Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)

BÀI 7 : Những con sếu bằng giấy

 I. MỤC TIÊU

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki.Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn

2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Trả lời được câu hỏi 1,2,3

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm

 

doc 32 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 4 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4: Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2009
 Tiết 1: Chào cờ: Đầu tuần : lớp trực + Đội
__________________________________________
 Tiết 2 : Tập đọc 
Bài 7 : Những con sếu bằng giấy
 I. mục tiêu
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki.Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn 
2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Trả lời được câu hỏi 1,2,3
 II. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 Nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân. Nêu nội dung của vở kịch .
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Cánh chim hoà bình và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
H: Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì?
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) luyện đọc
- GV đọc toàn bài. Gọi 1 HS đọc bài
- Chia đoạn: bài chia 4 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1, GV ghi từ khó 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- GV đưa câu dài khó đọc 
+ GV đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.
- GV đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- Y/C HS đọc thầm đoạn và câu hỏi 1 
H: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
H: Thế nào là bom nguyên tử?
- GV ghi ý 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản
H: Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?
H: Phóng xạ là gì?
*) ý2 : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
GV ghi ý 3: Khát vọng sống của xa- da- cô
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
H: Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
H: Câu chuyện nói với em điều gì?
GVghi ý 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- xi- ma
H: Nội dung chính của bài là gì?
 c) Đọc diễn cảm
- Đọc nối tiếp toàn bài
- GV chọn đoạn 3, hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV đọc mẫu
 3. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài 
- 2 Nhóm HS đọc 
- HS nêu 
- Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.
- HS nhắc lại 
- HS nghe, 1 HS đọc toàn bài. 
- 4 HS đọc nối tiếp . HS đọc từ khó đọc 
- 4 HS đọc nối tiếp
 HS đọc chú giải
- HS đọc 
- Lớp đọc thầm đoạn1và câu hỏi 1
- Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
- Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh hơn nhiều lần bom thường.
- HS nhắc lại
*) Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ
- Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử , rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- HS nhắc lại
*) Bằng cách ngày ngày gấp sếu , vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu và gửi tới cho Xa- da- cô
- HS nhắc lại
*) Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh
- Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết....
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc trên bảng phụ đoạn 3
- Vài nhóm đọc nối tiếp 
- 3 nhóm thi đọc 
- Lớp nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất
.
 Tiết 3 : Toán : Ôn tập và bổ sung về giải toán
 i.mục tiêu : Giúp HS :
Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần.)
Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ, bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỷ số”
ii. đồ dùng dạy – học : Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS làm bài tập của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (thuận)
a) Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ?
- 8 km gấp mấy 4 km ?
- Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km ?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần ?
- 12 km so với 4km thì gấp mấy lần ?
- Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần ?
- H : Hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- GV nhận xét ý kiến của HS, kết luận : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
b) Bài toán
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết những gì ?
- GV : Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp. Và GV hướng dẫn theo trình tự sau :
* Giải bằng cách “rút về đơn vị”
- GV hỏi :Để tính được số km ôtô đi trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào ?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ?
- GV nêu : “Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị.”
* Giải bằng cách “tìm tỉ số”
- Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi trong 4 giờ?
- GV nêu : “Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số”
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi :Nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào ?
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ như thế nào ?
- GV: Hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được.
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hỏi : Nếu số người và năng suất trồng cây của đội không đổi thì số cây trồng sẽ như thế nào nếu ta gấp (giảm) số ngày trồng lên đi một số lần ?
- GV yêu cầu HS giải toán.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán/
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết giờ học sau đó dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS : 1 giờ người đó đi được 4km.
- 2 giờ người đó đi được 8 km.
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
- 8km gấp 4km 2 lần.
- Khi thời gian đi gấp lần 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.
- 3 giờ người đó đi được 12km.
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
- 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
- HS trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, các HS khác đọc thầm trong SGK.
- HS : Bài toán cho biết 2 giờ ôtô đi được 90km.
- Bài toán hỏi 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu ki-lô-mét.
- HS tóm tắt bài toán. 1 HS Tóm tắt trên bảng.
- HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày cách giải của mình trước lớp, sau đó trình bày Bài giải.
HS : Để tìm được số ki-lô-mét ôtô đi được trong 4 giờ chúng ta :
* Tìm số km ôtô đi trong 1 giờ.
* Lấy số km đi trong1giờ nhân với 4.
- Vì biết khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần nên chúng ta làm được như vậy.
- Chúng ta đã :
* Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
* Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được.
- HS trình bày Bài giải như SGK vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS nêu 
- HS : Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vải mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ giảm đi.
- HS làm bài theo cách “rút về đơn vị” 1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở 
- Theo dõi bài chữa của bạn, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
*) 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS : Bài toán cho biết 
- Bài toán hỏi 
- Khi gấp (giảm) số ngày trồng cây lên bao nhiêu lần thì số cây trồng được sẽ gấp (giảm đi bấy nhiêu lần.
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
*) 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài toán cho biết ...
a) Trong một năm cứ 1000 người thì tăng 15 người.
- Tính số người tăng thêm trong 1 năm của xã đó theo mỗi trường hợp trên.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS 1 làm 1 phần của bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
______________________________________________
 Tiết 4: Luyện toán : 
Luyện giải toán về quan hệ tỷ lệ 
i.mục tiêu : Giúp HS :
Luyện giải toán dạng quan hệ tỷ lệ 
Giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ, bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỷ số”
ii. đồ dùng dạy – học : Vở luyện toán tập 1. Bảng phụ .
iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS làm bài tập của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy luyện 
2.1 .Tìm hiểu ví dụ 
a) Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi :1 xe chở được bao nhiêu tấn hàng ?
- 2 xe chở được bao nhiêu tấn hàng ??
- 2 xe gấp mấy lần 1 xe ?
- 8 km gấp mấy 4 km ?
- Như vậy khi số xe gấp lên 2 lần thì số tấn hàng chở được cũng gấp lên mấy lần ?
b) Bài toán 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trong vở Luyện toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết những gì ?
- GV : Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp ... óp tiếng nói lên án chiến trãnham lược. Trái đất tươi đẹp nên mọi người phải đoàn kết , cùng cất tiếng hát, tiếng cười vangđể cho trái đất này ngày càng tươi đẹp, hoà bình hơn.
- Trong khố thơ này chúng ta cần nhấn giọng ở những từ : của chúng mình cùng bay nào .
