Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)

Tiết 15 : KÌ DIỆU RỪNG XANH

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng , cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng .

Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .( trả lời câu hỏi 1,2,4).

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

  Aûnh minh họa bài đọc trong SGK .

  Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng ; ảnh những cây nấm rừng , những muông thú có tên trong bài : vượn , bạc má , chồn sóc , hoẵng.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 8 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TẬP ĐỌC
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2011.
Tiết 15 : KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng , cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng .
Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .( trả lời câu hỏi 1,2,4).
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Aûnh minh họa bài đọc trong SGK . 
Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng ; ảnh những cây nấm rừng , những muông thú có tên trong bài : vượn , bạc má , chồn sóc , hoẵng.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
+Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừ tĩnh mịch vừ sinh động trên công trường sông Đà?
+Tìm một hình đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
+Nêu ý nghĩa của bài.
-Gv nhận xét ghi điểm.
-Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà . 
-Trả lời các câu hỏi SGK .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
A)Luyện Đọc 
 Gv dạy theo quy rrình đã hướng dẫn . Có thể chia bài làm ba đoạn như sau để luyện đọc :
+Đoạn 1 : Từ đầu đến lúp xúp dưới chân .
+Đoạn 2 : Từ Nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo .
+Đoạn 3 : Phần còn lại .
Chú ý : Giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK ; tranh , ảnh về rừng, những cây nấm , những con vật được kể trong bài : vượn bạc má , chồn sóc , hoẵng (mang) ; giúp hs giải nghĩa từ khó cuối bài và có ý thức đọc đúng những từ ngữ dễ viết sai : lúp xúp dưới bóng cây thưa , màu sặc sỡ rực lên , lâu đài kiến trúc tân kì , ánh nắng lọt qua trong lá xanh , rừng rào rào chuyển động . . . .
-Hs đọc lần 1: luyện đọc từ khó
-Hs đọc lần 2: tham gia nghĩa từ khó
-Hs đọc lần 3: rèn đọc lại từ hoặc câu văn dài.
-Gv đọc mẫu, tóm ý
b)Tìm hiểu bài 
-Câu hỏi 1 gồm 2 ý nhỏ :
+Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng thú vị gì ? 
+Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
-Câu hỏi 2 gồm 2 ý nhỏ ;
+Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào ?
+Sự có mặt của chúng mang lại cảnh đẹp gì cho cảnh rừng ?
-Câu hỏi 3 : Vì sao rừng khộp đưoc gọi là “giang sơn vàng rợi” ? 
-GV: Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn : lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc , những con mang có màu lông vàng , nắng cũng rực vàng . .
-Câu hỏi 4 : Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ? 
+Ý nghĩa của bài nói lên điều gì?
- 1 em đọc cả bài
-Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân lì ; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài , miếu mạo , cung điện lúp xúp dưới chân .
-Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn , thần bí như trong truyện cổ tích .
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp . Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo . Những con mang vàng đang ăn cỏ non , những chiếc chân vàng giẫm lên thảm lá vàng .
-Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động , đầy những điều bất ngờ và kì thú .
-Vàng rợi là màu vàng ngời sáng , rực rỡ , đều mắt .
-VD : Đoạn văn làm cho em càng náo nức muốn có dịp đựơc vào rừng , tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên . / Vẻ đẹp của khu rừng đựơc tác giả miêu tả thật kì diệu . / Đọan văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng . 
+ Bài cho ta thấy tình cảm yêu mến , ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Chú ý thực hiện đúng nội dung từng đoạn:
+Đoạn 1 : đọc khoan thai thể hiện thái độ ngỡ ngàng , ngưỡng mộ .
+Đoạn 2 : đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú .
+Đoạn 3 : Đọc thong thả ở những câu cuối 
-Gv chọn một đoạn văn tiêu biểu hướng dẫn cả lớp đọc . 
