làm vào vở.
- Nhận xét.
Về nhà hoàn thành tiếp bài tập.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện từ và câu
Tiết 21: Đại từ xưng hô
I/ Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô ( Nội dung ghi nhớ ).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn ( BT1 mục III ); chọn được các đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống ( BT2 ).
 II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn để hướng dẫn nhận xét, một số tờ phiếu khổ to ghi sẵn câu 2 phần luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét bài kiểm tra của học sinh về phần luyện từ và câu.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1:
- Cho HS đọc BT1.sau đó nhận xét: Chỉ rõ từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng từ nào chỉ người nói, từ nào chỉ người nghe, từ nào chỉ người hay vật mà câu chuyện nói tới.
- HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- GV tiến hành như BT1.
- GV tổng kết và cho HS rút ra ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập :
 - Bài 1: - GV cho HS đọc bài. HS làm bài cá nhân.
 - Bài 2: HS làm trên phiếu.1 HS làm trên giấy khổ to.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu lại ghi nhớ, chuẩn bị LTVC tiết sau.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Câu nói của cơm từ chị dùng 2 lần để chỉ người nghe, từ chúng tôi để chỉ người nói. 
- Câu nói  ... động 1. Quan sỏt và NX mẫu.
* Giới thiệu một số mẫu và đặt cõu hỏi để HS nhận xột đặc điểm hỡnh dạng của tỳi.
 - Hỏi : Em hóy nờu đặc điểm của tỳi xỏch tay ? 
3.Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tỏc kĩ thuật.
Hỏi : Em hóy nờu cỏc bước cắt, khõu, trang trớ, thờu tỳi xỏch tay đơn giản ?
Hỏi :Em hóy nờu cỏch thực hiện từng bước cắt, khõu, trang trớ,thờu tỳi xỏch tay ?
- GV lưu ý HS khi thực hành cắt, khõu, trang trớ, thờu tỳi xỏch tay :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nờu cỏc yờu cầu.
- GV quan sỏt và hướng dẫn thờm, nờn chỳ ý tới những em làm cũn lỳng tỳng.
C. Củng cố, dặn dũ:
GV dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ sau .
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Tỳi hỡnh chữ nhật, gồm thõn tỳi, quai tỳi. Quai tỳi được đớnh vào hai bờn miệng 
 + Tỳi được khõu bằng mũi thường hoặc mũi khõu đột.
 + Một mặt của tỳi thõn tỳi cú hỡnh thờu trang trớ.
- HS đọc SGK và nờu cỏc bước cắt, khõu, trang trớ, thờu tỳi xỏch tay.
 + Đo, cắt vải để làm thõn tỳi và quai tỳi.
 + Thờu trang trớ phần vải làm thõn tỳi.
 + Khõu cỏc phần của tỳi xỏch tay và đớnh quai tỳi vào miệng tỳi.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK
- HS thực hành đo, cắt vải theo nhúm.
HS về học, xem trước bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
âm nhạc
Tiết 11: Học hát : Bài “Ước mơ”
 Nhạc: Trung Quốc 
 Lời Việt : An Hoà 
I/ Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca ( chú ý những chỗ có luyến âm và nốt nhạc ngân dài 4 phách trong bài hát ).
- Bước đầu có kĩ năng hát chuẩn xác bài hát theo yêu cầu .
- Học sinh cảm nhận được những hình tượng đẹp trong bài hát .
II/ Đồ dùng : 
Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
 Một vài hình ảnh tiêu biểu về đất nước Trung Quốc(TP Bắc Kinh, Vạn Lí.). Băng, đĩa nhạc bài Ước mơ.
III/Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra : HS 2 em hát bài Những bông hoa những bài ca.
 Gọi nhận xét - GVKL và ghi điểm những em hát tốt.
B. Dạy- học bài mới.
1.Giới thiệu bài : GV giới thiệu nội dung tiết học.
