Giáo án dạy tuần 19 (giáo án số 4)

Giáo án dạy tuần 19 (giáo án số 4)

TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I.Mục đích yêu cầu: Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( Anh Thành, anh Lê ).

 Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3.

II. Chuẩn bị:Tranh về Bến nhà Rồng , Bảng phụ viết sẵn đoạn” Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy – học: Ổn định : Nề nếp

 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 19 (giáo án số 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19
 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I.Mục đích yêu cầu: Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( Anh Thành, anh Lê ).
 Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3.
II. Chuẩn bị:Tranh về Bến nhà Rồng, Bảng phụ viết sẵn đoạn” Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy – học: Ổn định : Nề nếp
 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Luyện đọc : ( 15’)
MT: Đọc đúng: Phắc – tuya, Sa –xơ – lu Lô – ba, Phú Lãng Sa. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Đọc phân biệt lời các nhân vật ( anh Thành, anh Lê), lời tác giả, đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Gọi 1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
-Yêu cầu HS nối tiếp theo đoạn đến hết bài (3 lượt).
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnVậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
+Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh 
GV Kết hợp giải nghĩa thêm: Chữ Tàu( chữ Trung Quốc )
“cơm nuôi” nhà chủ lo cơm cho người làm ăn.
+ Lần 3 : Hướng dẫn HS đọc đúng lời nhân vật, tâm trạng nhân vật.
-Học sinh đọc theo nhóm.Đại diện nhóm đọc.
- GV đọc mẫu cả trích đoạn kịch.
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài. ( 12’)
MT: Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1. H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
-Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Lắng nghe và chốt ý.
+ Đoạn 2.H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
“ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ, da vàng với nhau. Nhưng Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” “ Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.”
+ Đoạn 3.H: Câu chuyện giữa anh thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.
Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì?
 Anh Thành đáp: Anh học trường  anh là người nước nào?
Giải thích: Sở dĩ câu chuyện của hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
 H: Trích đoạn kịch trên cho ta biết nội dung gì?
Nôïi dung chính : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành .
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm ( 10’)
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn :
 + Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở về vận nước.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
 - Gọi 3 HS đọc phân vai trước lớp.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
-Nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung trích đoạn. Giáo dục và nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Người công dân số một ” tiếp. 
- Cả lớp theo dõi.
-1em đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
-1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2-3 em phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
-HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo tốp 3.Cả lớp lắng nghe, nhận xét .
- H/ S xung phong đọc.
TOÁN(91) DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu :- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tốn cĩ lien quan.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : - Gv : 2 tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học SGK. HS : Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo .
III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Nề nếp lớp.
 2. Bài cũ :Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hình thành công thức tính diện tích hình thang.( 15’)
MT: Biết hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Giáo viên yêu cầu hãy tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình 2 hình thang ABCD làm bằng bìa bằng nhau.
-Lấy 1 hình thang hướng dẫn học sinh xác định trung điểm M của cạnh BC rồi dùng thước nối A với M . Cắt rời hình tam giác ABM . Sau đó ghép với tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK. 
H: Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
H: Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
-Diện tích hình tam giác ADK là : 
Mà==
-Vậy diện tích hình thang ABCD là 
- Cho học sinh rút ra qui tắc, công thức tính diện tích hình thang. 
- Giáo viên chốt ý: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2. 
 - Công thức: S=
-S là diện tích, a, b là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao.
Hoạt động 2 : Luyện tập. ( 20’)
MT: Rèn học sinh nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải được các bài tập. 
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bài vào vở .
- Giáo viên nhận xét, sửa bài :
Bài 1a: Diện tích hình thang: ( 12+ 8) x 5 : 2 = 50 ( cm2)
 Đáp số: 50 cm2
Bài 1b: Diện tích hình thang : ( 9,4+ 6,6) x 10,5 : 2 = 84 ( m2)
 Đáp số: 84 m2
Bài 2: Tương tự cách hướng dẫn trên 
 - Giáo viên sửa bài :
Bài 2a: Diện tích hình thang :( 9+ 4) x 5 : 2 = 32,5 ( cm2)
 Đáp số: 32,5 cm2
Bài 2b: Diện tích hình thang vuông : ( 7+ 3) x 4 : 2 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 cm2
Bài 3: Tóm tắt: a= 110 m ; b = 90,2 m ;h = trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó?
 -Chiều cao thửa ruộng hình thang :(110+ 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang :
(110+ 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
4.Củng cố : H: Nêu qui tắc và viết công thức hình thang? 
- Nhận xét tiết học. Về học lại bài, chuẩn bị :”Luyện tập”.
- 1HS quan sát, dưới lớp làm theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vài HS trả lời.
- Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
- Vài HS nêu.
- Học sinh nêu bằng lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi, làm bài vào vở, 2 học sinh làm trên bảng, nhận xét, sửa bài.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Theo dõi và sửa bài nếu sai.
KHOA HỌC(37) DUNG DỊCH
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: Cách tạo ra một dung dịch.
	- Kể tên một số dung dịch.
 - Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Chuẩn bị : - Gv: Hình trang 76, 77 SGK. Mỗi học sinh 1 ít đường ( hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ :Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Thực hành tạo ra một dung dịch .(15’)
* MT: Giúp học sinh biết tạo ra một dung dịch.
 - Kể được tên một số dung dịch.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm 4 với SGK, làm thí nghiệm, tạo ra dung dịch đường ( dung dịch muối), quan sát, ghi kết quả vào bảng.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch, đặc điểm của dung dịch
- Nước sôi để nguội, đường, (muối)
- Dung dịch nước đường có vị ngọt.
- Dung dịch nước muối có vị mặn.
- Tiếp tục thảo luận câu hỏi sau: 
H: Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
H: Dung dịch là gì? 
H: Kể tên một số dung dịch mà em biết?
-Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Kết luận: Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó.
-Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất được hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch.
Hoạt động2 : Thực hành ( 15’)
* MT: Học snh nêu được cách tách các chất trong dung dịch
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu quan sát các hình 2,3 trang 77, thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK và làm thí nghiệm: Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
Gv chốt :Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc.
H: Qua thí nghiệm trên, ta có thể làm thế nào để tách các chất lỏng trong dung dịch? 
- Chốt ý: Ta có thể tách các chất lỏng trong dung dịch bằng cách chưng, cất. 
Hoạt động3: Trò chơi :  ... tơ øgiiấy khổ to, bút dạ để học sinh làm bài tập 2, 3
 III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định : Nề nếp.
 2. Bài cũ: Luyện tập tả người. ( dựng đoạn mở bài)
 H: Có mấy kiểu mở bài? Hãy nhắc lại nội dung từng kiểu mở bài? 
 3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:.Củng cố cách mở bài ở lớp 4.( 7’)
MT: Củng cố kiến thức dựng đoạn kết bài.
H: Ta đã học những kiểu kết bài nào ở lớp 4? Nêu nội dung của từng kiểu kết bài?
-Giáo viên nhận xét, chốt ý ghi bảng.
-Có hai cách kếtû bài: 
+ Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
Hoạt động 2:.Luyện tâp( 10’)
MT: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu : mở rộng và không mở rộng.
- Gọi 1HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT1.
Một học sinh đọc yêu cầu đề và đoạn kết bài a.
Một học sinh đọc yêu cầu đề và đoạn kết bài b.
H : Hai đoạn kết bài a và b có gì khác nhau?
-Giáo viên theo dõi, nhận xét, bổ sung, chốt ý.
+ Đoạn kếtû bài a: Kết bài theo kiểu không mở rộng: Tiếp nối lời tả về ba, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+ Đoạn kết bài b: Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội. 
Hoạt động 3:.Luyện tâp viết kết bài.( 15’)
MT: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu : mở rộng và không mở rộng.
- Gọi 1 vài HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT2 và đọc lại 4 đề văn ở bài tập 2 tiết luyện tập văn tả người ( dựng đoạn mở bài)” Tả một người thân trong gia đình em; tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em; Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em thích. 
- Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài.
+ Chọn một trong 4 đề để viết đoạn kếtû bài. Chú ý chọn đề nói về người mà em có tình cảm với người ấy nhất. 
+ Suy nghĩ để hình thành ý. 
- Cho một số học sinh nêu tên đề bài mình chọn.
- Cho học sinh viết kết bài theo hai kiểu mở rộng vàkhông mở rộng.
- Cho học sinh lần lượt đọc bài của mình, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV lắng nghe, cùng học sinh nhận xét để hoàn thiện các đoạn kết bài. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
+ Cho 3 học sinh dán mở bài của mình lên bảng.
- GV cùng học sinh nhận xét để hoàn thiện các đoạn kết bài. 
H: Kể tên các kiểu kết bài và nội dung từng kiểu?
- Giáo viên chốt có hai kiểu kếtû bài:
+ Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
4. Củng cố: H: Nhắc lại 2 kiểu kết bài? Nhận xét tiết học. Về nhà tập viết lại đoạn kết bài, chuẩn bị:”Viết bài văn tả người”.
-1 vài em trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-1HS đọc đề, nêu yêu cầu BT1.
- 2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 vài học sinh lần lượt nhắc lại.
-1 vài HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT2.
- Học sinh lắng nghe và tự chọn một đề cho mình.
- Học sinh nghe và tự lựa chọn ý để trả lời.
- Ba học sinh viết vào giấy lớn, cả lớp viết vào vở.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh , nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết).NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục đích yêu cầu : Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực trình bày theo thể văn xuơi.
 -Làm được bài tập 2, BT ( 3 )a/ b 
 - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 3. HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Hướng dẫn nghe - viết. ( 20’)
MT: Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài viết chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 1 lượt
H-Bài chính tả cho em biết điều gì? 
- Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nuớc nổi tiếng của Việt Nam.
H-Nêu câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở của Nguyễn Trung Trực trước lúc hi sinh?
-“ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
H-Cho học sinh đọc thầm đoạn văn , nêu những tên riêng cần viết hoa?
b) Viết chính tả:- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài.
c) Chấm chữa bài:- Treo bảng phụ - HD sửa bài.
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
- Nhận xét chung.
 Họat động 2 : Luyện tập . ( 15’)
MT: Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( r/ gi/ d) hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, nhắc học sinh ghi nhớ: 
+ ô 1 là chữ r, d hoặc gi
+ ô 2 là chữ o hoặc ô; sau đó làm bài tập vào vở. 
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
 Bài 2: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ:
Bài 3a :- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 Tìm tiếng bắt đầu bàng r, d hay gi thích hợp với mỗi ô trống trong bài : Làm việc cho cả ba thời.
- Sửa bài, nhận xét.
Cho hai học sinh đọc lại chuyện vui sau khi đã điền.
4.Củng cố: - Cho cả lớp xem những bài viết đẹp.
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài : Cánh cam lạc mẹ
-1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Lắng nghe soát lỗi.
- HS đổi vở đối chiếu trên bảng phụ soát bài, báo lỗi, sửa lỗi. 
- Lắng nghe.
- 2 HS nêu yêu cầu, lớp làm bài vào vở.
- 2 HS sửa bài, lớp theo dõi thực hiện chấm đúng / sai.
- 2 HS nêu yêu cầu, lớp làm bài vào vở.
- 2 HS sửa bài, lớp theo dõi
 Âm nhạc: Học bài hát : Hát Mừng
I/ Mục tiêu: Biết đây labia hát dân ca .
 Biết làm theo giai điệu và lời ca.
 Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
. - Tranh ảnh minh hoạ bài Hát mừng.
III. Hoạt động dạy học:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi nội dung
GV chỉ định
GV hướng dẫn
GV thực hiện
GV hỏi
GV hướng dẫn
GV thực hiện
GV chỉ định
GV hướng dẫn
GV điều khiển
GV yêu cầu
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV chỉ định 
GV dặn dò
Học hát: Hát mừng
1. Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ. 
	2. Đọc lời ca
- HS đọc lời ca
- Chia bài thành 4 câu hát
- Cả lớp đọc lời ca theo tiết tấu 
	3. Nghe hát mẫu:
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
	4. Khởi động giọng
	5. Tập hát từng câu
-GV hát từng câu và bắt nhịp cho HS hát.
- Bắt nhịp (1-2) HS hát
- HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát, GV lắng nghe 
- HS tập các câu tiếp theo tương tự.
- HS hát nối các câu hát
	6. Hát cả bài
- HS hát cả bài.
- HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt
- HS tập hát thể hiện sắc thái rộn ràng, tha thiết của bài hát .
	7. Củng cố, kiểm tra
- HS trình bày bài hát theo nhóm.
- HS học thuộc lời ca và tìm một vài động tác phụ hoạ cho bài hát
HS ghi bài
1-2 HS thực hiện
HS thực hiện
HS thực hiện
HS nghe bài hát
1- 2 HS nêu
HS hát 
1-2 HS thực hiện
HS sửa chỗ saiHS tập câu tiếp
HS thực hiện
HS hát cả bài
HS sửa chỗ sai
HS thực hiện
HS xung phong
HS ghi nhớ
 HOẠT ĐỘNG LỚP TUẦN 19
I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
 - Có ý thức tổ chức kỉ luật.
II-Đánh giá nhận xét tuần 19: 1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 19
* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Đa số các em có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Song bên cạnh vẫ còn một số bạn vệ sinh còn hạn chế cần phải khắc phục ngay : 
Học tập : Các em đã có ý thức chuẩn bị đầy đủ sách, vở cho học kì II, đã có ý thức trong học tập . Bên cạnh đó còn một học sinh yếu cần phải cố gắng nhiều hơn.
2-Kế hoạch tuần 20:
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều sao chiến công.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền qui định của nhà trường.
 Thực hiện tốt công tác tuần tới.
 Tuần 19
Thứ
Mơn
 Tên bài giảng
Hai
Chào cờ 
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
*Chào cờ đầu tuần
Người cơng dân số 1
Diện tích hình thang
Dung dịch
Em yêu quê hương
Ba
Thể dục
Kể chuyện
Tốn
Luyện từ& câu
Lịch sử
Trị chơi : Lị cị tiếp sức
Chiếc đồng hồ
Luyện tập
 Câu ghép
Chiến thắng L/S Điện Biên Phủ
Tư
Tập đọc
Tập làm văn
Tốn
Địa lí
Kĩ thuật
Người cơng dân số một ( TT )
LT tả người ( dựng đoạn mở bài )
Luyện tập chung
Châu Á
Nuơi dưỡng gà
Năm
Thể dục
Luyện từ& câu
Tốn
Khoa học
Mỹ thuật
Tung và bắt bĩng
Cách nối các vế câu ghép
Hình trịn – Đường trịn
Sự biến đổi hĩa học
Vẽ tranh: “ Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân”
Sáu
Tốn
Tập làm văn
Âm nhạc
Chính tả
HĐTT
Chu vi hình trịn
Luyện tập tả người ( dựng đoạn kết bài )
Hát mừng ( dân ca Hrê Tây Nguyên lời Lê Hồn)
Nghe viết: (Nhà yêu nước; nguyễn Trung Trực)
SHTT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 19CKTKN 20102011.doc