Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 06

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 06

Tập đọc

 Tuần 6- tiết 11 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI.

I/ Mục tiêu :

-Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài

- Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu ( Trả lời được các câu hỏi trong sgk)

II/ Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài đọc ,bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 06", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
 Tập đọc
 Tuần 6- tiết 11 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI.
I/ Mục tiêu :
-Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài 
- Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu ( Trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài đọc ,bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
Gọi HS đọc bài cũ và trả lời câu hỏi.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu :
Trên trái đất có nhiều màu da khác nhau và nhiều nước tồn tại nạn phân biệt chủng tộc, thái độ miệt thị da đen và da màu.Vì thế cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc quyết liệt mạnh mẽ của nhân dân Nam phi đã làm sụp đổ chế độ A-pác thai.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
* 1 HS khá đọc toàn bài.
*GV nêu yêu cầu đọc sơ lược: Đọc giọng trôi chảy lưu loát, diễn cảm, giọng xúc động ,thể hiện sự bất bình.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc lại đoạn 1
Hỏi : Dưới chế độ A pác thai , người da đen bị đối xử như thế nào?
Giảng : Tự do, dân chủ.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3.
Người dân Nam phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ A pác thai ?
Giảng : Bình đẳng.
Vì sao cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tọc được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi.
GV giới thiệu ảnh và tiểu sử ông tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi.
 Nêu nội dung chính của bài : 
C/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
Cho HS luyện đọc diễn cảm .
 Luyện đọc ngắt giọng ,nhấn giọng khi đọc các số liệu, đoạn 3 đọc giọng ca ngợi , sảng khoái.
3/ Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại ý nghĩa .
Dặn HS luyện đọc , 
 HS đọc 
Cả lớp nhận xét.
HS nghe.
1 hs khá giỏi đọc.
HS nghe.
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 1.
* Luyện đọc các từ khó: A-pác thai, Nen xơn Man đê la, tổng tuyển cử, yêu chuộng.
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 2:
* Yêu cầu đọc chú giải. 
* HS luyện đọc trong nhóm đôi.
* 1 HS đọc toàn bài.
HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
Luyện đọc trong nhóm.
-Người da đen bị đối xử bất công, làm viẹc nặng nhọc, lương thấp, ở trong những khu riêng, không được hưởng tự do, dân chủ.
-Người dân N am Phi đã đứng lên đòi quyền bình đẳng.
-Cuộc đấu tranh của họ được ủng hộ vì chế độ A pác thai rất tàn bạo, mọi người cần được đối xử bình đẳng dù bất cứ màu da nào.
HS trình bày.
HS nghe
Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen Nam Phi.
-Thi đọc diễn cảm trong nhóm 4.
-Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 Môn : Luyện từ và câu
 Tuần 6- tiết 11 Đề bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC.
I/ Mục tiêu :
Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu ,tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu Bt1,Bt2.Biết đặt câu với một từ , một thành ngữ theo yêu cầu Bt3,Bt4
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1, 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ.
Giải thích nghĩa của 2 từ đồng âm trong các ví dụ sau:
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc đề.
Thảo luận nhóm đôi.
Thi tìm các từ ghép có tiếng Hữu có nghĩa là bạn và hữu có nghĩa là có
Bài 2: Tổ chức chơi trò chơi tiếp sức để tìm từ ghép có tiếng hợp:
Nhóm 1: Có nghĩa là gộp lại 
Nhóm 2: Có nghĩa là đúng với yêu cầu,đòi hỏi.
Bài 3: Cho HS đặt câu theo nhóm với các từ ghép vừa tìm được.
GV tổ chức cho HS nhận xét , sửa chữa.
Bài 4: GV: cho HS giải thích ý nghĩa các câu thành ngữ.
Hướng dẫn HS đặt câu viết đoạn có sử dụng các thành ngữ này.
3/Hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học.
Dặn L àm bài tập 3, 4 vào vở ở nhà.
HS trả lời
a/ Ba dùng lạt buộc lại tấm liếp.
b/ Canh mẹ nấu hơi lạt.
dây buộc vót từ tre.
vị của món ăn.
HS đọc đề.
Thảo luận nhóm đôi.
Thi tìm các từ ghép có tiếng Hữu có nghĩa là bạn : chiến hữu, bạn hữu, thân hữu, bằng hữu
 hữu có nghĩa là có:hiện hữu, hữu ích, hữu hiệu, hữu ích
-Hợp sức, hợp tác , hợp nhất
- Hợp tình, hợp lí, hợp lẽ, hợp lệ
HS đặt câu.
Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như trong 1 gia đình.
Kề vai sát cánh: đồng tâm hợp lực cùng làm việc chia sẻ.
Chung lưng đấu cật: ( Như thành ngữ trên.)
 KỂ CHUYỆN 
 Tuần 6- tiết 6 
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I/ Mục tiêu :
 Kể được một câu chuyện ( được chứng kiến , tham gia hoặc đã nghe , đã đọc ) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình , phim ảnh .
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn các tiêu chuẩn đánh giá.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ:
HS kể lại 1 câu chuyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
GV gạch chân các từ ngữ quan trọng trong cả 2 đề để HS lựa chọn.
-Kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc 1 việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nói về 1 nước mà em được biết qua truyền hình ,phim ảnh.
Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
Cho HS lập dàn ý câu chuyện sẽ kể.
GV chấm bài 1 số em, nhận xét.
3/ Thực hành kể chuyện:
HS kể chuyện trong nhóm đôi.
Thi kể chuyện trước lớp.
GV treo bảng phụ yêu cầu HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để nhận xét .
Chọn HS kể hay nhất, tuyên dương.
4/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Khuyến khích HS kể chuyện cho người thân nghe.
Dặn: chuẩn bị bài: Cây cỏ nước Nam.
1 hs kể chuyện.
-HS kể lại 1 câu chuyện ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
-Nhận xét.
-HS đọc và tìm hiểu đề.
-Đọc thầm gợi ý trong sách.
-HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
-Lập dàn ý câu chuyện.
Hs nhận xét
-HS kể chuyện trong nhóm đôi.
-Thi kể trước lớp.
-Nhận xét.
-Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để nhận xét .
- HS chọn bạn kể hay nhất, tuyên dương
 Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
 Tập đọc:Tuần 6- tiết 12 TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT.
I/ Mục tiêu -Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài ,bước đầu đọc diễn cảm được bài văn 
-Hiểu ý nghĩa : Cụ già người pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc ,bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
Gọi HS đọc bài cũ và trả lời câu hỏi.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu :
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
* 1 HS khá đọc toàn bài.
*GV nêu yêu cầu đọc sơ lược: Đọc giọng trôi chảy lưu loát, diễn cảm, thể hiện tính cách nhân vật.
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Gọi HS đọc lại đoạn 1
Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc nào?
Tên phát xít . người trên tàu?
Vì sao tên sĩ quan  cụ già người Pháp?
Giảng : lạnh lùng.
Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2
Nhà văn . Pháp đánh giá như thế nào?
Giảng: Nhà văn quốc tế.
Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
Lời đáp của ông cụ  ngụ ý gì?.
Nêu nội dung chính của bài : 
C/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
Cho HS luyện đọc diễn cảm 
Luyện đọc phân vai với 3 giọng đọc.
Tổ chức luyện đọc trong nhóm và thi đọc trước lớp.
3/ Hoạt động nối tiếp 
