Giáo án dạy tuần 25 - Trường Tiểu học Hiệp Cường

Giáo án dạy tuần 25 - Trường Tiểu học Hiệp Cường

Toán

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II

I . / MỤC TIÊU :

 Tập trung vào việc kiểm tra:

- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.

- Nhận dạng, tính diện tích,thể tích một số hình đã học.

II . / CHUẨN BỊ :

- GV : Đề kiểm tra.

- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn

III . / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

1. Ổn định tổ chức :

- KT sĩ số lớp .

 

doc 37 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 25 - Trường Tiểu học Hiệp Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011
	Toán
Kiểm tra định kì giữa học kì II
I . / Mục tiêu :
 Tập trung vào việc kiểm tra:
- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt. 
- Nhận dạng, tính diện tích,thể tích một số hình đã học.
II . / Chuẩn bị :
- GV : Đề kiểm tra.
- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn
iii . / các hoạt động dạy – học :
1. ổn định tổ chức :
- KT sĩ số lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
? KT Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
- Giáo viên phát đề.	- Học sinh nhận đề.
- Học sinh làm bài.
Đề bài: sgk (208)
Phần I: Trắc nghiệm: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Bài1: Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh của cả lớp.
	A. 18%	B. 30%	C. 40%	D. 60%
Bài 2: Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
	A. 10	B. 20	C. 30	D. 40
Bài 3: Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. 
Trong 100 học sinh đó, số học sinh thich bơi là:A. 12 học sinh	C. 15 học sinh
B. 13 học sinh	D. 60 học sinh.
Bài 4: Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
Bài 5: Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây là:
Phần II: 
Bài 1: Viết tên của mỗi hình sau vào chỗ chấm:
Bài 2: Giải bài toán.
	Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10 m, chiều rộng 5,5 m, chiều cao 3,8 m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6 m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 3m3. 
* Hướng dẫn đánh giá:
Phần I: (6 điểm) 
	Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3 được 1 điểm; của các bài 4, 5 được 1,5 điểm. Kết quả là:
	Bài 1: khoanh vào D
	Bài 2: khoanh vào D
	Bài 3: khoanh vào C
	Bài 4: khoanh vào A
	Bài 5: khoanh vào C
Phần II: (4 điểm)
	Bài 1: (1 điểm)
	Viết đúng tên mỗi hình được 0,25 điểm
	Bài 2: (3 điểm)
	- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của phòng học được 1 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng một số người có thể nhiều nhất trong phòng học được 1 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng số học sinh có thể nhiều nhất trong phòng học và nêu đáp số đúng được 0,5 điểm.
4. Củng cố :
- Thu bài nhắc lại ý chính, nhận xét. 
5. Hướng dẫn về nhà :
- HDVN: Về học, ôn g kiểm tra.
Tập đọc
PHONG CảNH ĐềN HùNG
 (Theo Đoàn Minh Tuấn)
I . / Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào,ca ngợi . 
- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II . / Chuẩn bị :
- GV: ảnh tư liệu, tranh minh họa
- HS: SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
HOạT ĐộNG CủA THày
HOạT ĐộNG CủA TRò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu nội dung bài “Hộp thư mật ” ?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyên đọc 
- Gọi HS đọc bài.
- GV đưa ra tranh minh họa 
- Bài chia mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- GV kết hợp giúp HS hiểu và đọc đúng từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc câu dài. 
- Đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu 
Tìm hiểu bài 
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
- Hãy kể những điều em biết về các Vua Hùng ?
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? 
- Hãy kể tên các truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc? 
- Em hiểu câu “Dù ai đi ngược về xuôi ....” là thế nào ?
- Nêu ý nghĩa của bài 
Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp. 
- Tìm giọng đọc toàn bài ?
- HD HS luyện đọc đoạn “Lăng của các ...xanh mát ”:
 - Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố :
- GV tổng kết giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS khá đọc bài 
- HS quan sát tranh
- 3 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài 
- Luyện đọc theo cặp 
- Cả lớp theo dõi.
- ... cảnh đền Hùng. Cảnh thiên nhiên núi Nghĩa Lĩnh. Nơi thờ các vua Hùng tổ tiên chung của dân tộc VN.
- Các vua Hùng là những người lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, cách ngày nay khoảng 4000 năm. 
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Điệp, xa xa là núi Sóc Sơn. 
- Sơn Tinh Thủy tinh 
 An Dương Vương 
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 
- HS nêu.
- HS nối tiếp nhau đọc bài 
- HS nêu giọng đọc 
- HS luyện đọc.
- 2 HS ngồi liền nhau luyện đọc.
- Các cặp thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm 
Địa lí
Châu phi
I . / Mục tiêu :
- Mô tả được sơ lược vị trí ,giới hạn châu Phi :
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu á,đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục .
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình,khí hậu :
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên .
+ Khí hậu nóng và khô
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van .
- Sử dụng quả địa cầu,bản đồ , lược đồ nhận biết vị trí,giới hạn lãnh thổ châu Phi .
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ(lược đồ).
 HS khá,giỏi :
 Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất Thế giới : vì nằm trong vành đai nhiệt đới,diện tích rộng lớn,lại không có biển ăn sâu vào đất liền .
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi .
II . / Chuẩn bị :
	- GV: + Lược đồ, bản đồ; Quả địa cầu
	+ Phiếu học tập 
	- HS: SGK, Vở bài tập.
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu các nét chính về châu á?
- Hãy nêu những nét chính về châu âu?
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài 
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn :
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
? Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất?
? Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
? Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
? Tìm số đo diện tích của châu Phi.
? So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
GVKL ( Vừa chỉ bản đồ , vừa nêu): Châu Phi có DT: 30 triệu km2 , đứng thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ. Diện tích này gấp 3 lần diện tích châu âu. Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến,lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam. Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải; Phía tây và tây nam giáp Đại tây Dương; Phía Đông bắc, đông và Đông Nam giáp với ấn Độ 
Dương
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu phi 
? Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
 ? Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
 ? Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
 ? Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
 ? Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
 ? Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
 ? Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
GVKL: Châu Phi là nơi có địa hình 
tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên.Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa- van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn- gô là có rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều khó phát triển.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu 
- HS quan sát 
- HS đọc SGK 
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam 
- Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: 
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ;Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với ấn Độ Dương.Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương . 
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi .
- HS đọc SGK
- Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS quan sát 
- Đại bộ phận lục đại châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Các cao nguyên: Ê-to-ô-pi, Đông Phi..
- Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn Gô, Dăm be-di
- Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới -> sông ngòi không có nước -> cây cối, động thực vật không phát triển được.
- Xa-van có ít mưa -> đồng cỏ và cây bụi phát triển -> là thức ăn cho động vật ăn cỏ -> động vật ăn cỏ phát triển.
Khoa học
ÔN TậP: VậT CHấT Và NĂNG LƯợNG (Tiết 1)
I . / Mục tiêu :
 Ôn tập về :
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát,thí nghiệm .
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng .	
II . / Chuẩn bị :
- GV: Hình vẽ trang 101, 102 
- HS : SGK 
iii . / các hoạt động dạy – học :
HOạT ĐộNG CủA THày
HOạT ĐộNG CủA THàY
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu 1 số biện pháp để phòng tránh bị điện giật?
- Vì sao cần sử dụng năng lượng điện một cách hợp lí?
- Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện? 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ”
+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Cử trọng tài 
+ Bước 2: Tiến hành chơi 
- GV lần lượt đọc các câu hỏi từ 1 đến 6 như trang 100, 101 SGK
- GV chốt lại đáp án đúng sau mỗi lượt các nhóm giơ thẻ
- Đối với câu hỏi số 7, GV cho các nhóm lắc chuông để giành quyền trả lời.
4. Củng cố :
- GV tổng kết 
5. Hướng dẫn về nhà :
- Tiếp tục ôn tập chuẩn bị bài sau.
- 3 HS trả lời câu hỏi.
 Lớp theo dõi, nhận xét.
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng.
- Theo dõi
- HS tự cử trọng tài
- Các nhóm theo dõi, thảo luận, lựa chọn đáp án.
 - Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ đáp án nhanh và chính xác.
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời  ... t bài làm của HS, yêu cầu HS giải thích một số trường hợp chuyển đổi
Bài 2: Tính
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 3: Tính
- GV mời HS đọc đề bài toán trong SGK
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS 
* BT phát triển-mở rộng :
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV gọi HS lên làm bài
- GV nhận xét và cho điểm
4. Củng cố :
- GV nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà làm VBT
- Cả lớp hát.
- 2 HS nêu.
HS đọc yêu cầu của bài
- Bài toán yêu cầu chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần
- HS cả lớp làm vào vở
 a. 12 ngày = 288 giờ
 3,4 ngày = 81,6 giờ
 4 ngày 12 giờ = 60 giờ
b. 1,6 giờ = 96 phút
 2 giờ 15 phút = 135 phút
 2,5 phút = 150 giây
 4 phút 25 giây = 265 giây
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính.
- HS cả lớp làm vào vở bài tập
+
2 năm 5 tháng
13 năm 6 tháng
15 năm11 tháng
+
 4 ngày 21 giờ
 5 ngày 15 giờ
 9 ngày 36 giờ
Hay 14 ngày 12 giờ
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
-
a. 4 năm 3 tháng
 2 năm 8 tháng
-
hay 3 năm 15 tháng
 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS theo dõi bài chữa của GV, đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp làm vào vở bài tập
Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau số năm là:
 1961 – 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ
I . / Mục tiêu :
- hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ(ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 BT ở mục III ).
II . / Chuẩn bị :
GV: Giấy khổ to
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt dộng của thầy
Hoạt dộng của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS làm bài 2
- GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Nhận xét.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc bài.
- Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV gọi HS phát biểu
Ghi nhớ
Luyện tập
Bài 1: Mỗi từ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.
- GV cho HS làm việc cá nhân
- GV và cả lớp nhận xét, chấm điểm cho những HS làm bài tốt.
4. Củng cố :
- GV nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- 1 HS làm bài 2
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- HS thảo luận theo cặp
- 1 HS làm trên bảng lớp
Lời giải:
 Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Người.
- 1 HS đọc bài 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
Đáp án:
 Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều những từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài 2 lập lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- 2- 3 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu của bài
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
* Đáp án:
+ Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1).
+ Cụm từ người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
+ Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long (câu 1)
+ Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4)
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn
- HS làm bài tập
- 5, 6 HS đọc kết quả làm bài
Lời giải:
+ nàng (câu 2) thay cho vợ An Tiêm (câu 1)
+ chồng (câu 2) thay cho An Tiêm (câu1)
Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I . / Mục tiêu :
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2) .
- HS khá,giỏi biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT 2,3) . 
II . / Chuẩn bị :
GV: Giấy khổ to, bút dạ
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV cho HS làm bài 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
Bài 2: 
- GV gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa bổ sung
- GV gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- GV cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Gợi ý HS : khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
4. Củng cố :
- GV nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị trước tiết sau
- HS lên bảng làm bài
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng. 
 Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của bài 2.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm của mình, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- HS đọc yêu cầu của bài
- Các nhóm cùng trao đổi phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai: 
+ Trần Thủ Độ
+ Phú nông
+ Người dẫn chuyện
- 3- 5 nhóm diễn kịch trước lớp.
Đạo đức
THựC HàNH kĩ năng GIữA HọC Kì II
I . / Mục tiêu :
 Củng cố cho HS :
- Cần phải yêu quê h	ương, đất nước và có ý thức bảo vệ quê hương đất nước.
- Cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã và vì sao phải tôn trọng UBND xã
(phường).
II . / Chuẩn bị :
- GV: Các tình huống hành vi chuẩn mực 
- HS: SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
HOạT ĐộNG CủA THày
HOạT ĐộNG CủA TRò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu ghi nhớ tiết trước?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Phát triển bài 
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
- GV nêu tình huống : Em gặp một bạn người nước ngoài em sẽ giới thiệu như thế nào khi có những thông tin, sự kiện sau :
 + Ngày 2 -9- 1945
 + Ngày 7-5-1954
 + Ngày 30 - 4 - 1975
 + Bến cảng Nhà Rồng
 + Đảng Cộng sản VN
 + Anh Kim Đồng 
- GV theo dõi, nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm 
 + Nhóm 1: Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách (các bạn) về chủ đề “Em yêu TQ Việt Nam ”
 + Nhóm 2: Bày tỏ mong muốn của mình với UBND xã về vấn đề khen thưởng HS giỏi. 
- GV khen nhóm thực hiện tốt 
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS 
4. Củng cố :
- GV tổng kết 
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc ghi nhớ.
 - HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện giới thiệu theo giả định bạn mình là người nước ngoài. 
Cả lớp nghe và bổ sung.
 Ví dụ : 
 + Ngày 2- 9 1945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày hôm đó ...
 + Ngày 7 - 5 -1954 chiến thắng Điện Biên Phủ ...
- HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai
- Đại diện nhóm lên đóng vai và trình bày mong muốn
- Cả lớp nghe và bổ sung
- HS trình bày tranh vẽ theo nhóm
- Cả lớp xem tranh và trao đổi
- Đọc lại ghi nhớ một số bài
- Học bài và tìm hiểu tiếp
Thể dục
Bật cao – trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
I . / Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
- Thực hiện được động tác bật nhảy lên cao .
- Biết cách phối hợp chạy và bật nhảy( chạy chậm kết hợp bật nhảy lên cao ).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
II . / Địa điểm, phương tiện :
Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, 2- 4 quả bóng
III ./ nội dung và phương pháp :
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học
- GV cho HS khởi động
- Ôn lại một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút
a. Kiểm tra bật cao
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra động tác bật cao
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3- 4 HS
- Cách đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác, bật nhảy tích cực
+ Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, không duỗi thẳng chân khi bật lên cao
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện sai động tác.
b. Chơi trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt.
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút
- GV công bố kết quả kiểm tra, hệ thống lại bài học
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà- bật cao có vật chuẩn để cố gắng tăng cường sức bật 
X x x x x x x
 x x x x x x
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
- HS ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Mỗi HS bật cao 1 lần
- Những HS được GV gọi tên, lên đứng vào vị trí quy định, thực hiện tư thế chuẩn bị, khi có lệnh của GV, HS đồng loạt thực hiện động tác bật cao với 2 tay hoặc 1 tay lên chỗ treo bóng hoặc khăn, khi rơi xuống, 2 chân chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động, 2 tay đưa ra trướcđể giữ thăng bằng, rồi đứng lên.
- Cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1,5 m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6 m
- HS chơi thử
- HS chơi chính thức 1- 2 lần
X x x x x x
 x x x x x
- HS thả lỏng .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5tuan 25cktknchi in.doc