B/. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc: Một HS đọc bài văn.
- HS quan sát tranh minh học phong cảnh đền Hùng trong SGK.
? Bài văn chia làm mấy đoạn? 3 đoạn, xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS đọc nối tiếp lần 1. GV kết hợp hướng dẩn HS đọc đúng các từ ngữ khó dễ lẫn.VD: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Nga Ba Hạc
- HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ theo từng đoạn: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã ba Hạc, ngọc phả, đất Tổ, chi.
- HS đọc nối tiếp lần 3,
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diển cảm toàn bài: nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên.
-------- a & b --------- TUẦN 25 Ngày soạn: 05/3/2010 Ngày dạy: Thứ hai ngày 08/3/2010 Tập đọc: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I/. Yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi. - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mổi con người đối với tổ tiên. - Giáo dục HS tự hào và nhớ ơn tổ tiên. II/. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ chủ điểm, minh hoạ bài học trong SGK: - Thêm tranh, ảnh về đền Hùng . III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS đọc bài Hôp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a)Luyện đọc: Một HS đọc bài văn. - HS quan sát tranh minh học phong cảnh đền Hùng trong SGK. ? Bài văn chia làm mấy đoạn? 3 đoạn, xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS đọc nối tiếp lần 1. GV kết hợp hướng dẩn HS đọc đúng các từ ngữ khó dễ lẫn.VD: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Nga Ba Hạc - HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ theo từng đoạn: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã ba Hạc, ngọc phả, đất Tổ, chi.. - HS đọc nối tiếp lần 3, - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diển cảm toàn bài: nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên. b. Tìm hiểu bài: *Gợi ý trả lời các câu hỏi phụ và câu hỏi trong SGK: ? Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi nghĩa Lỉnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tỏ tiên chung cua dân tộc Việt Nam. ? Hãy kể các điều em biết và các vua Hùng? Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngay nay khoang 4000 năm. ? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? Có những khóm Hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn giếng ngọc trong xanh. ? Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó? Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước. GV có thể kể ngắn gọn cho HS biết thêm một số truyền thuyết khác: ? Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? " Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười thang ba" Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. c. Đọc diễn cảm: 3 HS đọc diễn cảm bài văn. Tìm giọng đọc toàn bài(xem mục yêu cầu). Cả lớp luyện đọc đoạn văn: Lăng của các vua Hùng xanh mát. Thi đọc diễn cảm trước lớp. C/. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung của bài văn. - GV nhận xét tiết học. Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 3 I/. Yêu cầu: Kiểm tra các kiến thức đã học giữa học kỳ 2 Rèn kỹ năng trình bày. Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài. II/. Bài mới: * GV phát đề do tổ ra. Nhắc nhở HS trước khi làm bài: Nghiêm túc, tự giác, không trao đổi, nhìn bài, quay cóp. HS làm bài, giáo viên theo dõi. GV thu bài. Nhận xét tiết học. Anh văn: Unit eight: WHAT WE DO EVERY DAY ( Có giáo viên bộ môn) Ngày soạn: 06/3/2010 Ngày dạy: Thứ ba ngày 09/3/2010 Thể dục: BẬT CAO.TRÒ CHƠI"CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH" (Có giáo viên bộ môn) Địa lý: CHÂU PHI( Tiết 1) I/. Yêu cầu: Học xong bài này, HS biết: Mô tả sơ lược được vị trí địa lý, giới hạn của châu Phi: Ở phía nam châu Âu và phía tây am của châu Á, đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Nêu được một số đặc diểm về địa hình, khí hậu: Địa hình chue yếu là cao nguyên. Khí hậu nóng và khô. Đại bộ phận của lãnh thổ là hoang mạc và xavan. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ. II/. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên của châu Phi. Quả địa cầu. Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-an ở châu Phi. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Nêu sự khác biệt về khí hậu giữa châu Âu và châu Á. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. Vị trí địa lý và giới hạn: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK. Châu Phi giáp với các châu đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, biển Địa Trung Hải. Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi. GV chỉ trên quả địa cầu vị trí địa lý của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giứa hai chí tuyến. HS trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK. Kết luận: C.Phi có d.tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mỹ. 2. Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 3. Bước 1: HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh thảo luận: ? Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? ? Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? vì sao? ? Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở Châu Phi? Tìm và đọc tên các sông lớn của Châu Phi ? Tìm vị trí của hoang mạc Xa- ha- ra trên hình 1? Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận: Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ. Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới. Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên: Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và Xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất. Hoang mạc Xa-ha-ra Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới Sông hồ rất ít và hiếm nước Thực vật và động vật nghèo nàn. GV đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên. Xa-van Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc Thực vật chủ yếu là cỏ Nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt như hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, sư tử, báo,, C/. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc ghi nhớ. Gọi HS trả lời các câu hỏi ở cuối SGK để nắm mức độ hiểu bài của HS. Chuẩn bị: Xem trước bài: Châu Mĩ. Nhận xét tiết học. Toán: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I/. Yêu cầu: Biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Một năm nào đó thuộc thế kỷ nào. Mỗi đơn vị đo thời gian. Làm bài tập 1,2,3(a). Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS làm thêm bài b. - Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo thời gian. - Giáo dục HS chăm học. II/. Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Trả bài thi giữa kỳ. Nhận xét. B/. Bài mới: 1. Ôn tập các đơn vị đo thời gian: a. Các đơn vị đo thời gian: Giáo viên cho học sinh nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học. Giáo viên cho học sinh nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian chẳng hạn: một thế kỷ có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày. Giáo viên cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào nắm tay. Nêu quan hệ các đơn vị đo thời gian khác: Một ngày có bao nhiều giờ, một giờ có bao nhiêu phút, một phút có bao nhiêu giây? Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng, cuối cùng được bảng như SGK. b. Thí dụ về đổi đơn vị đo thời gian: - Giáo viên cho học sinh đổi các số đo thời gian: - Đổi từ năm ra tháng: 4 năm =12 tháng x 5 = 60 tháng Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng. - Đổi từ giờ ra phút: 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút; 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút 216 60 36 3 216 60 360 0 3 - Đổi từ phút ra giờ: 180 phút = 3 giờ 216 phút = 3 giờ 36 phút 216 phút = 3,6 giờ 2. Luyện tập Bài 1: HS đọc đề, gọi HS trình bày miệng. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Chú ý: * Xe đạp khi mới được phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước (bánh trước to hơn) * Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ. Bài 2: HS đọc đề, cho HS chơi trò chơi tiếp sức giữa 3 tổ. Cả lớp nhận xét, chữa bài. GV ghi điểm tốt cho nhóm làm tốt, nhanh. Chú ý: 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự làm bài vào vở, thu vở chấm, chữa bài. a)72 phút = 1,2 giờ; 270 phút = 4,5 giờ; b)30 giây = 0,5 phút; 135 giây = 2,25 phút. C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Xem lại bảng đơn vị đo thời gian. Chính tả: AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI I.Yêu cầu: - Nghe và viết đúng chính tả bài "Ai là thuỷ tổ loài người?" - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắcc viết hoa tên riêng. - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp . II/. Chuẩn bị: - Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS viết lời giải câu đố (BT3, tiết chính tả trước). Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. Giới thệu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc toàn bài chính tả "Ai là thuỷ tổ loài người? " Cả lớp theo dõi trong SGK. - Một HS đọc lại thành tiếng bài chính tả: ? Bài chính tả nói điều gì? Bài chính tả cho các em biết truyền thyết về một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - Cả lớp đọc nhẩm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ các em viết sai chính tả. - Luyện viết chữ khó vào bảng con.GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết lên nháp các tên riêng: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, (thế kỉ) XIX. - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc lại toàn bộ bài chính tả cho HS soát lại. GV chấm chữa bài. - 2 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. HS phát biểu. GV chốt lại bằng cách dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc cho 1HS đọc lại, kết hợp ví dụ minh họa. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2: Một HS đọc thành tiếng nội dung, 1 HS đọc phần chú giải trong SGK. GV giải thích thêm từ Cửu Phủ (tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa). - Cả lớp đọc lại mẩu chuyện vui Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, làm bài - các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được trong VBT, giải thích (miệng) cách viết những tên riêng đó. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý kiến ... - Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn: 09/3/2009 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 12/3/2009 Kể chuyện: VÌ MUÔN DÂN I/. Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh học, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiền khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó, HS hiểu thêm được một truyền thống tôt đẹp của dân tộc - truyền thống đoàn kết. 2.Rèn kĩ năng nghe: - Nghe cô kể chuyện, nhớ câu chuyện. - Nghe ban kể, nhận xét đúng lòi kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II/. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. GV kể chuyện "Vì muôn dân" - GV kể lần 1, HS nghe. Kể xong, giải nghĩa một số từ khó: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, chăm - pa, sát Thát); dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ dân tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu 3 nhân vật có tên: Trần Quôc Tuấn và Trần Quang Khải là anh em họ: Trần Quốc Tuấn là con ông bác (Trân Liễu); Trần Quang Khải là con ông chú (Trần Thái Tông). Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần Quang Khải bằng chú. - GV kể 2 lần, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh. + GV kể đoạn 1. Kể xong giới thiệu tranh 1: Tranh vẽ cảch Trần Liễu - thân phụ Trần Quốc Tuấn trước khi mất trối trăng lại những lời cuối cùng cho Trần Quốc Tuấn. + GV kể đoạn 2. Kể xong phần đầu của đoạn, giới thiệu tranh 2: Cảnh giặc Nguyên ô ạt sang xâm lược nước ta. GV kể tiếp, thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật, giới thiệu tiếp tranh 3,4: Tranh minh hoạ Trần Quốc Tuấn đón tiếp Trần Quang Khải ổ bến Đông; cảch Trần Quốc Tuấn tự tay dội lá thơm tắm cho Trần Quang Khải. + GV kể đoạn 3. sau đó giới thiệu tranh 5: Cảnh vua Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải họp với các bô lão trong điện Diên Hồng. + GV kể đoạn 4. kể xong, giới thiệu tranh 6: Cảnh giặc Nguyên tan tác thua chạy về nước. 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 3 HS nối tiếp đọc 3 bài tập ở SGK a. KC trong nhóm: nhóm 3 - Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - GV nhắc HS chú ý yêu cầu tối thiểu khi KC theo tranh. b. Thi KC trước lớp: - GV mời 2-3 tốp HS thi kể chuyện theo tranh phóng to trên bảng lớp - Hai HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện . - HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp bình chọn nhóm và cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất. C/. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần 26 Toán: TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I/. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết các thực hiện phép trừ hai số đo thời gian - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm toán. II/. Chuẩn bị: Ghi sẵn 2 ví dụ lên bảng. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm 2 phép tính cuối của Bài 2. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1. Thực hiện phép trừ số đo thời gian: Ví dụ 1: HS đọc ví dụ 1 ở trên bảng. Cho HS nêu phép tính tương ứng: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ? GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: vậy 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = ? GV cho một HS lên bảng đặt tính : - 3 phút 20 giây 2 phút 45 giây HS nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây - 2 phút 80 giây 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 0 phút 35 giây HS nhận xét: Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo thời gian theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường. 2. Luyện tập: Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. Bài 2: Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở, giáo viên hướng dẫn những học sinh yếu về cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian. Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài. Học sinh thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó học sinh tự tính và viết lời giải. Một học sinh trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. Kết quả: 1giờ 30 phút Tập làm văn: TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra bài viết) I.Mục tiêu: -HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Giáo dục HS có ý thức rèn làm văn. II. Chuẩn bị: Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn. III.Lên lớp: Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay , các em sẽ chuyển dàn bài đã lập ở tiết trước thành một bài văn hoàn chỉnh. Hướng dẫn HS làm bài: Gọi HS đọc 5 đề bài ở SGK. GV: Các em có thể viết theo đề bài khác với đề bài trong tiết trước nhưng tốt nhất là nên viết theo đề bài cũ. Chú ý chọn đề bài đúng với khả năng của mình. Gọi 2 HS đọc lại dàn bài của mình. GV hướng dẫn HS trước khi