-Hs đọc theo cách hướng dẫn của Gv
-Hs luyện đọc nhóm đôi
-Thi đọc trước lớp
-Hs đọc diễn cảm một đoạn .
-Hs nhận xét 
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Dặn hs tiếp tục luyện đọc để cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn .
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 8 : KÌ DIỆU RỪNG XANH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Nghe – viết chính xác , trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh .
2. Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2). Tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống (BT3).
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một số tờ phiếu khổ to pho to nội dung BT3 hoặc viết bảng phụ .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Gv nhận xét tuyên dương
-Hs viết những tiếng ia , iê trong các thành ngữ , tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy :
Sớm thăm tối viếng – Trọng nghĩa khinh tài – Ở hiền gặp lành – Làm điều phi pháp điều ác đến ngay – Một điều nhịn chín điều lành – Liệu cơm gắp mắm .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
-Hs lắng nghe
2-Hướng dẫn hs viết chính tả (nghe– viết)
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai : ẩm lạnh , rào rào , gọn ghẽ , len lách, mải miết . . . 
-Chấm 7,10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Cả lớp theo dõi , ghi nhớ và bổ sung , sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 
-Gv sửa bài:
1-Trong những tiếng có âm đệm và không có âm cuối , nguyên âm đôi iê được viết là ya . Tiếng Việt chỉ có 4 từ chứa tiếng ya , trong đó 3 từ là từ mượn , tất cả đều không có dấu thanh : khuya , pơ-luya , xanh-tuya , phéc-mơ-tuya .
2-Trong những tiếng có âm đệm và âm cuối , nguyên âm đôi iê được viết là yê : truyền thuyết , huyện , yên , hải yến . Dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính – chữ ê .
-Hs viết các tiếng có chứa yê , ya .
-Lên bảng viết nhanh các tiếng tìm được . Nhận xét cách đánh dấu thanh .
-Lời giải : khuya , truyền thuyết , xuyên , yên .
Bài tập 3 :
-Quan sát tranh minh học để làm BT 
-Đọc lại câu thơ , khổ thơ chứa vần uyên .
-Lời giải : thuyền , thuyền , khuyên .
Bài tập 4 :
-Chú thích : 
+Yểng : loài chim cùng họ với sáo , lông đen , sau mắt có hai mẩu thịt màu vàng , có thể bắt chước tiếng người .
+Hải yến : loài chim biển cỡ nhỏ , cùng họ với én , cánh dài và nhọn , làm tổ bằng nước bọt ở vách đá cao , tổ dùng làm thức ăn quý .
+Đỗ quyên ( chim cuốc ) : loài chim nhỏ , hơi giống gà , sống ở bờ bụi , gần nước , có tiếng kêu “ cuốc , cuốc” , lủi trốn rất nhanh ( lủi như cuốc ) 
-Lời giải : yểng , hải yến , đỗ quyên .
4-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Nhắc hs nhớ các hiện tượng chính tả đã luyện tập để không viết sai chính tả . 
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Hiểu nghĩa từ thiên nhiên(BT1). Nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật , hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ , tục ngữ (BT2). Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, của BT3, BT4.
HSKG: hiểu ý nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ ở BT2, có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d, BT 3
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Từ điển hoặc một vài trang photo phục vụ bài học .
Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2 .
Một số tờ phiếu để hs làm BT3 -4 theo nhóm .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
-Hs làm lại BT4 của tiết LTVC trước .
-Hs lắng nghe
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Làm việc theo nhóm .
Lời giải : 
Ý b : Tất cả những gì không do con người tạo ra .
Bài tập 2 :
Gv giải thích các thành ngữ , tục ngữ :
+Lên thác xuống ghềnh : gặp nhiều gian lao , vất vả trong cuộc sống .
+Góp gió thành bão : Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn .
+Nước chảy đá mòn : Kiên trì , bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong .
+Khoai đất lạ , mạ đất quen : Khoai phải trồng ở đất lạ , mạ phải trồng ở đất quen mới tốt . 
Chú ý : khoai và mạ là những sự vật vốn có trong thiên nhiên . Dù con người có trồng , cấy ra thì đó cũng không phải những vật nhân tạo .
-Làm việc theo nhóm .
Lời giải : ( từ ngữ được in nghiêng ) 
-Học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ .
Bài tập 3 :
VD : 
+Tìm từ ngữ : 
-Tả chiều rộng : bao la , mêng mông , bát ngát . . . 
-Tả chiều dài (xa) : (xa) tít tắp , tít mù khơi , nuôm trùng , thăm thẳm , vời vợi , ngút ngắt . . . ; (dài) dằng dặc , lê thê . . . 
-Tả chiều cao : chót vót , chất ngất , vời vợi . . . 
-Tả chiều sâu : hun hút , thăm thẳm , hoăm hoắm . . . 
*Lưu ý : Có những từ tả được nhiều chiều như : xa vời vợi , cao vời vợi . . . 
+Đặt câu : 
-Biển rộng mênh mông .
-Chúng tôi đã mỏi chân , nhìn phía trước , con đường vẫn dài dằng đặc .
-Bầu trời cao vời vợi .
-Chiếc hang này tối om , sâu hun hút .
-Gv phát phiếu cho các nhóm làm việc . Thư kí nhóm liệt kê nhanh những từ ngữ miêu tả không gian cả nhóm tìm đựơc . Mỗi thành viên đặt 1 câu ( làm miệng ) với một trong số từ tìm được .
-Đại diện các nhóm dán phiếu làm bài trên bảng , trình bày kết quả . Sau đó hs trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được .
-Cả lớp và gv nhận xét , kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm thực hiện tốt cả 2 yêu cầu : tìm từ và đặt câu .
Bài tập 4 :
-Tìm từ ngữ :
+Tả tiếng sóng : ì ầm , ầm ầm , ầm ào , rì rào , ào ào , ì oạp , oàm oạp , lao xao , thì thầm . . . 
+Tả làn sóng nhẹ : lăn tăn , dập dềnh , lững lờ , trườn lên , bò lên , đập nhẹ lên... 
+Tả đợt sóng mạnh : cuồn cuộn , trào dâng , ào ạt , cuộn trào , điên cuồng , điên khùng , dữ tợn , dữ dội , khủng khiếp . . . 
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt .
VD đặt câu :
-Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm .
-Những làn sóng trườn nhẹ ( đập nhẹ ) lên bờ cát .
-Những gợp sóng lăn tăn trên mặt nước .
-Những đợt sóng hung dữ xô vào bờ , cuốn trôi tất cả mọi thứ trên bãi biển .
-Dặn hs viết thêm vào vở những từ ngữ tìm đựơc ở BT3,4 ; thực hành nói , viết những từ ngữ đó . 
KỂ CHUYỆN
Tiết 8 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Biết kể tự nhiên , bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe , đã đọ ... TLV trước , về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh )
2-Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1 :
-Gv nhắc hs :
+Dựa trên những kết quả quan sát đã có , lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần ; mở bài , thân bài , kết bài .
+Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh , có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( SGK / 10 ) . Nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian , tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương ( SGK / 11,12)
-Hs làm bài (hai em ngồi cùng bàn đổi chéo vở kiểm tra cho nhau).
Bài tập 2 
-Gv nhắc hs :
+Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn .
+Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn . Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó .
+Đoạn văn phải có hình ảnh . Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh , nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động .
+Đoạn văn cần thể hiện đựơc cảm xúc của người viết .
-Gv chấm điểm đoạn viết của một số hs , đánh giá cao những đọan tả chân thực , có ý riêng , không sáo rỗng .
-Hs viết đoạn văn .
-Một số hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn .
-Cả lớp và gv nhận xét 
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , khen những hs có tiến bộ .
-Dặn những hs viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại để cô kiểm tra trong tiết TLV sau .
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 16 : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm .(BT1)
Hiểu đựơc nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc , nghĩa chuyển ) và mối quan hệ giữa chúng (BT2).
Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
HSKG: Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một so từ nhiều nghĩa là tính từ (BT3).
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
SGK , bảng phụ ghi bài tập. 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết LTVC trước , các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ ( như : răng , mũi , tai , lưỡi , đầu . . . ) , động từ (như : chạy , ăn . . . ) . Trong giờ học hôm nay , các em sẽ làm BT phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm , nghĩa gốc với nghĩa chuyển và tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là tính từ .
2-Hướng dẫn hs làm BT 
Bài tập 1 :
a)Từ chín ( hoa , quả , hạt phát triển đến mức thu hoạch đựơc ) ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng ) ở câu 3 là 2 cách dùng của một từ nhiều nghĩa . Chúng đồng âm với từ chín ( số tiếp theo số 8 ) ở câu 2 .
b)Từ đường ( vật nối liền hai đầu ) ở câu 2 với từ đường ( lối đi ) ở câu 3 là 2 cách dùng của một từ nhiều nghĩa .
-Hs làm lại BT3 , 4 của tiết trước .
-Hs lắng nghe
2-Hướng dẫn hs làm BT 
Bài tập 1 :
a)Từ chín ( hoa , quả , hạt phát triển đến mức thu hoạch đựơc ) ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng ) ở câu 3 là 2 cách dùng của một từ nhiều nghĩa . Chúng đồng âm với từ chín ( số tiếp theo số 8 ) ở câu 2 .
b)Từ đường ( vật nối liền hai đầu ) ở câu 2 với từ đường ( lối đi ) ở câu 3 là 2 cách dùng của một từ nhiều nghĩa . Chúng đồng âm với từ đường ( chất kết tinh vị ngọt ) ở câu 1 .
c)Từ vạt ( mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi ) ở câu 1 với từ vạt ( thân áo ) ở câu 3 là 2 cách dùng của một từ nhiều nghĩa . Chúng đồng âm với từ vạt ( đẽo xiên ) ở câu 2 .
-Hs nêu miệng 
Bài tập 3 :
Cao
Nghĩa
-Có chiều cao hơn mức bình thường .
-Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường .
Nặng
Nghĩa
-Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường .
-Ở mức độ cao hơn , trầm trọng hơn mức độ bình thường .
Ngọt 
Nghĩa
-Có vị như vị của đường mật .
-( Lời nói ) nhẹ nhàng , dễ nghe .
-( Âm thanh ) nghe êm tai .
-Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường .
-Hs làm bài vào vở.
Đặt câu
-Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp .
-Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao .
Đặt câu
-Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay .
-Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên .
Đặt câu
-Loại sô-cô-la này rất ngọt .
-Cu cậu chỉ ưa nói ngọt .
-Tiếng đàn thật ngọt .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Dặn hs ghi nhớ những kiến thức đã học và viết thêm những câu văn đã đặt ở BT3.
Thứ Sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 16 : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI , KẾT BÀI)
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp (BT1).
_Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (BT2). Viết được đoạn mở bài gián tiếp , đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương( BT3). 
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
	SGK ,bảng phụ ghi bài tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của bài học .
-Đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã đựơc viết lại .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Hs đọc nội dung BT1 .
-Nhắc lại kiến thức đã học về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp , gián tiếp )
+Mở bài trực tiếp : kể ngay vào việc ( bài văn kể chuyện ) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả ( bài v
ăn miêu tả )
+Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào chuyện ( hoặc vào đối tượng ) định kể ( hoặc tả )
-Hs đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét 
-Lời giải : (a) là kiểu mở bài trực tiếp ; (b) là kiểu mở bài gián tiếp .
Bài tập 2 
-Lời giải :
+Giống nhau : Đều nói về tình cảm yêu quý , gắn bó thân thiết của bạn hs đối với con đường .
+Khác nhau : Kết bài không mở rộng : khẳng định con đường rất thân thiết với bạn hs . Kết bài mở rộng : vừa nói về tình cảm yêu quý con đường , vừa ca ngợi công ơn các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường , đồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch đẹp .
-Nhắc lại kiến thức đã hướng học về 2 kiểu kết bài ( không mở rộng , mở rộng ) :
+Kết bài không mở rộng : cho biết kết cục , không bình luận thêm .
+Kết bài mở rộng : sau khi cho biết kết cục , có lời bình luận thêm .
-Hs đọc thầm 2 đoạn văn , nêu nhận xét 2 cách kết bài . 
Bài tập 3
-Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, hs có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể ở địa phương mình .
-Để viết một đoạn văn kiểu kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên , các em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn , tô đẹp thêm choc ảnh vật quê hương .
-VD : Em đã được xem rất nhiều tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước , đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trag , vịnh Hạ Long , Đà Lạt. Em cũng đã được lên Sa Pa , vào TP Hồ Chí Minh . Đất nước mình nới đâu cũng có cảnh đẹp . Dù thế , em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là Xã Lộc An quê hương em .
-VD : Em rất yêu quý Thị trấn quê hương em . Em mơ ước lớn lên sẽ học nghề kiến trúc , trở thành kiến trúc sư , thiết kế những ngôi nhà xinh xắn , những toà nhà có vườn cây để Thị trấn của em trở nên xanh hơn , đàng hoàng , to đẹp hơn .
-Hs viết mở bài , kết bài theo yêu cầu .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhắc hs ghi nhớ hai kiểu mở bài ( trực tiếp , gián tiếp ) , hai kiểu kết bài ( mở rộng , không mở rộng ) trong bài văn tả cảnh .
 -Nhận xét tiết học . Dặn những hs viết mở bài , kết bài chưa đạt về nhà viết lại để cô kiểm tra .
LỊCH SỬ
Tiết 8 : XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH 
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết :
-Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/ 1930 ở Nghệ An.
Biết một số biểu hiện về xây dung cuộc sống mới ở thôn xã : 
Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ .
- Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931 .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Hình trong SGK phóng to.
- Lược đồ Nghệ An – Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
- Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ – Tĩnh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
+Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? Do ai chủ trì?
+Em hãy trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt nam.
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
 Giới thiệu bài : Sử dụng bản đồ.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ nổ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là nơi phong trào nổi lên mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.
*Hoạt động 2 ( làm việc cả lớp )
-Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930 –1931(tiêu biểu qua sự kiện 12-09-1930).
-Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
-Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Đọc SGK /18 và thảo luận
* GV tường thuật, trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-09-1930. Nhấn mạnh : ngày 12-09 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.
-Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
*Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
-Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
-Đọc SGK, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Trình bày ý kiến trước lớp .
-Không hề xảy ra trộm cướp. Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đã phá nạn rượu chè, cờ bạc .. . 
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp )
-Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì ?
-Thảo luận .
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động 
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
3-Củng cố – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .CB bài.
 GIÁO DỤC TẬP THỂ
HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG (BÀI 2)
SINH HOẠT ĐỘI: BÔNG HOA TẶNG MẸ VÀ CÔ - SƠ KẾT TUẦN
I- MỤC TIÊU:
 -Nắm được kiến thức về ATGT qua bài 2
- Hs đọc những bài thơ, hát những bài hát về mẹ và cô
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần. Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II- CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ. Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Học An toàn giao thông bài 1
(Có giáo án soạn riêng)
2 - Hs đọc những bài thơ, hát những bài hát về mẹ và cô.
3-Lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp
- Nhắc bị bài tuần sau
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Trình bày, thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_8_ban_2_cot.doc