Giáo án dạy tuần 11 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than

Giáo án dạy tuần 11 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than

Tiết1: Thể dục

(22): ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY ,CHÂN, VẶN MÌNH VÀ TOÀN THÂN

TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.

 - Bước đầu biết phối hợp 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.

 - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.

II. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN.

 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.

 

doc 14 trang Người đăng nkhien Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy tuần 11 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
 Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010
Tiết1: Thể dục
(22): Động tác vươn thở, tay ,chân, vặn mình và toàn thân
Trò chơi “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 - Bước đầu biết phối hợp 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy một hàng dọc quanh sân tập
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7”.
B. Phần cơ bản
1. Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân vặn mình ,toàn thân.
2. Trò chơi “Chạy nhanh theo số”
3. Phần kết thúc
- GV hớng dẫn học sinh thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập.
6- 10 phút
25- 20phút
13- 15 phút 
5- 7 phút 
4- 5 phút
- Cán sự tập hợp lớp, điểm số, báo cáo
- ĐHNL.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
- ĐHTC.
- Cán sự điều khiển
+ Lần 1: Tập từng động tác.
+ Lần 2- 3: Tập liên hoàn 5 động tác.
- ĐHTL: 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
- Chia nhóm để HS tự tập luyện GV theo dõi, sửa chữa, uốn nắn.
- GV tổ chức cho HS chơi
ĐHTC: 
 * * * * *
 * * * * *
- ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
 điều chỉnh sau tiết dạy:
......................................................................
Tiết 2 : Luyện từ và câu
(22): Quan hệ từ
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ND ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ ( BT1, mục III ); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, bút dạ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là đại từ xng hô? Cho ví dụ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
2.Phần nhận xét:
*Bài tập 1
- GV hướng dẫn HS phân tích và làm bài.
- GV theo dõi, nhận xét và ghi nhanh ý đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải đúng.
- GV nhấn mạnh: những từ in đậm được gọi là quan hệ từ.
+ Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ có tác dụng gì?
*Bài tập 2 
- GV nhận xét, bổ sung.
+ Ngoài việc dùng các từ để nối ngời ta còn nối bằng cách nào?
+ Những cặp QHT trong bài tập 2 biểu thị quan hệ gì?
3.Ghi nhớ:
- GV chốt ý, rút ra phần ghi nhớ
4. Luyện tập:
*Bài tập 1 
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu và cách làm bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét, chữa bài và đánh giá.
*Bài tập 2
- Hướng dẫn HS làm bài
- GV nhận xét , bổ sung.
*Bài tập 3 
- Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
+ Quan hệ từ là gì? Tác dụng của nó? 
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 theo yêu cầu của bài.
- Một số học sinh trình bày.
*Lời giải:
a,Và nối say ngây với ấm nóng.
b,Của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi.
c,Như nối không đơm đặc với hoa đào.
Nhưng nối hai câu trong đoạn văn.
+ Là những từ dùng để nối các từ trong một câu hoặc các câu trong một đoạn, giúp người nghe hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các từ, các câu đó. 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày.
*Lời giải:
a) Nếu  thì ( Biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả )
b) Tuy nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản)
+ Nối bằng cặp từ gọi là cặp quan hệ từ
+ Quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, tương phản, tăng tiến
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 và làm bài.
- Một số học sinh trình bày.
*Lời giải:
a)- Và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
 - Của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
 - Rằng nối cho với bộ phận đứng sau.
b)- Và nối to với nặng
 - Như nối rơi xuống với ai ném đá.
c)- Với nối ngồi với ông nội.
 - Về nối giảng với từng loại cây.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Một số HS trình bày trước lớp.
*Lời giải:
a) Vì nên ( Biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả )
b) Tuy nhưng ( Biểu thị quan hệ tương phản)
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS làm phiếu, lớp làm vào vở.
- HS chữa bài trước lớp.
- 1 số HS đọc những câu văn vừa được.
- HS nêu
- HS theo dõi
 điều chỉnh sau tiết dạy:
.................
.................
................
Tiết 3: Toán
(54): Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - Biết: Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần cha biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - Làm được các bài tập :1; 2 ;3.
II. Đồ dùng - pphttc:
 - Phiếu khổ lớn, bút dạ.
 * Phương pháp:hỏi đáp, quan sát, thực hành.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ 
+ Nêu cách cộng, trừ hai số thập phân?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập
*Bài tập 1: Tính
- Cho HS làm và chữa bài.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2: Tìm x
- Hướng dẫn HS tìm x.
- GV nhận xét, dánh giá.
+ Nêu cách tìm thành phần cha biết trong các phép tính trên.
*Bài tập 3: Tính bằng cách thuận tiện 
- Cho HS làm và chữa bài. 
- GV nhận xét, sửa chữa, nhấn mạnh cách làm.
 *Bài tập 4 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
- GV nhậnm xét, chữa bài. 
*Bài tập 5 
( Các bước thực hiện tương tự bài 4) 
- GV nhận xét, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ, nhắc HS về học kĩ lại cách cộng, trừ số thập phân.
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con.
*Kết quả:
605,26 + 217,3 = 822,56
800,56 - 384,48 = 416,08
16,39 + 5,25 - 10,3 = 11,34
- 1 HS đọc đề bài.
- 2HS lên bảng, lớp làm vào nháp và chữa bài.
a, x - 5,2 = 1,9 + 3,8
 x = 5,7 
 x = 5,7 + 5,2 
 x = 10,9
b, x +2,7 = 8,7 + 4,9
 x = 13,6 
 x = 13,6 – 2,7 
 x = 10,9
- HS nêu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm và lên bảng chữa bài.
*Ví dụ về lời giải:
a) 12,45 + 6,98 + 7,55
= (12,45 + 7,55 ) + 6,98
= 20 + 6,98 
= 26,98
b)42,37 – 28,73 – 11, 27
= 42,37 – ( 28,73 + 11, 27)
= 42,37 – 40
= 2,37
- HS đọc đề bài
- HS phân tích và làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
 Bài giải:
Quãng đường đi trong giờ thứ hai là:
 13,25 – 1,5 = 11,75 (km)
Quãng đường đi trong hai giờ đầu là:
 13,25 + 11,75 = 25 (km)
Quãng đường đi trong giờ thứ ba là:
 36 – 25 = 11 (km)
 Đáp số: 11 km
- HS đọc, phân tích, làm và chữa bài
 Bài giải
 Số thứ ba là:
 8 - 4,7 = 3,3
 Số thứ nhất là: 
 8 - 5,5 = 2,5
 Số thứ hai là: 
 8 - 3,3 - 2,5 = 2,2
 Đáp số: 2,5 ; 2,2 ; 3,3
- HS theo dõi.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
......................
.......................
.............
Tiết 4: Khoa học:
(22): Tre, mây, song
I. Mục tiêu:
-Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre,mây,song.
-Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
-Quan sát ,nhận biết một số đồ dùng làm từ tre mây song và cách bảo quản chúng.
Giáo dục h/s yêu thích môn học.
II. Đồ dùng - pphttc:
	-Phiếu học tập.
	-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được sử dụng trong gia đình.
 * Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
 * Hình thức: nhóm, ca nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Nội dung: 
2.1-Hoạt động 1:
-GV phát cho các nhóm phiếu học tập và yêu cầu HS có thể đọc các thông tin trong SGK để hoàn thành phiếu học tập.
-Cho HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung phiếu học tập.( Nêu đặc điểm ,công dụng của tre và mây song)
-Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, kết luận.
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
+Tre có đặc điểm mọc đứng cao khoảng 10- 15 m,thân rỗng bên trong,nhiều đốt.Có tính đàn hồi,.Dùng để làm nhà ,làm đồ dùng trong gia đình 
+Mây, song: cây leo ,thân gỗ, không phân nhánh, hình trụ.Dùng để đan lát, làm đồ mĩ nghệ
2.2-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
+)Bước 1: Làm việc theo nhóm 8:
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4,5,6,7 SGK trang 47 và nói tên từng đồ dùng trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ chất liệu nào?
-Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm mình vào bảng nhóm.
+)Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV cho HS cùng thảo luận câu hỏi:
+Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết.
*Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn?
-GV kết luận: 
3-Củng cố, dặn dò
. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
:* GV nhận xét giờ học
-HS thảo luận nhóm 8 theo yêu cầu của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Rổ, rá, ống đựng nước, bàn ghế, tủ, giá để đồ, ghế,
*Sơn dầu để chống ẩm mốc, để nơi khô, mát
 điều chỉnh sau tiết dạy:
......................
.......................
.............
Tiết5: Mĩ thuật.
 (11):Vẽ tranh
Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
I. Mục tiêu:
- HS tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài
- HS vẽ được tranh về đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
- HS yêu quý kính trọng thầy giáo ,cô giáo.
II.Chuẩn bị.
 - Tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam.
 - Một số bài vẽ về đề tài. ngày nhà giáo Việt Nam
 - Hình gợi ý cách vẽ.
III. Các hoạt động dạy –học.
Hoạt động cuat thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài. ngày nhà giáo Việt Nam
.Gợi ý nhận xét.
c. Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+ Sắp xếp các hình ảnh.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá.
- GV tổng kết chung bài học.
3- Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát và nhận xét
- cách chọn nội dung.
- Những hình ảnh đặc trưng.
+ HS nhớ lại các HĐ chính.
+ Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+ Khung cảnh chung.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
- Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
......................
.......................
 Thứ sá ... n tập: Hơn tám mươi năm
chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ
(1858- 1945)
I/ Mục tiêu:
 - Qua bài này giúp HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 –1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó.
II/ Đồ dùng - pphttc:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bảng thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 10).
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát
* Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Ôn tập:
a) Thời gian, diễn biến chính của các sự kiện tiêu biểu:
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ đối đáp nhanh” để ôn tập nh sau:
+ Lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời.
+ Nội dung: Thời gian diễn ra và diễn biến chính của các sự kiện sau:
*Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta năm nào?
*Kể tên các phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
*Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào?