- “ Trái đất này / là của chúng mình”.
HS đọc
- HS đọc và tìm từ nhấn giọng: 
+ Khổ 2 nhấn giọng : vàng, trắng, đen, nụ, hoa, đẫm hương, tô sắc thắm, cũng quý, cũng thơm.
+ Khổ 3 nhấn giọng : tai hoạ, không phải bạn ta, của chúng ta. 
- Toàn bài đọc giọng hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng. Câu cuối cùng đọc chậm hơn các câu trước. 
..
 Tiết 3 : GD- NGLL: Chủ điểm Nhà trường : 
Giáo dục bảo vệ môi trường trường học 
I / Mục tiêu : 
 - Thông qua tiết học giúp hs hiểu được một số yêu cầu của mọi người về vấn đề Bảo vệ môi trường trường học trong lành 
- GD ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trường học trong lành, là góp phần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của con người 
II / Đồ dùng dạy học : 
 - Một số tranh, ảnh về cảnh đẹp, không gian sạch đẹp, môi trường trường học trong lành .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
A ) Dạy bài mới : 
1 ) Giới thiệu bài : Gọi hs nêu chủ điểm học tập trong môn Tiếng Việt ở 3 tuần qua ? 
2 ) Hoạt động chính : 
- Hỏi : ở quê em có cảnh đẹp gì? 
- Em cần làm gì để quê hương em đẹp mãi ? 
Hoạt động của HS
- Chủ điểm : Việt Nam Tổ quốc em .
- Có con đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử chạy qua. Có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Có con sông Con chảy qua luôn tắm mát cho động ruộng, có ngôi trường TH Tân Hương 1 thân yêu,....
- Cần bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp như không vứt rác, xác động vật chết một cách bừa bãi, không chặt phá rừng.. luôn vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
*) Hoạt động ngoài trời 
Tổ chức cho học sinh tham quan cảnh quan trường học :
- Cho học sinh theo nhóm chọn cảnh quan sát, ghi lại những nét đẹp nổi bật của trường . Tập trung cả lớp nhận xét những cảnh đẹp của trường em.
- Nhờ đâu mà trường ta lại có được những cảnh đẹp đó ?
- Em làm gì để trường em luôn xanh sạch đẹp
*) Tổng kết HĐ 1: Tập trung HS 
- Hỏi để bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp chúng ta cần làm gì ? 
3 ) Dặn dò : Ghi nhớ những điều đã được học về việc giữ vệ sinh môi trường trường học 
- HS theo tổ đi tham quan cảnh trường và tự nhận xét, thư kí ghi lại những ý kiến của các bạn 
- Từng nhóm nêu, lớp nhận xét,bổ sung 
- Có dãy phòng học còn mới.Văn phòng khang trang, sân trường được láng xi măng luôn sạch sẽ. Những hàng cây toả bóng mát rượi, phía dưới là những bồn hoa đua nhau nở đủ màu sắc đang toả hương trong nắng mai.
- Trường luôn sạch đẹp là nhờ các bạn HS thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. 
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh, thường xuyên trồng cây, chăm sóc cây và hoa, không vứt rác bừa bãi, .
- HS lần lượt nêu, lớp bổ sung . 
- HS ghi nhớ để thực hành tốt
....................................................................................................................................
Chiều thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Toán : Luyện tập chung
I.mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó.
Các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
Giải bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
ii. các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán có lời văn theo các dạng đã học.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 3
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
100 km : 12l
50 km : ...l ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành kế hoặch thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS : Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lĩt xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là :
100 : 50 = 2 (km)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là :
12 : 2 = 6 (l)
 Đáp số : 6l
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- HS trao đổi và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành thu hoạch giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. củng cố – dặn dò
- Nếu còn thời gian GV cho HS ôn thêm về các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- GV tổng kết tiết học dặn dò HS.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- HS nghe câu hỏi của GV và trả lời :
 Tiết 2: Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai
I. Mục tiêu
 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai ; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cở chỉ một cách tự nhiên.
 2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyên: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.
 3. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK
- Bảng lớp viết sẵn ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ ( 16- 3- 1968) tên những người Mỹ trong câu chuyện .
 III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- HS kể việc làm tốt góp phần XD quê hương, 
 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 
Tiếng vĩ cầm ở mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải Con Hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại liên hoan phim Châu á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc. Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng thảm khốc của quân đội Mĩ ở Mỹ Lai nay thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16/ 3/ 1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát , tố cáo vụ giết người man rợ của quân đội Mĩ ra trước công luận .
- GV hướng dẫn HS quan sát các tấm ảnh và đọc lời ghi dưới mỗi tấm ảnh
 2. GV kể chuyện
 - Kể lần 1, kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày tháng tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mĩ
- GV kể lần 2 kết hợp theo ảnh trong SGK
H: Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?
H: Truyện phim có những nhân vật nào?
- 2 HS kể
- HS nghe
- HS quan sát các tấm ảnh trong SGK
- HS nghe
- HS quan sát và nghe
+ Ngày 16/ 3/ 1968
+ Mai- cơ: cựu chiến binh Mĩ
+ Tôm -xơn: Chỉ huy đội bay
+ Côn- bơn: Xạ thủ súng máy ....
H: Sau 30 năm Tôm- xơn đến VN làm gì?
H: Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào?
H: Những hành động nào chứng tỏ một số lính Mĩ vẫn còn lương tâm?
H: Tiếng đàn của Mai- cơ nói lên điều gì?
 3. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS luyện kể trong nhóm và tìm ý nghĩa câu chuyện 
- Tổ chức HS thi kể từng đoạn, toàn truyện 
3. Củng cố dặn dò
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện 
- Dặn về kể lại cho người thân nghe...
+ Ông muốn trở lại mảnh đất có bao người chịu đau thương để đánh đàn, cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất .
+ Chúng thiêu cháy nhà cửa, giết người hàng loạt, bắn chết 504 người.
+ Tôm- xơn, Côn- bớt, An-đrê-ốt-ta đã ngăn cản một số lính Mĩ tấn công, dùng máy bảy trực thăng để cứu 10 người dân sống sót .
+ Hơ- bớt tự bắn vào chân mình để khỏi gây tội ác .....
+ Tiếng đàn của anh đã nói lên lời giã từ quá khứ đau thương, ước vọng hoà bình.
- HS tập kể theo nhómvà tìm ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể
- HS nhận xét bạn kể
HS nêu ý nghĩa câu chuyện
Tiết 3: Sinh hoạt : Sinh hoạt cuối tuần IV
I ) Mục đích , yêu cầu : 
- Giúp hs nhận ra những ưu điểm trong tuần qua. Những sai sót, những tồn tại trong tuần IV để từ đó phát huy những ưu diểm và khắc phục những tồn tại. Đề ra được kế hoạch hoạt dộng trong tuần V nhằm thúc đẩy việc học tập và rèn luyện tốt hơn.
II ) Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần Iv :
 A) Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần IV :
- Các tổ trưởng tự nhận xét hoạt động của tổ : 
 + ) Chỉ ra ưu điểm, những tồn tại của tổ 
- GV nhận xét, đánh giá tổng hợp lại :
* ) Ưu điểm :
+ Tham gia tích cực hoạt động của Liên Đội, Tích cực tập luyện sinh hoạt sao để hướng dẫn sao nhi đồng khối 1 sinh hoạt sao.
 +) Học bài, làm bài tương đối tốt, đi học đầy đủ chuyên cần, Có nhiều hoa điểm 10. Trong tuần có những em đã ghi được nhiều bông hoa điểm 10 
+) Vệ sinh sạch sẽ lớp học, sân trường và khu vực TPT Đội phân công vS chung.
+ Tham gia tích cực hoạt động của Liên Đội chuẩn bị cho đại hội Liên đội, Tích cực tập luyện sinh hoạt sao để hướng dẫn sinh hoạt sao .
*)Tồn tại: 
+ Một số đi học còn quên vở BT, chưa làm BT ở như : Hoàng Yến, An, Chung, Cao Linh.
+ ) Một số học sinh còn quên khăn, mũ trong giờ sinh hoạt đội 
+) Chưa tiến hành trồng lại được bồn hoa bên khu vực văn phòng 
B) Xây dựng kế hoạch cho tuần V:
 HS : Tự nêu chủ đề và đề ra kế hoạch cho tuần tới theo tổ của mình .
 Đại diện các tổ trình bày kế hoạch của tổ mình đã đề ra, lớp có thể bổ sung cho tổ của bạn.
 GV: Để hưởng ứng Ngày Hội nghị CB, CN,VC và Hội nghị phụ huynh đầu năm học, lớp phát động phong trào “Thi đua học tập tốt dành nhiều hoa điểm 10”
- Đẩy mạnh phong trào hoa điểm 10. Đi học đầy đủ chuyên cần. Tham gia tích cực các hoạt động của liên Đội, của lớp, của trường .
- Thi đua lập thành tích chào mừng Hội nghị CB,CN,VC

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_4_chuan_kien_thuc.doc