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
 HS đọc 
Cả lớp nhận xét.
1 hs khá giỏi đọc.
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 1.
* Luyện đọc các từ khó : Pa- ri,
 Hít–le, Vin–hen-Ten, Mét-xi-na, Oóc-lê –ăng 
* HS đọc đoạn nối tiếp lượt 2:
* Yêu cầu đọc chú giải. 
* HS luyện đọc trong nhóm đôi.
* 1 HS đọc toàn bài.
HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
Luyện đọc trong nhóm.
-Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa- ri,trong thời gian Pháp bị Đức chiếm đóng.
- Hắn nói: Hít Le muôn năm
- Vì ông lão không nói bằng tiếng Đức với hắn dù nói và hiểu tiếng Đức.
-Là nhà văn quốc tế ,tức là của toàn nhân loại.
-Ông căm ghét bọn phát xít xâm lược nhưng không ghét người Đức và tiếng Đức.
-Chê bọn phát xít là những kẻ cướp.
Ca ngợi cụ già người Pháp
thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
Thi đọc diễn cảm trong nhóm 4.
Tổ chức luyện đọc phân vai
Tập làm văn
 Tuần 6- tiết 11 LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/ Mục tiêu :
 Biết cách viết 1 lá đơn đúng quy định về thể thức đủ nội dung cần thiết trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh , mẫu đơn in sẵn.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
GV kiểm tra 1 số vở của HS đã viết lại bài văn tả cảnh của tiết trước.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Cho HS đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng.
Cho HS lần lượt trả lời những câu hỏi trong SGK.
Gv cho HS quan sát tranh.
Giới thiệu thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của chữ thập đỏ và nhân dân đã giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
Hỏi: Chất độc da cam gây những hậu quả gì cho con người?
-Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho nạn nhân chất độc da cam?
- Bài 2:
HS đọc yêu cầu bài tập.
Nêu những điểm cần chú ý.
Cho HS viết đơn.
Gọi HS đọc đơn của mình đã viết.
Cả lớp bổ sung, nhận xét.
GV đọc 1 lá đơn mẫu trong SGV cho HS tham khảo.
3/ Hoạt động nối tiếp 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại lá đơn vào vở.
HS chuẩn bị vở.
HS nghe.
1 HS đọc bài.
Cả lớp đọc thầm.
Đọc thầm câu hỏi.
Quan sát tranh.
Hs giới thiệu thảm hoạ do chất độc màu da cam gây ra, hoạt động của chữ thập đỏ và nhân dân đã giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
-Phá huỷ rừng, làm xói mòn đất đai, gây bệnh nan y cho người
-Thăm hỏi động viên, gây quỹ đề giúp đỡ, cảm thông với nỗi đau của họ.
-HS viết đơn vào vở.
Hs đọc 1 lá đơn của mình 
Nhận xét bổ sung bài làm của bạn.
 Luyện từ và câu
 Tuần 6- tiết 12 DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I/ Mục tiêu :
- Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ ( nội dung ghi nhớ)
 - Nhận biết đươc hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (Bt1mucj 3) Đặt câu với một cặp từ đồng âm theo yêu cầu BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1, 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
Thế nào là từ đồng âm, cho ví dụ.
Nêu 1 số từ ghép có chứa tiếng Hữu, hợp.
Giải thích nghĩa của từ em tìm được.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/Phần nhận xét:
Cho HS đọc câu “ Hổ mang bò” trả lời câu hỏi trong SGK.
GV treo bảng phụ .
Hỏi: Em hiểu 2 câu trên như thế nào?
Vì sao lại hiểu như thế?
GV chốt ý: Cho hs xem tranh.
Hổ mang: Tên 1 loài rắn độc.
Hổ mang: 2 Từ.
Người viết đã sử dụng từ đồng âm để làm cho người đọc hiểu khác nội dung ý nghĩa, tạo nên điều gì?
GV kể cho HS nghe câu chuyện về bài thơ tạ lỗi của Nguyễn Khuyến. 
3/ Phần ghi nhớ:
HS đọc và nêu lại nội dung ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
Bài 1: Tổ chức chơi trò chơi để tìm từ đồng âm và giải thích nghĩa của từ.
Bài 2: Cho HS đặt câu có các từ đồng âm vừa tìm được.
GV tổ chức cho HS nhận xét , sửa chữa.
5/Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn Làm bài tập 2 vào vở.
HS trả lời
-1 số từ ghép có chứa tiếng Hữu, hợp.
-Giải thích nghĩa 
HS đọc đề.
Thảo luận nhóm đôi.
Hổ mang : từ dùng để chơi chữ khiến người nghe hiểu khác.
Hổ mang: tên 1 loài rắn.
Hổ mang: là con hổ ( danh từ) đã mang ( động từ) con bò đi
-Người viết đã sử dụng từ đồng âm để làm cho người đọc hiểu khác nội dung ý nghĩa, tạo nên sự bất ngờ.
HS đọc và nêu lại nội dung ghi nhớ.
Bài 1
-Chơi trò chơi để tìm từ đồng âm và giải thích nghĩa của từ.
Đậu, chín, bác ,tôi, đá, 
Bài 2
HS đặt câu có các từ đồng âm vừa tìm được.
-HS nhận xét , sửa chữa.
Chính tả
 Tuần 6- tiết 6 Ê-MI-LI CON
I/ Mục tiêu :
 - Nhớ viết đúng chính tả , trình bày đúng ;trình bày đúng hình thức thơ tự do
 - Nhận biết được các tiếng chứa ưa , ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu BT2,tìm được tiếng chứa ưa,ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ , tục ngữ ở bt3
 II/ Đồ đùngạy học : Một số phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
Nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm uô, ua.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS viết chính tả:
Gọi 2HS đọc thuộc lòng đoạn chính tả cần viết.
Hỏi: Nội dung đoạn thơ nói lên điều gì?
Luyện viết từ khó: Oa-sinh –tơn , hoàng hôn, Sáng loà.
GV hướng dẫn cách trình bày đoạn thơ cho đúng với thể tự do.
Cho HS nhớ viết.
GV thu bài, chấm 1 số em, nhận xét.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: 
Cho HS đọc bài tập.
Yêu cầu HS gạch chân các từ có chữa nguyên âm đôi ưa, ươ.
Yêu cầu HS nhận xét cách ghi dấu thanh.
Hỏi 
Khi ưa, ươ không có âm cuối thì dấu thanh đặt ở chữ cái nào của âm chính. ?
Nếu có âm cuối thì dấu thanh đặt ở chữ cái nào ?
Bài 3: Cho HS đọc bài tập.
HS làm miệng để hoàn chỉnh các câu thành ngữ, tục ngữ.
Cho HS giải thích ý nghĩa.
4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
HS trả lời
cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm uô, ua.
HS đọc
Cuộc đấu tranh chống lại chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở VN.
HS viết.
Hs tự chấm bài 
HS đọc bài tập.
lưa, thưa, nước, ngược, tươi, tưởng ,giữa
-Khi ưa, ươ không có âm cuối thì dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. 
-Nếu có âm cuối thì dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2.
HS đọc bài tập:
Cầu được ước thấy.
Năm nắng mười mưa.
Nước chảy đá mòn.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Tập làm văn
 Tuần 6- tiết 12 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.
I/ Mục tiêu :
 -Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
 Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước ( bt2)
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Cho hs đọc bài tập .
Một HS đọc đoạn văn tả cảnh biển.
Hỏi: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
Câu nào thể hiện điều đó?
Tác giả đã quan sát những gì và vào lúc nào?
Khi quan sát, tác giả đã có những liên tưởng thú vị nào?
Cho HS đọc đoạn b.
Hỏi: Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
Tác giả đã sử dụng các giác quan nào để quan sát?
Tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
Bài 2:
Cho HS đọc đề.
Cho HS làm bài vào vở.
Chấm bài và nhận xét.
3/ Hoạt động nối tiếp :
Nhận xét chung bài làm của HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS hoàn chỉnh dàn ý tả cảnh sông nước.
HS nghe.
HS đọc bài tập 1.
HS đọc thầm đoạn văn tả biển.
-Tả sự thay đổi của biển.
-Câu đầu đoạn vănnêu lên ý chính của cả đoạn( câu chốt).
- Tác giả đã quan sát bầu trời và biển, khi trời mây trắng, khi âm u, khi giông gió
-Tác giả có những liên tưởng thú vị là biển giống như con người có nhiều trạng thái khác nhau.
-Con kênh được quan sát ở 3 thời điểm: sáng trưa, tối.
- Mắt và xúc giác.
-Làm cho người đọc cảm nhận rõ hình ảnh , màu sắc , đặc điểm của con kênh.
HS làm bài vào vở: lập dàn ý tả cảnh sông nước.
\

Tài liệu đính kèm:

  • docF113 TUAN 6.doc