*Khởi nghĩa giành chính quyền - GV nhận xét, tuyên dương nhóm chơi tốt.
b) ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cở Hà Nội vào thời gian nào?
*Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào, ở đâu?
ách mạng tháng Tám.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử gì đối với Cách mạng Việt Nam?
+ Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
3- Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, 
- nhắc HS về tiếp tục ôn tập.
- HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thời gian diễn ra các sự kiện:
+ Năm 1858: TDP xâm lược nước ta.
+ Cuối TK XIX đầu TK XX: Phong trào của Trương Định, Cần Vương, Đông du
+ Ngày 3- 2- 1930: ĐCS Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19- 8- 1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- ngày 2-9-1945, tại Quảg trường Ba Đình
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
- Phong trào đã chứng tỏ lòng yêu nước tinh thần CM của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập tự do cho nước nhà đa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
Chú ý nghe, ghi bài.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
.......................
.......................
.......................
Tiết 4: Địa lí
 (11) : Lâm nghiệp và thuỷ sản.
I. Mục tiêu: 
 -Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triên và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta:
+Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng,khai thác gỗ và lâm sản;phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
+Nghành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông ,hồ ở đồng bằng
-Sử dụng sơ đồ bảng số liệu,biểu đồ ,lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp và thuỷ sản.
-giáo dục h/s yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ ,tranh minh hoạ.
 * Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
Kể tên một số vật nuôi, cây trồng chủ yếu ở nước ta và nơi phân bố của chúng?
- Gv nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 a) Lâm nghiệp:
2.2-Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
-Cho HS quan sát hình1-SGK 
1-2 HS trả lời
- Chú ý theo dõi.
:-Cho HS trao đổi cả lớp theo các câu hỏi
+Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp? 
- GV treo sơ đồ gọi HS nêu lại HĐ của ngành lâm nghiệp.
+Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu?
-GV giải nghĩa từ lâm sản .
? Kể các việc của trồng và bảo vệ rừng?
? Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác cần phải chú ý điều gì?
- GVKL:Lâm nghiệp có hai hoạt động chính,
2.3-Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
-Gv treo bảng số liệu về diện tích rừng.
? Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào ?
? Nêu diện tích rừng của từng năm đó? 
-Cho HS trao đổi theo cặp theo nội dung các câu hỏi:
? Nhóm1: Từ năm 1980 đến 1995 diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
? Nhóm 2: Từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng của nớc ta thay đổi nh thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
-Mời HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
? Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng thường diễn ra ở vùng nào?
? Điều này gây khó khăn gì cho việc trồng và bảo vệ rừng?
* Em có nhận xét gì về diện tích rừng của địa phương ta trước đây so với bây giờ?
? Diện tích rừng trồng nhiều hay ít?vì sao? 
-GV kết luận: 
b) Ngành thuỷ sản:
2.4-Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
-GV treo biểu đồ giúp HS nắm được các yếu tố của bản đồ. qua sát biểu đồ trong SGK- 90 và so sánh sản lượng thuỷ sản của năm 1990 và năm 2003.
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
+Em hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? 
? Ngành thuỷ sản làm những công việc gì?
+Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? 
+Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV kết luận: 
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho Hs nêu lại 2 nội dung chính của bài
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. 
- Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác
-Phân bố chủ yếu ở vùng núi.
-Ươm cây giống ,trồng và bảo vệ cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng,
- Phải khai thác hợp lí, tiết kiệm, không khai thác bừa bãi ,không phá hoại rừng,..
-HS trao đổi nhóm 2 theo nội dung các câu hỏi.
- Vào các năm: 1980, 1995, 2004
- Năm 1980: 10,6 triệu ha
-Năm: 1995: 9,3triệu ha
- Năm 2004: 12,2 triệu ha.
- Trong giai đoạn này diện tích rừng nớc ta giảm mất 1,3 triệu ha.Do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng và bảo vệ rừng chưa được chú ý đúng mức.
- Diện tích rừng nước ta tăng thêm 2,9 triệu ha do công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
- Diễn ra chủ yếu ở vùng núi và một phần ở vùng ven biển
- Vùng núi dân cư thưa thớt vì vậy hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản khác cũng khó phát hiện.
* Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
- Trồng nhiều nhưng do ý thức người dân không bảo vệ ,chăm sóc nên còn lại ít ,
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- cá ba sa, cá tra, tôm sú ,tôm hùm trai ,ốc,
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản.
- Vùng biển rộng , mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng và đánh bắt,
- Vùng đồng bằng và ven biển
- chú ý nghe, ghi bài.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
.......................
.........................
...........
Tiết 5: sinh hoạt lớp + sinh hoạt đội
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11(Dung).doc