làm bài:Cần trình bày rõ ràng, viết chữ sạch sẽ, đẹp, đúng chính tả, diễn đạt liền mạch HS làm bài: GV theo dõi, giúp đỡ. Củng cố,dặn dò: GV thu bài. Nhận xét tiết học. Dặn dò: Đọc trước nội dung tiết: Tập viết đoạn đối thoại để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp , hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch: Xin Thái sư tha cho. Ngày soạn: 09/3/2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 12/3/2010 Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ CÁC TỪ NGỮ I/. Yêu cầu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó. - Giáo dục HS ý thức dùng câu đúng ngữ pháp. II/. Chuẩn bị: - Một tờ giấy khổ to chép sẳn đoạn văn của BT1 phần nhận xét (có đánh số thứ tự 6 câu văn). - Hai tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1, hai tờ viết đoạn văn ở BT2 (phần luyện tập) III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS làm lại BT2 (phần luyện tập), tiết trước (liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ). B/. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Phần nhận xét. Bài 1: - Một HS đọc nội dung BT1 (đọc cả chú giải sau đoạn văn). - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý đếm từng câu văn. HS phát biểu. GV kết luận: đoạn văn có 6 câu. cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn. - GV: Các em đều biết nội dung cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn. Tìm những từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, gạch dưới (trong VBT) những từ ngữ đều cùng chỉ Trần Quốc Tuấn. - HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi đoạn văn, mời 1 HS lên bảng làm bài, chốt lại lời giải đúng: Hưng Đạo Vương, ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, ông, Người Bài 2: - Một HS đọc nội dung BT2. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của BT2, so sánh với đoạn văn của BT1, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở trong câu trước bằng từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở VD nêu trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. 3. Phần ghi nhớ. - 2 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm. - Một, hai HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của bài học (không nhìn SGK) 4. Phần luyện tập. Đồi với loại BT liên kết câu, GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự câu. Sau đó tiến hành xác định các biện pháp liên kết và từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết. Bài 1: - Một HS đọc yêu cầu của BT1. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, đánh số thứ tự các câu, suy nghĩ phát biểu ý kiến. GV phát bút dạ và khổ giấy to đã viết sẵn đoạn văn cho 2 HS, mời lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng: Từ anh ở câu 2 thay cho từ Hai Long ở câu 1. Người liên lạc câu 4 thay cho người đặt hộp thư câu 2 Từ anh câu 4 thay cho Hai Long câu 1 Đó câu 5 thay cho những vật gơi ra hình chữ V câu 4 Bài 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp nhẩm lại đoạn văn, làm bài cá nhân vào vở .GV phát bút dạ và khổ giấy to đã viết sẵn đoạn văn cho 2 HS. - Nhiều HS đọc kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét. - Hai HS làm bài lên trên giấy dán lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét nhanh, chấm điểm cho những HS làm bài tốt. C/. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. Khoa học: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG(Tiết 2) I.Yêu cầu: Sau bài học, HS được củng cố về: - Những kỷ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu và khoa học kỹ thuật. II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh về sử dụng năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày. - Pin, bóng đèn, dây dẫn, một cái chuông nhỏ. - Hình trang 101,102 SGK. III- Lên lớp: A. Bài cũ: ? Nhôm có tính chất gì? Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn. Nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi - Mục tiêu: Củng có kiến thức về sử dụng một số nguồn năng lượng. - Cách tiến hành: Hoạt động nhóm 4. Hs quan sát các hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK trang 102: Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động? HS trả lời - HS nhận xét - GV bổ sung, kết luận: Hình a: Năng lượng cơ bắp của con người. Hình b: Năng lượng chất đốt từ xăng. Hình c: Năng lượng gió. Hình d: Năng lượng chất đốt từ xăng. Hình e: Năng lượng nước. Hình g: Năng lượng chất đốt từ than đá. Hình h: Năng lượng mặt trời. Hoạt động 2: Trò chơi " Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện. - Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức sử dụng điện - Cách tiến hành: - Chơi theo 3 nhóm: Tiếp sức Xếp hàng nối nhau lên viết, mỗi em viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. - Sau 5 phút nhóm viết được nhiều và đúng là thắng cuộc. C. Củng cố - dặn dò: - Ôn lại bài - Chuẩn bị bài học sau: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Xem trước tranh và trả lời câu hỏi. Mĩ thuật: TRÒ CHƠI MĨ THUẬT (Có giáo viên bộ môn)
Tài liệu đính kèm: