ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học phát âm rõ, tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; thuộc 4-5 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.
HSKG: biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
TUẦN 28 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học phát âm rõ, tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; thuộc 4-5 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ. -Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết. HSKG: biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức vàkiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I. -Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. Bài tập 2: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu: +Câu đơn: 1 ví dụ +Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD). -Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm. -HS nối tiếp nhau trình bày. -Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS làm bài theo hướng dẫn của GV. -HS làm bài sau đó trình bày. -Nhận xét. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học phát âm rõ, tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; thuộc 4-5 bài thơ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ. -Tạo được câu ghép theo yêu cầu của bài tập 2 HSKG: biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). -Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. -Bài tập 2: -Mời một HS nêu yêu cầu. -HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở. -GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm -HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh. -Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *VD về lời giải: a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng. c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”. Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2011. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 3) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng - Đọc – hiểu nội dung ý nghĩa của bài Tình quê hương; Tìm được các câu ghép; Từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn HSKG: hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại , từ ngữ được thay thế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng - Phiếu phô tô phóng to bài Tình quê hương - Phiếu viết rời 5 câu ghép bài Tình quê hương III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 1. Kiểm tra : kết hợp với bài học 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài * Nội dung: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - Gọi học sinh bốc thăm chọn bài - Cho học sinh chuẩn bị - Gọi học sinh trả lời - Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung đoạn bài vừa đọc - Đánh giá cho điểm Hoạt động 2: Bài tập 2 : - Gọi học sinh đọc nội dung bài - Cho học sinh đọc thầm và suy nghĩ làm bài cá nhân - Giáo viên gợi ý giúp học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập - Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương - Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương - Tìm các câu ghép trong bài văn - Giáo viên dán 5 tờ phiếu rời + Tìm các từ ngữ được lặp lại, thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn + Nhận xét và kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét và đánh giá giờ học - Đọc và chuẩn bị cho bài ôn tập của tiết sau HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ - Lần lượt học sinh lên bốc thăm phiếu chọn bài - Học sinh về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút - Lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung - 2 học sinh tiếp nối đọc nội dung - Học sinh đọc thầm lại đoạn văn và làm bài - Đằm thắm nhìn theo, sức quyến rũ nhớ thương mãnh liệt, day dứt - Những kỷ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương - Bài văn có 5 câu tất cả đều là câu ghép Câu 1 : hai cụm chủ vị Câu 2 : hai cụm chủ vị Câu 3 : có hai vế, vế 2 hai cụm chủ vị Câu 4 : có 3 vế Câu 5 : có 4 vế - Các từ ngữ được lặp lại là tôi, mảnh đất có tác dụng liên kết câu - Các từ ngữ thay thế : mảnh đất cọc cằn (đ1) , mảnh đất quê hương, mảnh đất ấy ( đ2 ) Học sinh lắng nghe và thực hiện TIẾNG VIỆT ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 4) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng - Kể tên các bài tập đọc là bài văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ 2. Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn học sinh yêu thích; giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu để làm bài tập 2 - Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài văn miêu tả III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Kiểm tra : - Kiểm tra kết hợp với bài học 2. Dạy bài mới * Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học * Nội dung: Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - Gọi học sinh bốc thăm chọn bài - Cho học sinh chuẩn bị - Gọi học sinh trả lời - Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung đoạn bài vừa đọc - Đánh giá cho điểm Hoạt động 2: Làm bài tập Bài tập 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS mở mục lục sách tìm tên các bài văn miêu tả từ tuần 19 đến 27 - Gọi HS phát biểu - GV nhận xét và kết luận Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS nói tên bài các em chọn viết - Cho HS viết dàn ý của bài văn vào nháp - Gọi HS đọc dàn ý bài văn và nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích, giải thích lý do - GV nhận xét và bổ sung 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét và đánh giá giờ học - Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn và chuẩn bị cho tiết học sau - Học sinh lắng nghe - Lần lượt học sinh lên bốc thăm phiếu chọn bài - Học sinh về chỗ chuẩn bị - Lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung - HS đọc yêu cầu - HS trả lời: + Có 3 bài là: Phong cảnh Đền Hùng, hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tranh làng Hồ. - HS đọc yêu cầu - Tiếp nối HS nói tên bài các em chọn viết - HS thực hành viết - HS tiếp nối đọc dàn ý bài văn VD: Bài phong cảnh Đền Hùng Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu Đền, bên trái là đỉnh Ba Vì, bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền: cột đá An Dương Vương, Đền Trung, Đền Hạ, Chùa Thiên Quang và Đền Giếng - HS nêu chi tiết bài mình thích và giải thích - HS lắng nghe và thực hiện Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012. TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Củng cố kiến thức về câu ghép, cách nối các vế câu ghép, các cách liên kết câu trong đoạn văn. - Vận dụng làm bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Bảng lớp, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Kiểm tra: - Kết hợp trong bài học 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: nêu MĐYC giờ học * Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài - Gọi HS đọc đoạn văn - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, làm bài - Gọi HS trình bày - Nhận xét, kết luận Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài - Gọi HS trả lời - Yêu cầu HS tìm thêm các cặp từ hô ứng khác Bài 3: - Đọc yêu cầu của đề bài - HS làm bài cá nhân - Yêu cầu HS trình bày lại các cách liên kết câu trong đoạn văn. Bài 4: Viết đoạn văn (4-5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của người thân trong gia đình em, trong đó có dùng câu ghép và dùng một các liên kết câu đã học - Cho HS làm bài - Gọi HS đọc bài viết - Nhận xét, cho điểm HS 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Nhắc HS ôn bài - HS lắng nghe - 1 HS đọc: Đọc đoạn văn, ghi lại các câu ghép có trong đoạn văn - Một HS đọc, lớp đọc thầm - Thảo luận tìm câu ghép - Trình bày: + Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. + Tưởng như trời có bao nhiêu nước, trời hút lên bấy nhiêu đổ hết xuống đất liền. - Các câu ghép trong đoạn văn nối các vế câu bằng gì? - Câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy, cặp từ hô ứng - HS nêu nối tiếp - Đoạn văn trên liên kết câu bằng những cách nào - HS làm bài vào vở - Chữa bài: + Cách lặp từ ngữ. Từ ngữ lặp lại là: mưa + Cách dùng từ ngữ nối. Từ nối là: tưởng như. - Vài HS trình bày - HS đọc đề bài - Làm bài vào vở - Vài HS đọc - Nhận xét - Lắng nghe, thực hiện TIẾNG VIỆT KIỂM TRA ĐọC ( TIẾT 7 ) (Kiểm tra theo đề bài và đáp án của nhà trường) Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012. TIẾNG VIỆT KIỂM TRA VIẾT( TIẾT 8 ) (Kiểm tra theo đề bài và đáp án của nhà trường) LỊCH SỬ TIẾT 28 : TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975. - Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Kiểm tra: - Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri? - Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam? 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài * Nội dung: Hoạt động 1( làm việc cả lớp ) - GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri. - Nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2 (làm việc cả lớp) - GV nêu câu hỏi: + Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào? +Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì? - Mời HS lần lượt trả lời. - GV nhận xét, chốt ý ghi bảng. Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm ) - Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi: + Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975? - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - GV nhận xét, chốt ý ghi bảng. Hoạt động 4 (làm việc cả lớp) - GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. NhắcHS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Vài HS trình bày - Nhận xét, bổ xung - HS lắng nghe +Diễn biến: - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: - Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ cách mạng. - Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. - Vài HS trình bày - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Đọc SGK, thảo luận: Y nghĩa: : Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất. - Các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Vài HS kể - Đọc nối tiếp - Lắng nghe và thực hiện GIÁO DỤC TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần - Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ II. CHUẨN BỊ: - Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ - Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Tiến hành: * Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua về - Nề nếp lớp - Học tập - Lao động vệ sinh - Hoạt động đội - Các công tác khác * Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm * Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau: - Duy trì tốt nề nếp - Giúp đỡ bạn yếu - Tích cực hoạt động trong các giờ học - Tham gia tích cực các hoạt động của Đội - Làm tốt công tác lao động vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh. * Sinh hoạt văn nghệ: Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn * Hoạt động nối tiếp - Nhận xét giờ sinh hoạt - Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ cho tuần học sau - Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bổ xung ý kiến - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân - Học sinh phát biểu - HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện - Bình chọn tiết mục hay - Lắng nghe, thực hiện
Tài liệu đính kèm: