Giáo án dạy tuần 26 - Trường Tiểu học Hiệp Cường

Giáo án dạy tuần 26 - Trường Tiểu học Hiệp Cường

Toán

NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I . / MỤC TIÊU :

 Giúp HS biết :

+Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.

+Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

Bài tập cần làm : Bài 1.

II . / CHUẨN BỊ :

a. GV: Bảng nhóm

b. HS : SGK

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 26 - Trường Tiểu học Hiệp Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 07 tháng 3 năm 2011
Mĩ thuật
( GV mĩ thuật dạy )
Toán
Nhân số đo thời gian với một số
I . / Mục tiêu :
 Giúp HS biết :
+Thực hiện các phép nhân số đo thời gian với một số.
+Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
Bài tập cần làm : Bài 1.
II . / Chuẩn bị :
GV: Bảng nhóm
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
- KT sĩ số lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
 Tính 
3giờ 45 phút +2 giờ 27 phút
5giờ 19 phút- 2giờ45 phút 
- GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài
Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
 Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán 
- Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?
- Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?
 - Yêu cầu HS thảo luận và tự tìm ra cách làm 
- Cho HS nêu cách tính 
- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm 
(như SGK )
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân .
- Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào? 
Ví dụ 2 :
- HS đọc và tóm tắt bài toán
- Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?
- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng làm
- Em có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào?(cho HS đổi)
- GV nhận xét và chốt lại cách làm 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?
Luyện tập 
 Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài 
- GV nhận xét củng cố cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
* BT phát triển-mở rộng :
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập 
+ Để biết bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu, em làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét và chốt cho HS về cách nhân số đo thời gian
4. Củng cố :
- GV nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- 2 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS nêu : 1giờ 10 phút 
- Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3
- HS suy nghĩ , thực hiện phép tính 
- 1-2 HS nêu 
 1giờ 10 phút
 x 3
 3 giờ 30 phút 
- Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm và lên tóm tắt bài toán
- Ta thực hiện phép nhân
3giờ 15 phút x 5
- 3giờ 15 phút
 x 5 
 15 giờ 75 phút 
- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút 
- 75 phút = 1giờ 15 phút 
15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước .
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS hoàn thành bài, 2HS lên bảng chữa bài 
 4 giờ 23 phút 
 x 4
 16 giờ 92 phút 
 = 17 giờ 32 phút 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Ta thực hiện phép nhân lấy 1 phút 25 giây nhân với 3 
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng phụ 
- HS nhận xét và bổ sung 
Tập đọc
Nghĩa thầy trò
 (theo Hà Ân)
I . / Mục tiêu :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II . / Chuẩn bị :
a. GV:Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
b. HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông
và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung bài đọc .
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS luyện đọc. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm và giới thiệu cho HS biết về nội dung tranh minh hoạ
Tìm hiểu bài
 + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng :Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
- Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo 
được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội . 
- Nêu nội dung chính của bài?
Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài.GV cùng HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc
4. Củng cố :
- Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- HS nghe
- 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- 1 -2 HS đọc
- HS luyện đọc theo cặp (2 lượt)
- HS nghe: Cảnh thầy giáo Chu cùng môn sinh đến viếng cụ đồ già
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy..
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu 
trước sân nhà thầy.. dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 +Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thày chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 -3 HS nêu.
- 3 HS nối tiếp luyện đọc diễn cảm bài và tìm ra cách đọc hay. Lớp theo dõi và thống nhất cách đọc chung
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm
Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I . / Mục tiêu :
 Giúp HS:
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II . / Chuẩn bị :
GV: Hình trang 104, 105 (SGK)
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
+ Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: Quan sát 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 104 SGK 
+ Nêu tên cây?
+ Cơ quan sinh sản của cây đó là gì?
+ Cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
+Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
+ Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình SGK
- GV dán tranh hoa sen và hoa râm bụt lên bảng
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy nhị và nhụy của từng loại hoa
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- GV yêu cầu các nhóm cùng quan sát từng bông hoa mà các thành viên mang đến lớp, chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy và phân loại các bông hoa của nhóm thành 2 loại: hoa có cả nhị và nhụy, hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính
- GV vẽ sơ đồ nhị và nhụy hoa lưỡng tính lên bảng
- GV gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn
4. Củng cố :
- GV nhận xét tiết học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- HS quan sát và nối tiếp nhau trả lời
+ H1: Cây dong riềng. 
 H2: Cây phượng
+ Cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng là hoa.
+ Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.
+ Hoa là cơ quan sinh ssanr của cây có hoa.
+ Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa cái.
- HS quan sát hình 3, 4 trang 104
- HS thảo luận theo cặp
- 2 HS tiếp nối nhau lên thao tác với hoa thật hoặc đánh dấu vào hình vẽ trên bảng
- Các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- HS quan sát và vẽ sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính vào vở
- 1 HS lên làm trên bảng lớp
- HS theo dõi.
Địa lí
Châu phi ( Tiếp theo )
I . / Mục tiêu :
Sau bài học HS, có thể:
-Nêu được một số đặc điểm vè dân cư và hoạt động sản xuát của người dân châu Phi:
+Châu lục có chủ yếu là dân cư chủ yếu là người da đen.
+Trồng cay công nghiệp nhiệt đới khai thác khoáng sản.
-Nêu được một số đặc điểm nỏi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
-Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
II . / Chuẩn bị :
a. GV: - Bản đồ kinh tế châu Phi.
 - Tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
b. HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
- Nêu nội dung bài học?
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài. 
b. Phát triển bài
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
+ Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục?
+ Người dân châu Phi chủ yếu là người da gì?
+ Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao?
- GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi?
- Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV giảng, kết luận: Châu Phi có nền kinh tế phát triển chậm nên tình trạng ngời dân châu Phi còn nhiều khó khăn.
 Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
+ Nêu vị trí địa lí của Ai Cập?
+ Sông ngòi, đất đai của Ai Cập như thế nào?
+ Kinh tế của Ai Cập ra sao? Có các ngành kinh tế nào?
 + Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
4. Củng cố :
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau "Châu Mĩ ”
- 2 HS nêu. 
3. Dân cư châu Phi :
+ Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục.
+ Chủ yếu là người da đen.
+ Chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở. 
4. Hoạt động kinh tế :
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận bài.
+ Châu Phi ... ẫn về nhà :
- Dặn HS về ôn bài . Xem trước bài sau.
- HS làm bảng, lớp nhận xét
- 2 em nhắc lại.
- HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe
+ Ta thực hiện phép chia 170 : 4
- 1 HS lên bảng trình bày
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5 km
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu.
- HS nêu: V = S : t
- Vài HS nêu cách tính.
- HS áp dụng quy tắc và tự làm bài 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/giờ
- HS đọc yêu cầu của bài
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đại diện trình bày bài giải.
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5 m/giây
Luyện từ và câu
 Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
I . / Mục tiêu :
- Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT3.
II . / Chuẩn bị :
GV: Ghi bảng phụ bài 1 phần nhận xét; bút dạ, bảng nhóm
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu nghĩ của từ truyền thống và đặt câu với từ đó.
- Nêu một từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến nhân vật lịch sử 
- GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài
Bài 1 
- Cho HS đọc yêu cầu bài (đọc đoạn văn)
- Gợi ý HS đánh số thứ tự câu văn, dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên 
Vương.
? Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Chú ý : Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế, có tác dụng tránh làm trùng lặp và rút gọn văn bản. Còn việc dùng từ đồng nghĩa hoặc dùng từ ngữ cùng chỉ về một đối tượng để liên kết (như đoạn trên) có tác dụng tránh lặp, cung cấp thêm thông tin phụ (làm rõ thêm về đối tượng)
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài 
+ Xác định từ lặp lại 
+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa và cần đọc lại đoạn văn xem có hợp lý không.
- Sử dụng 2 nhóm làm bảng phụ chữa chung cả lớp .
- Gọi HS phát biểu nêu nhận xét về 2 đoạn văn .
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi vài HS giới thiệu: người hiếu học em chọn viết là ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 1 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng. HS khác nhận xét
- Gọi HS đọc đoạn viết 
- GV nhận xét và chấm điểm đoạn viết tốt.
4. Củng cố :
- Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
 - 2 HS lên bảng đặt câu, HS dưới lớp làm vào giấy nháp.
- 1-2 HS nêu .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS hoạt động theo cặp: tìm số câu, những từ ngữ nói về Phù Đổng Thiên Vương (Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người con trai làng Phù Đổng )
+Tác dụng : tránh lặp từ, làm cho diễn đạt sinh động hơn .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Làm việc theo cặp: Tìm từ lặp, thay thế từ 
- HS trao đổi so sánh cách diễn đạt của 2 đoạn văn và nêu kết quả.
VD : (1) Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên ( Thanh Hoá ) .( 2 ) Triệu Thị Trinh xinh xắn , tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ ......
Có thể thay : (2 )_ Người thiếu nữ họ Triệu ...(3 ) Nàng ......
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nêu
- 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở
VD : Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng rất hiếu học ....
- 3-5 HS đọc 
- HS nhận xét bài của bạn
Tập làm văn.
Trả bài văn tả đồ vật
I . / Mục tiêu :
- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. 
II . / Chuẩn bị :
GV : hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
HS : Vở bài tập
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Y/c HS đọc đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại ở giờ trước.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
 Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định đợc đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: ( đầy đủ, hợp lí), 
- Diễn đạt câu, ý.
- Cách dùng từ, dùng hình ảnh để miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
- Hình thức trình bày:
 + Những thiếu sót, hạn chế: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng.
- Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.
- Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá)
Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung .
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS 
chữa.
Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
4. Củng cố :
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt, chữa bài tốt.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Y/c các em về nhà viết lại bài văn tả người để nhận được điểm cao hơn và chuẩn bị bài sau .
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc mẩu chuyện.lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại và suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
- HS đại diện trả lời.
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.
Đạo đức
Em yêu hoà bình ( Tiết 1 )
I . / Mục tiêu :
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày. 
- Yêu hoà bình , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hoà bình.Biết trẻ em có quyền được sống hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II . / Chuẩn bị :
GV: - ảnh minh hoạ sự tàn phá của chiến tranh ...,thẻ màu
HS : SGK
iii . / các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra phần bài học trước. 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
- Cho lớp hát bài hát Trái đất này là của chúng mình 
- Để Trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình chúng ta cần phải làm gì ? 
- GV giới thiệu bài học
b. Phát triển bài
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
- Yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi :
+ Em thấy những gì trong trong các tranh ảnh đó ?
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 37 –38 và thảo luận theo nhóm theo 3 câu hỏi SGK 
- Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày .
- GV kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật...Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ (bài tập 1) 
- Cho HS đọc nội dung bài tập .
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài , yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu 
- Mời một số HS giải thích lý do 
- GV kết luận : Các ý kiến a,d là đúng ; các ý kiến b,c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình .
* Hoạt động 3 : Làm bài tập 2 
- Yêu cầu HS đọc và trao đổi với bạn bên cạnh nêu kết quả trước lớp .
- Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét . 
- GV kết luận : để bảo vệ hoà bình , trước hết mỗi ngời cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ của con người .
* Hoạt động 4 : Làm bài tập 3 .
- Yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm và nêu 
- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, phù hợp khả năng 
Ghi nhớ : 2-3 HS đọc 
4. Củng cố :
- Sưu tầm tranh ảnh, bài báo..về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân VN, thế giới..
- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình 
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- 1 –2 HS nêu
- HS quan sát ảnh tư liệu SGK , tranh ảnh sưu tầm... Nói những gì mình thấy qua tranh ảnh 
- HS nêu những hậu quả của chiến tranh .
( người chết , thương tật,tàn phế, nhà cửa bị phá huỷ..... mọi người cần phải chống chiến tranh bảo vệ hoà bình .. )
- 1-2 HS đọc, lớp theo dõi .
- Bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến 
được nêu ra bằng thẻ màu .
- HS hoạt động theo nhóm: nêu những việc hành động việc làm thể hiện tình yêu hoà bình ( đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác, biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn )
- HS nêu những hoạt động vì hoà bình mà em biết ( a,b ,đ, g )
- HS theo dõi.
- HS thảo luận tích cực
- 2 -3 HS đọc
Thể dục
Môn tự chọn 
Trò chơi : “chuyền và bắt bóng tiếp sức”
I . / Mục tiêu :
Thực hiện được động tỏc tõng cầu bằng đựi,chuyển cầu bằng mu bàn chõn( hoặc bất cứ bằng bộ phận nào).
Thực hiện nộm búng 150 gam trỳng đớch cố định và tung búng bằng một tay,bắt búng bằng hai tay; vặn mỡnh chuyển búng từ tay nọ sang tay kia.
Biết cỏch chơi và tham gia chơi được’
II . / Địa điểm, phương tiện : 
- Trên sân trường, vệ sinh, an toàn nơi tập 
- Bóng đủ cho các em
III . / nội dung và phương pháp :
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 6- 10 phút
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
- Lớp chạy chậm thành vòng xung quanh sân tập
- Khởi động
- Chơi trò chơi" Nhảy lướt sóng"
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút
a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng đùi
- GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác
- Chia tổ cho HS tập luyện, GV quan sát và sửa sai cho HS
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân
- GV nêu tên động tác, nhắc lại những điểm cơ bản của động tác và cho HS tập
b) Chơi trò chơi: "Chuyền và bắt bóng tiếp sức"
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và giải thích cho HS 
- Tổ chức cho HS chơi
3. Phần kết thúc: 4- 6 phút
- Thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS tập hợp 2 hàng ngang
Cán sự cho lớp chào, báo cáo.
* x x x x x x
 x x x x x x
- Lớp chạy chậm 
- HS khởi động xoay các khớp
- GV tổ chức cho HS chơi, tập luyện.
- HS quan sát và tập theo đội hình hàng ngang. Ôn chuyền cầu bằng đùi và bằng mu bàn chân
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định
- Thi đua giữa các tổ với nhau một lần
- Cả lớp tập củng cố, cán sự lớp điều khiển.
- HS chơi thử 1-2 lần. HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi
- GV quan sát, nhận xét, biểu 
dương.
- Lớp thực hiện: cúi, nhảy thả lỏng cơ thể.
- HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5tuan 26cktknchi in.doc