2.Học hát bài “Ước mơ” 
*Hoạt động 1
- Giới thiệu bài : GV sử dụng bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu để giới thiệu một vài nét về Trung Quốc. GV có thể cho HS xem một vài tranh ảnh về đất nước, con người Trung Quốc ( nếu có ).
- GV dạy hát bài Ước mơ : Để phù hợp với giọng hát của học sinh, bài hát phảI được dịch giọng thấp xuống ( - 5 trên đàn phím điện tử ).
- Cho học sinh đọc lời ca. Khi dạy chú ý những chỗ có luyến và ngân dài ( nốt tròn ).
 GV cần đếm số phách ( 2 – 3 – 4 ) cho học sinh ngân đủ trường độ nốt nhạc.
+ Lưu ý : Khi dạy thì GV dạy theo kiểu móc xích .
*Hoạt động 2
- GV cho học sinh hát kết hợp gõ phách.
- Cho học sinh hát kết hợp vận động tại chỗ.
- Cho học sinh xung phong biểu diễn bài hát, GV kết luận và tuyên dương những em trình bày tốt bài hát.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS phát biểu cảm nhận của mình khi học bài hát (t/hiện t/cảm thiết tha, trìu mến .Giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại ).
- GV tóm tắt nội dung, nhận xét giờ. Yêu cầu về học bài. Chuẩn bị bài giờ sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tập làm văn
Tiết 24: Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I/ Mục tiêu :
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình , hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu “ Bà tôi” Và “ Người thợ rèn”.
Hiểu được : Khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng . 
II/ Đồ dùng : Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà, những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc. Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ làm văn tả người
B . Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1(122): Cho HS nêu yêu cầu
- GV mở bảng phụ đã ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của người bà cho HS đọc :
+ Mái tóc : đen dày kì lạ, phủ kín hai vai..
+ Đôi mắt : (khi bà cười) Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh dịu hiền khó tả ..
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn 
+ Giọng nói: trầm bổng ngan nga như tiếng chuông 
- GV giảng thêm cho HS nắm rõ hơn.
Bài 2(123) : Cho HS thực hiện tương tự bài tập số 1.
- Cho HS thảo luận theo cặp đôi để ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
- GV giảng thêm cho HS nắm rõ hơn.
C. Củng cố, dặn dò :
GV tóm tắt ND, nhận xét giờ. Yêu cầu về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS (2 em ) nhắc lại.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 2 ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn ( mái tóc , khuôn mặt, đôi mắt  )
- HS trình bày kết quả . 
- HS và GV nhận xét bổ sung 
Bài tập 2:
- HS trao đổi tìm những chi tiết tiêu biểu của người thợ rèn làm việc.
- HS trình bày, GV và HS nhận xét bổ sung
+ Bắt lấy thỏi thép Quai những nhát búa hăm hở 
+ Quặp thỏi thép trong gọng kìm Lôi con cá lửa ra 
+ Trở tay ném thỏi sắt Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng 
- HS về học bài, chuẩn bị bài giờ sau
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 60: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng:
III/ Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Cho HS chữa BTVN
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1- a (61):
- GV cho HS tự làm sau rút ra nhận xét về tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân
HD HS rút ra biểu thức về t/chất k.hợp:
 ( a b ) c = a ( b c )
Bài 1- b (61):
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất để làm bài 1 phần b vào vở.
Bài 2(61):
- Giáo viên gợi ý học sinh làm bài: Cho một số HS nêu cách làm của 2 biểu thức, sau đó y/cầu làm vở.
Bài 3(61): Dành cho HS khá, giỏi.
GV cho HS tự làm và giáo viên chấm một số bài
C. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung, nhận xét giờ.
- Yêu cầu về học, chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài trên bảng
- HS làm bài cá nhân ra nháp, sau đó lên bảng điền kết quả.
a
b
c
(ab)c
a(bc)
2,5
3,1
0,6
4,65
4,65
1,6
4
2,5
16
16
4,8
2,5
1,3
15,6
15,6
HS áp dụng tính phần b
Kết quả là: 9,65 98,4 
 738 68,6.
- HS tự làm sau đổi chéo vở kiểm tra
a. (28,7 + 34,5) 2,4 = 63,2 2,4
 = 151,68
b. 28,7 + 34,5 2,4 = 28,7 + 82,8
 = 111,5
- HS làm vở, sau đó chữa bài.
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là:
12,5 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25 km
- HS về học bài và làm bài do GV cho về nhà, xem trước bài giờ sau.
Khoa học
 Tiết 24: Đồng và hợp kim của đồng
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của đồng. 
- Nêu được một sốứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát nhận biết được một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II/ Đồ dùng : - Hình minh hoạ SGK (tr.50, 51) 
 - Kéo, đoạn dây đồng. Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh như SGK.
III/ Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra.
- Nêu nguồn gốc, tính chất của sắt ?
- Hợp kim của sắt là gì ? Chúng có những tính chất nào ?
- Nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống ?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1
Tính chất của đồng.
- HĐ nhóm 4: Phát cho mỗi nhóm một sợi dây đồng, sau đó yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi rồi ghi vào phiếu của nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, sau đó gọi nhận xét – GV kết luận.
3. Hoạt động 2
Nguồn gốc, tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- HĐ nhóm 4: GV phát phiếu, các nhóm trao đổi, thảo luận, kết hợp thông tin ở trang 50 SGK để hoàn thành phiếu.
- Nhóm nào xong trước dán bảng và trình bày.
 + Theo em, đồng có ở đâu? ( . trong tự nhiên hoặc trong quặng đồng )
- GV kết luận hoạt động 2.
4. Hoạt động 3
Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
- Thảo luận theo cặp đôi : Quan sát các hình minh hoạ SGK và cho biết :
 + Tên đồ dùng đó là gì ?
 + Chúng được làm bằng vật liệu gì ?
 + Chúng có ở đâu ?
- Cho học sinh trình bày, sau đó gọi nhận xét.
- GV hỏi thêm và cho học sinh nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
- GV kết luận hoạt động 3.
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh đọc tóm tắt SGK.
- GV tóm tắt nội dung, nhận xét giờ học. Yêu cầu về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài giờ sau : Nhôm.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thể dục
Tiết 24: Ôn 5 động tác của bài thể dục
 Trò chơi :“Kết bạn”.
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi trò chơi “ Kết bạn” và tham gia chơi được trò chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập.
	 Chuẩn bị 1 còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu. Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, sau đó đứng thành vòng tròn khởi động và chơi 
2. Phần cơ bản
a. Ôn 5 ĐT vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài TD phát triển chung.
b. Kiểm tra 5 động tác của bài TD 
c. Chơi trò chơi “Kết bạn”
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. 
- Yêu cầu HS chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc
- GV cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
- Cho HS tập hợp 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo GV.
- GV cho HS chơi trò chơi.
- Xoay các cổ chân, cổ tay, đầu gối. Chạy nhẹ nhàng tự nhiên ở sân trường 100-200m.
- GV cho HS tập đồng loạt theo sự điều khiển của GV. GV động viên HS tập đúng để chuẩn bị kiểm tra.
- Mỗi HS sẽ thực hiện 5 động tác . Mỗi đợt GV gọi 4-5 em lên tập
Đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác.
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng tối thiểu 3 động tác.
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện cơ bản dưới 3 động tác.
- HS chơi trò chơi một cách nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. 
- HS thực hiện một số động tác thả lỏng. 
- HS về nhà học bài và ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 12
I/ Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu điểm ,khuyết điểm của các cá nhân, tập thể trong tuần 12.
	- Năm được những yêu cầu, nhiện vụ của tuần 13.
	- Kể được một số câu chuyện về Bác Hồ và tự liên hệ
II/ Các hoạt động dạy-học
1. Đánh giá nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần 12.
	- GV cho HS đã được phân công theo dõi đánh giá, nhận xét.
	- GV nhận xét chung.
2. GV phổ biến những yêu cầu, nhiệm vụ tuần 13.
3. Tổ chức HS kể chuyện về Bác Hồ.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11-12.doc